Thứ nhất, khái quát sự kế thừa và phát triển các quy định của pháp luật về điều kiện thành lập DNTN
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990 thì: Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi có quyền thành lập doanh nghiệp tư nhân (Điều 1); người mất trí, người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị kết án tù mà chưa được xoá án, thì không được phép thành lập doanh nghiệp tư nhân (Điều 6); nghiêm cấm viên chức tại chức trong bộ máy Nhà nước, các sĩ quan tại ngũ trong các lực lượng vũ trang nhân dân thành lập doanh nghiệp tư nhân (Điều 7). Các quy định này cho thấy DNTN chỉ được thành lập khi có sự cho phép của nhà nước. Các quy định trên đã được sửa đổi bổ sung trong Luật Doanh nghiệp năm 1999, 2005, 2014, 2020 theo hướng ngày càng thông thoáng hơn về điều kiện thành lập DNTN: Đó là quy định DNTN thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh, chứ không phải xin giấy phép kinh doanh như quy định trong Luật trước đây.
Khoản 1 Điều 183 Luật doanh nghiệp 2014 quy định: “Doanh nghiệp tư
nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp”. Ngay từ quy
định này tính chất một chủ của DNTN đã được khẳng định rất rõ ràng. Cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài thỏa mãn các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật doanh nghiệp 2014 thì đều có quyền thành lập DNTN. Đây là quy định mới của Luật doanh nghiệp 2005 và được Luật doanh nghiệp 2014 kế thừa, bởi các văn bản trước đó như Luật Doanh nghiệp 1999 và Luật Đầu tư
nước ngoài (năm 1996 và sửa đổi năm 2000) quy định: cá nhân Việt Nam thành lập doanh nghiệp một chủ thì đó là DNTN, còn cá nhân nước ngoài thành lập doanh nghiệp một chủ thì doanh nghiệp đó là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài.
Khoản 3 Điều 183 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định: Mỗi cá nhân chỉ
được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.
Pháp luật quy định mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một DNTN là bởi vì cá nhân là chủ DNTN phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng tất cả tài sản của mình về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nên tài sản cá nhân khó hoặc không thể đảm bảo cho nhiều doanh nghiệp hoạt động cùng một lúc. Do đó, để đảm bảo quyền lợi cho khách hàng và đối tác, kể cả chủ nợ của DNTN, luật chỉ cho phép mỗi cá nhân chỉ được thành lập một DNTN.
Điểm này cũng được xem là sự hạn chế tiếp theo về điều kiện thành lập DNTN, nhưng nó phù hợp với thực tế hiện tại khi thành lập doanh nghiệp, bởi vì chế độ trách nhiệm tài sản của chủ DNTN là chế độ chịu trách nhiệm vô hạn, cho nên khi thành lập doanh nghiệp thì chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trong việc kinh doanh của công ty của mình mà đáp ứng không đầy đủ việc kinh doanh của chính mình thì chủ DNTN không được phép thực hiện những điều như trên.
Khoản 4 Điều 183 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định: Doanh nghiệp tư
nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Điều 188. Luật Doanh nghiệp 2020 tiếp tục tái khẳng định các quy định trên của Luật Doanh nghiệp 2014
Pháp luật quy định như trên là do trong quá trình hoạt động, DNTN phải tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh
nghiệp; vì vậy, đây là mô hình doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân riêng biệt để tham gia vào các doanh nghiệp có sự tách bạch về tài sản cá nhân và tài sản công ty như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần hay công ty hợp danh.
Sở dĩ quyền góp vốn của chủ DNTN được quy định như trên là bởi chủ DNTN thì phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng tất cả tài sản của mình về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Quy định này nhằm đảm bảo quyền lợi của khách hàng và đối tác, kể cả chủ nợ của các doanh nghiệp nên pháp luật quy định mỗi cá nhân chỉ được thành lập một DNTN.
Như vậy, từ quy định của Điều 183 Luật Doanh nghiệp 2014 và Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020 cho thấysự thống nhất trong nhận thức về DNTN của cả hai văn bản Luật Doanh nghiệp này.
Thứ hai, có thể khái quát nội dung quy định của pháp luật về điều kiện thành lập DNTN
Một là, điều kiện chung về thành lập DNTN:
Điều kiện về tên doanh nghiệp: Tên DNTN phải đảm bảo không bị trùng, không gây nhầm lẫn đối với doanh nghiệp khác trên phạm vi cả nước, Tên doanh nghiệp bao gồm 3 loại tên: Tên công ty tiếng Việt, Tên công ty tiếng nước ngoài, và tên công ty viết tắt.
Điều kiện về trụ sở chính của doanh nghiệp: Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, quận,huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Điều kiện về ngành nghề kinh doanh: Ngành nghề kinh doanh phải đảm
ngành, không bị cấm đầu tư kinh doanh.
Điều kiện về vốn đầu tư: Đủ vốn đầu tư phù hợp với quy mô kinh doanh
và ngành nghề kinh doanh, trường hợp quy định về vốn pháp định thì vốn đầu tư phải lớn hơn hoặc bằng vốn pháp định, là điều kiện bắt buộc để thành lập DNTN.
- Chủ doanh nghiệp: Không vi phạm điều 13 Luật doanh nghiệp 2014.
Hai là, điều kiện riêng:
- Điều kiện về chủ thể trực tiếp thành lập và quản lý DNTN: i) Do một
cá nhân duy nhất là cá nhân Việt Nam hoặc cá nhân nước ngoài đầu tư vốn, thành lập và làm chủ có nghĩa là DNTN là doanh nghiệp thuộc sở hữu của một chủ. Tất cả các cá nhân đều có quyền thành lập DNTN trừ những cá nhân không có quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam; ii) Mỗi cá nhân chỉ được làm chủ một DNTN; DNTN không có tư cách pháp nhân; iii) Chủ DNTN là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; có toàn quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật; có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp, thì chủ DNTN vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Thứ ba, về trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh: Đây là một đảm bảo
pháp lý quan trọng giúp các bạn hàng của chủ DNTN biết được người giao dịch với mình có đủ tư cách pháp lý để tham gia vào các quan hệ kinh tế hay không. Khi đó, khách hàng dễ dàng xác định mối quan hệ kinh doanh của mình với DNTN, giảm thời gian và chi phí trong khâu tìm kiếm bạn hàng.
Thứ tư, Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân: Theo Luật Doanh Nghiệp
nghị đăng ký doanh nghiệp; bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của chủ doanh