Giải pháp hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp tư nhâ nở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về doanh nghiệp tư nhân ở việt nam hiện nay (Trang 80)

nghiệp tư nhân ở Việt Nam

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam Việt Nam

3.2.1.1. Hoàn thiện các quy định về thành lập doanh nghiệp tư nhân

Một là, cần quy định chi tiết về những nội dung cấm trong đặt tên doanh

nghiệp. Việc quy định về tên doanh nghiệp đã được Luật hóa tại Điều 38,39 Luật Doanh nghiệp năm 2014 và Chương III Nghị định số 78/2015/NĐ-CP, và tái khẳng định trong Luật Doanh nghiệp năm 2020: cụ thể cấm đặt tên doanh nghiệp trong các trường hợp: Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.Tuy nhiên, việc xác định cụ thể các từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc thì không có căn cứ rõ ràng. Những quy định chung chung như trên đã gây ra nhiều lúng túng cho nhà đầu tư lẫn cơ quan quản lý, dẫn đến sự từ chối “tùy tiện” của cơ quan quản lý trong cấp đăng ký DN, chưa đảm bảo quyền tự do thành lập DN, trong đó có quyền đặt tên cho doanh nghiệp của nhà đầu tư.

Hai là, cần có quy định thống nhất giữa Luật Doanh nghiệp năm và các

hà cho người dân muốn khởi nghiệp; phòng ngừa việc lợi dụng sự thiếu thống nhất, bất cập của pháp luật để nhũng nhiễu, trục lợi của cơ quan, cá nhân trong quá trình thẩm định, cấp phép thành lập DNTN. Đồng thời, tránh tình trạng kê khai không chính xác các thông tin trong hồ sơ đăng ký kinh doanh. Cụ thể: Để xác định được địa chỉ trụ sở giao dịch của doanh nghiệp, khi quy định về nội dung của giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, pháp luật hiện hành đã quy định người đăng kí doanh nghiệp phải tiến hành kê khai địa chỉ trụ sở chính của mình. Tuy nhiên, trên thực tế, đã có không ít trường hợp người đăng kí thành lập doanh nghiệp đã kê khai không đúng địa chỉ như: Ghi địa chỉ ở một nơi nhưng thực tế đặt trụ sở chính tại một nơi khác; lấy địa chỉ nhà riêng của người khác hoàn toàn không liên quan đến doanh nghiệp làm địa chỉ trụ sở chính cho công ty mình hoặc lấy địa chỉ nhà chung cư (có mục đích để ở) làm địa chỉ trụ sở chính của DN. Chính điều này đã khiến các cơ quan nhà nước (như cơ quan thuế, công an,…) khó liên hệ công tác và kiểm soát, sinh ra các hệ lụy “dở khóc dở cười”. Bên cạnh đó, hiện tượng lấy địa chỉ nhà chung cư (có mục đích để ở) làm địa chỉ trụ sở chính của DNTN là hành vi vi phạm pháp luật về nhà ở. Bởi lẽ, tại Khoản 11, Điều 6 Luật Nhà ở năm 2014 có quy định nghiêm cấm việc “sử

dụng căn hộ chung cư vào mục đích không phải để ở…”. Do đó, nhà chung cư

có mục đích để ở không được phép sử dụng làm địa chỉ trụ sở chính của DNTN. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do pháp luật doanh nghiệp hiện hành trao cho người đăng kí toàn quyền kê khai địa chỉ mà thiếu xác minh đối chiếu. Tức là, thực hiện theo thủ tục “tiền buông hậu kiểm”, đến khi có vấn đề xảy ra thì cơ quan chức năng rất khó có thể liên lạc được với DN.

Từ đó cho thấy, để khắc phục việc kê khai địa chỉ không đúng với thực tế, không phù hợp quy định của pháp luật thì khi thực hiện thủ tục đăng kí thành lập DNTN, pháp luật cần bổ sung quy định người tiến hành thủ tục đăng kí doanh nghiệp phải xuất trình giấy tờ chứng minh tính xác thực về địa chỉ trụ sở chính và phải chịu trách nhiệm về tính phù hợp với quy định của pháp luật đối

với địa chỉ đó. Đồng thời, cơ quan đăng kí kinh doanh cần tiến hành hậu kiểm để kiểm tra xem doanh nghiệp có đặt trụ sở chính đúng với địa chỉ đã đăng kí hay không để có hướng xử lý kịp thời.

Ba là, bổ sung quy định pháp luật về xác định tài sản kinh doanh của

DNTN để ngăn chặn tình trạng rửa tiền (sân sau) của các quan chức tham nhũng; đồng thời ngăn chặn tình trạng khai khống tài sản trong quá trình đăng ký thành lập DNTN và kinh doanh.

Bốn là, bổ sung quy định nhằm làm rõ mối quan hệ giữa chủ DNTN và

người quản lý, điều hành DNTN để xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên.

3.2.1.2. Hoàn thiện các quy định về vốn của doanh nghiệp tư nhân

Thứ nhất, Luật Doanh hiện hành chưa có quy định rõ ràng, cụ thể về

trách nhiệm liên đới khi định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế của tài sản tại thời điểm góp vốn. Vì vậy, cần hoàn thiện các quy định về trách nhiệm liên đới khi định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế của tài sản tại thời điểm góp vốn; cần phải quy định các căn cứ xác định mức độ chịu trách nhiệm cụ thể mà chủ sở hữu, các thành viên Hội đồng thành viên, các cổ đông sáng lập, các thành viên Hội đồng quản trị, người góp vốn phải gánh chịu khi định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế của tài sản tại thời điểm góp vốn để bảo đảm tình nghiêm minh của pháp luật trong thực thi trách nhiệm liên đới định giá tài sản.

Thứ hai, cần hoàn thiện các quy định tạo cơ sở pháp lý để có sự phối hợp

của cả 3 nhà gồm Nhà nước, nhà doanh nghiệp và nhà băng (ngân hàng) trong việc tạo điều kiện cho DNTN tiếp cận vốn và sử dụng vốn có hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Đối với nhà băng: Pháp luật phải quy định rõ về điều kiện để nhà băng

cho DNTN vay thế chấp dựa trên ý tưởng, phương án sản xuất, kinh doanh. Bởi tại nhiều nước phát triển, hình thức này đã được áp dụng từ lâu nhằm thúc đẩy khởi nghiệp, kích thích sáng tạo của DNTN. Quy định rõ về điều kiện Nhà băng

có thể thực hiện các phương thức cho vay mới, các gói cho vay linh hoạt, thậm chí là hỗ trợ, định hướng cho các đơn vị khởi nghiệp. Quy định rõ về trách nhiệ của các tổ chức tài chính, tín dụng, bảo hiểm cần có sự tương tác, bọc lót cho nhau, hướng tới hỗ trợ DNTN tiếp cận vốn.

Từ phía Nhà nước, cần hoàn thiện các quy định để có cơ sở pháp lý nới

lỏng các khuôn khổ chính sách, pháp lý, khuyến khích khởi nghiệp, kích thích sáng tạo.

Đối với doanh nghiệp, hoàn thiện các quy định về trách nhiệm minh bạch

hơn trong quản trị, đặc biệt trong sử dụng các nguồn vốn. Bởi tín dụng chính là niềm tin. Nếu không minh bạch, niềm tin sẽ khó đạt được, để khắc phục lý do các quỹ hỗ trợ, ngân hàng nói không với DNTN ở nước ta hiện nay do mất niềm tin vào khả năng quản trị của DNTN.

3.2.1.3. Hoàn thiện các quy định về quản lý doanh nghiệp tư nhân Thứ nhất, cần hoàn thiện pháp luật về công khai, minh bạch hóa thông tin trong quản trị DNTN để đảm bảo cho sự tuân thủ pháp luật của DNTN, góp

phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về DNTN của các cơ quan quản lý nhà nước, tạo sự an toàn cho các hoạt động kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp và đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm thông tin của các tổ chức, cá nhân có nhu cầu; đồng thời, nâng cao yêu cầu công khai hóa thông tin đối với DNTN, đặc biệt đối với các thông tin về quản lý và giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi của DNTN.

Thứ hai, hoàn thiện các quy định về trách nhiệm của cơ quan quản lý DNTN:

- Trách nhiệm cập nhật thông tin đầy đủ về DNTN hiện đang hoạt động trên trang điện tử. Xây dựng một giao diện thân thiện, dễ dàng cho việc tra cứu và tìm kiếm thông tin, từ đó phát huy tính chủ động của doanh nghiệp trong việc tìm kiếm đối tác trong kinh doanh. Cập nhật liên tục tình hình biến động của các DNTN; cập nhật đầy đủ số liệu cho người dân và doanh nghiệp hoặc

những người có quyền và nghĩa vụ liên quan thuận lợi trong việc tra cứu, tìm hiểu.

- Trách nhiệm tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kiến thức về đăng ký kinh doanh tới người dân nhằm giúp họ hiểu biết rõ hơn các giấy tờ cũng như trình tự, thủ tục khi thành lập DNTN.

- Rà soát và hoàn thiện các quy định pháp luật về DNTN nhằm đảm bảo tính thống nhất, không chồng chéo trong quá trình thực hiện pháp luật DNTN; hạn chế tiến tới loại bỏ khả năng, cơ hội làm khó dễ người dân của các cán bộ, công chức cơ quan đăng ký kinh doanh. Hệ thống pháp luật cần sửa đổi theo hướng tạo ra sự bình đẳng giữa người lao động và người sử dụng lao động, tạo cơ sở pháp lý cho lòng tin của chủ DNTN với lao động làm thuê, đặc biệt là ở những vị trí cấp cao; ban hành những quy định pháp luật về việc thuê quản lý DNTN. Điều này sẽ góp phần hạn chế phương thức quả trị gia đình trong DNTN.

- Hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn ứng dụng khoa học công nghệ, khai thác cơ hội của cách mạng công nghiệp 4.0. Cần đưa ra những chính sách khuyến khích phát triển, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển giao công nghệ mới. Áp dụng những nền tảng công nghệ mới, đơn giản như sử dụng với điện thoại thông minh, máy tính cá nhân và mạng Internet vào việc tích hợp dữ liệu con người, quảng bá sản phẩm, tăng hiệu suất tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ. Hay những nền tảng phức tạp hơn như khoa học robot, dữ liệu lớn (Big data), công nghệ in 3D cho phép, vật liệu mới. Cùng với đó, tập trung chất lượng đào tạo nghề, phát triển đội ngũ lao động có trình độ cao, làm chủ được khoa học - công nghệ, có kỹ năng lao động, tác phong đổi mới, sáng tạo.

3.2.1.4. Hoàn thiện các quy định về cho thuê, bán doanh nghiệp tư nhân Thứ nhất, hoàn thiện quy định cho thuê doanh nghiệp tư nhân

Việc cho thuê DNTN, pháp luật hiện hành đã có quy định cụ thể tại Điều 186 Luật doanh nghiệp năm 2014, Điều 191 Luật doanh nghiệp năm 2020.

Nhưng vẫn còn một số vướng mắc nên như: Chưa có quy định trình tự, thủ tục cấp giấy phép đối với doanh nghiệp thay đổi địa chỉ trụ sở chính từ tỉnh, thành phố này sang tỉnh, thành phố khác; chưa có quy định về trách nhiệm của các ngân hàng thương mại khi vi phạm quy định về việc ký quỹ hoạt động cho thuê lại Doanh nghiệp; trách nhiệm phối hợp kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện ký quỹ hoạt động cho thuê lại Doanh nghiệp giữa Ngân hàng Nhà nước và cơ quan quản lý nhà nước về quản lý Doanh nghiệp; chưa quy định về việc doanh nghiệp cho thuê lại phải báo cáo với cơ quan quản lý tại địa phương nơi doanh nghiệp đến hoạt động sản xuất và kinh doanh. Vì vậy, cần phải có văn bản hướng dẫn chi tiết để thực hiện quy định này.

Thứ hai, hoàn thiện quy định về bán doanh nghiệp tư nhân

Pháp luật hiện hành quy định chủ DNTN có quyền được bán DN của mình được quy định tại Điều 187 của Luật Doanh Nghiệp năm 2014; Điều 192 Luật doanh nghiệp năm 2020. Thế nhưng để hòa nhập tốt với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thì Việt Nam cần hoàn thiện về các quy định về bán DNTN như:

- Tính minh bạch pháp luật về mua bán DNTN đòi hỏi việc ban hành các

văn bàn quy phạm pháp luật phải theo một trình tự rõ ràng, tạo cơ hội cho tất cả các thương nhân và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan được tham gia đóng góp ý kiến. Các văn bàn pháp luật chi được công bố công khai, rộng rãi trước khi văn bàn đó cỏ hiệu lực thi hành. Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về mua bán doanh nghiệp phải đảm bào tính minh bạch cũng chính là yêu cầu thực thi các cam kết quốc tế về thương mại mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập. Theo các quy định này, tính minh bạch được xcm xét bao gồm minh bạch về chính sách và minh bạch về tiếp cận thị trường. Minh bạch về chính sách yêu cầu mọi quy định có liên quan đến thương mại cùa một thảnh viên phải được công bố công khai, để tiếp cận, phù hợp với luật lệ của WTO và áp dụng thống nhất trên toàn lãnh thổ.

- Tính thống nhất trong việc hoàn thiện pháp luật về mua bán doanh

định pháp luật về mua bán doanh nghiệp quy định tại Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Cạnh tranh không mâu thuẫn, không trùng lặp, không chồng chéo. Mặt khác, mua bán doanh nghiệp hiểu theo nghĩa rộng bao gồm các quy định pháp luật có liên quan đến mua bán doanh nghiệp được quy định trong các văn bản pháp luật dân sự, đất đai, lao động, tài chính, ngân hàng, sở hữu trí tuệ. Các quy phạm pháp luật trong các văn bàn pháp luật nêu trên do nhiều cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành phải có nội dung tương thích không mâu thuẫn, không chồng chéo về những nguyên tắc chung điều chỉnh các vấn đề pháp lý phát sinh khi mua bán doanh nghiệp.

3.2.1.5. Hoàn thiện các quy định về chế độ thuế, kế toán đối với doanh nghiệp tư nhân

Bên cạnh đó, các chính sách thuế cần hướng đến việc giảm nguồn thu và sắc thu, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có điều kiện tích tụ và tập trung vốn để sản xuất và mở rộng sản xuất. Tránh tình trạng tận thu, lạm thu hoặc các tiêu cực các bộ phận thu thuế. Ngược lại phải kiên quyết xử lý các tình trạng trốn thuế, lậu thuế và nợ thuế của DNTN.

Thứ nhất, hoàn thiện quy định ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa trong đó có DNTN

Để khắc phục những hạn chế trên, thời gian tới cần quan tâm đến một số nội dung sau:

Một là, cần rà soát lại tổng thể để loại bỏ những chính sách ưu đãi thuế

không hiệu quả, gây lãng phí nguồn lực NSNN theo đúng tinh thần của Nghị quyết số 25/2016/QH14 ngày 19/11/2016 về kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia 2016- 2020: “Rà soát, thu hẹp diện miễn, giảm thuế... hạn chế tối đa việc lồng ghép chính sách xã hội trong các luật thuế. Rà soát các chính sách ưu đãi thuế”.

Hai là, có chính sách ưu đãi thuế TNDN đối với DNTN trong các ngành

sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng lớn như lĩnh vực công nghệ cao, lĩnh vực khoa học - công nghệ; cơ sở ươm tạo DNTN, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung

hỗ trợ DNTN và nhà đầu tư cho DNTN khởi nghiệp sáng tạo.

Ba là, điều chỉnh giảm thuế suất đối với DNTN, mặc dù giảm thuế suất

thuế thu nhập doanh nghiệp, sẽ dẫn đến giảm thu NSNN, nhưng sẽ kích thích đầu tư, tăng GDP, đảm bảo tính cạnh tranh của Việt Nam với khu vực và trên thế giới. Theo phương án này sẽ giảm thu ngân sách, nhưng sẽ được bù đắp tăng thu từ các loại thuế gián thu và thuế thu nhập cá nhân, vì số tiền giảm sẽ được sử dụng vào tiêu dùng và đầu tư.

Bốn là, áp dụng hình thức khấu trừ thuế đầu tư đối với DNTN khi đầu

tư, mua sắm tài sản cố định phục vụ kinh doanh. Một trong những khó khăn của DNTN là thiếu vốn kinh doanh, vậy Nhà nước có thể hỗ trợ cho DNTN khi họ đầu tư mua sắm tài sản cố định phục vụ sản xuất kinh doanh thông qua hình thức khấu trừ thuế đầu tư (cho trừ chi phí đầu tư một lần khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp, hoặc giảm tỷ lệ % nhất định đối với các chi phí đầu tư khi tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về doanh nghiệp tư nhân ở việt nam hiện nay (Trang 80)