Quy định của pháp luật về những giới hạn đối với chủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về doanh nghiệp tư nhân ở việt nam hiện nay (Trang 41 - 43)

minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực; đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực; văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định pháp luật phải có vốn pháp định; bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một hoặc một số cá nhân nếu doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề; Văn bản uỷ quyền của người đi nộp hồ sơ trong trường hợp người nộp hồ sơ không phải là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

1.2.2. Quy định của pháp luật về những giới hạn đối với chủ doanh nghiệp tư nhân nghiệp tư nhân

Để việc thành lập và hoạt động của DNTN hiệu quả, bên cạnh những quy định tạo điều kiện thông thoáng cho DNTN ra đời và phát triển, pháp luật đã có quy định về các giới hạn nhất định đối với DNTN, cụ thể:

Điều 141 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định: “1. DNTN là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp; 2. DNTN không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào; 3. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một DNTN”. Điều 183 Luật Doanh nghiệp năm 2014, tiếp tục kế thừa nội dung của quy định tại Điều 141, bổ sung thêm quy định: “Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh; DNTN không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần”.

Đến Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020 không thay đổi nội dung về điều kiện thành lập doanh nghiệp so với điều 183 Luật Doanh nghiệp 2014,

nghiệp tại Việt Nam.

Theo khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020, tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam: Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của luật về cán bộ, công chức, viên chức; Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước; cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác; người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng, thuế và bổ sung thêm 01 đối tượng không được thành lập và quản lý doanh nghiệp là “Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự”. Theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, tại Khoản 2 Điều 20: “2. Người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị không được b) Thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, c) Tư vấn cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác ở trong nước và nước ngoài

về công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác, công việc thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc tham gia giải quyết; …d) Thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân; tại Khoản 4 Điều 20: “4. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan nhà nước không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước hoặc để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề do người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về doanh nghiệp tư nhân ở việt nam hiện nay (Trang 41 - 43)