Những kết quả đạt được trong thực hiện pháp luật về doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về doanh nghiệp tư nhân ở việt nam hiện nay (Trang 57 - 63)

nghiệp tư nhân và nguyên nhân

2.2.1.1. Những kết quả đạt được trong thực hiện pháp luật về doanh nghiệp tư nhân

Như đã phân tích, pháp luật về DNTN ở Việt Nam hiện nay ngày càng được quan tâm hoàn thiện theo hướng bảo đảm cụ thể hóa quan điểm của Đảng và các chính sách của Nhà nước khuyến khích và hỗ trợ đối với DNTN đã có tác dụng rất lớn làm nâng cao năng lực cạnh tranh của thành phần kinh tế này, thể hiện ở quy mô tăng lên nhanh chóng, chất lượng hoạt động, mức độ cạnh tranh về lao động, doanh thu, hiệu quả kinh doanh, vị thế, danh tiếng của DNTN trên thị trường cũng được thay đổi. Trình độ tổ chức quản lý của chủ DNTN không ngừng được nâng lên, đặc biệt ở một số DNTN các chỉ tiêu này hơn hẳn so với các doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trong hơn 30 năm đổi mới và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước ta luôn quan tâm phát triển và coi trọng các thành phần kinh tế, trong đó có KTTN mà DNTN là một một thành phần quan trọng. Đến nay, KTTN đã thực sự trở thành một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. KTTN ngày càng phát triển, đóng góp lớn hơn trong huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế, cơ cấu lại nền kinh tế, tăng thu ngân sách nhà nước, tạo việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội, giải quyết các vấn đề

xã hội.

Nhiều doanh nghiệp tư nhân đã tạo động lực thúc đẩy phát triển toàn bộ nền kinh tế, thể hiện sự tiếp tục đổi mới tư duy của Đảng, Nhà nước.

Mặc dù, cho đến nay chưa có số liệu cụ thể về đóng góp riêng của DNTN

cho nền kinh tế; các báo cáo của các bộ ngành có liên quan chỉ nêu đóng góp

của khu vực KTTN, trong đó có đóng góp của DNTN. Nhưng từ số liệu về đóng góp của khu vực KTTN có thể thấy được sự đóng góp của DNTN, cụ thể: Việt Nam hiện có khoảng 500/600 nghìn doanh nghiệp thuộc khối KTTN trong đó có DNTN đã góp phần không nhỏ vào những thành tựu của KTTN. Từ chỗ nền kinh tế Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp Nhà nước, đến nay khối kinh tế tư nhân trong đó có DNTN đã tạo ra khoảng 1,2 triệu việc làm, đóng góp hơn 40% GDP mỗi năm. Chỉ tính riêng năm 2019, số lao động trên 15 tuổi đang làm việc cho khu vực KTTN trong đó có DNTN chiếm 83,3%, khoảng 45,2 triệu người [23].

Theo quy định hiện hành, có thể thấy các DNTN thuộc nhóm: Các Văn phòng Luật sư, Văn phòng thừa phát lại; Doanh nghiệp quản lý và thanh lý tài sản phá sản đã và đang có nhiều đóng góp chung cho phát triển nền kinh tế.

Minh chứng về đóng góp quan trọng của các văn phòng luật sư - một lại hình DNTN cho nền kinh tế là: Hiện nay, sự giao lưu giữa các nước trên thế giới ngày càng mở rộng theo xu hướng khu vực hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới. Tình hình này khiến cho các nước không chỉ bó hẹp hoạt động kinh tế của mình trong phạm vi quốc gia mà còn phải tham gia vào các hoạt động kinh tế toàn cầu hoặc khu vực nhằm tận dụng mọi thế so sánh. Khoảng thời gian gần đây, báo chí đã đề cập đến nhiều các vụ tranh chấp kinh doanh có tính chất phức tạp như: vụ kiện thương hiệu cà phê Trung Nguyên,vụ kiện chống bán phá giá cá tra tại Mỹ năm 2002, vụ kiện tôm nước ấm đông lạnh năm 2010,… mà sự thua thiệt thường nghiêng về phía doanh nghiệp không am hiểu pháp luật và thông lệ quốc tế. Chính sự giao lưu quốc tế ngày càng mở rộng và phức tạp thì càng đòi hỏi phải có kiến thức pháp luật thích hợp để tham gia vào các mối quan hệ đó. Bởi vậy, bên cạnh cơ chế của nhà nước, luật sư với vai trò là những người có phẩm chất, năng lực, nắm vững và vận dụng thích ứng các

quy định pháp luật đóng vai trò tối quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Vai trò đóng góp của các văn phòng luật sư đối với các doanh nghiệp được thể hiện: Luật sư có thể tham gia hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp dưới rất nhiều hình thức khác nhau: tự mình tham gia; thông qua tổ chức xã hội nghề nghiệp (văn phòng luật sư, công ty luật); tham gia với tư cách thành viên của Đoàn luật sư; tham gia với tư cách chuyên gia do Hiệp hội doanh nghiệp hoặc Sở Tư pháp mời tại các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, các buổi hội thảo, tọa đàm. Cụ thể: Một là, tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho doanh nghiệp. Hai là, giải đáp pháp luật cho doanh nghiệp. Ba là, hướng dẫn, đưa ra ý kiến tư vấn, giúp doanh nghiệp soạn thảo các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của họ. Bốn là, tư vấn cho doanh nghiệp trong việc áp dụng đúng pháp luật (tư vấn trực tiếp, tư vấn qua điện thoại, tư vấn bằng văn bản, tư vấn trực tuyến qua mạng internet,…

Năm là, cung cấp thông tin pháp lý liên quan trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bằng việc đăng tải các văn bản pháp lý trên trang web của tổ chức hành nghề luật sư. Sáu là, tham gia tranh tụng tại Tòa án hoặc thương lượng hòa giải tại cơ quan trọng tài. Luật sư với vai trò là người đại diện cho doanh nghiệp nếu có những tranh chấp không tự giải quyết được cần phải đưa ra cơ quan trọng tài hoặc Tòa án. Người đứng đầu doanh nghiệp có thể trở thành bị can, bị cáo trong vụ án hình sự nếu thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật hình sự như: trốn thuế; cố ý làm trái các qui định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; vi phạm các qui định về quản lý và sử dụng đất đai;…Lúc này, luật sư chính là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tốt nhất cho doanh nghiệp [25].

Theo Sách Trắng Việt Nam 2019, khu vực KTTN trong nước, trong đó có DNTN đang tạo ra khoảng 42% GDP, 30% thu ngân sách Nhà nước. Khối tư nhân cũng đang thu hút khoảng 85% lực lượng lao động cả nước. Nghĩa là cứ 100 lao động, thì 85 người làm việc trong khối KTTN trong đó có các DNTN [24].

47.741 DNTN/442.485 doanh nghiệp cả nước cho thấy mức độ đóng góp kinh tế, trong đó quan trọng là tạo việc làm cho người dân là minh chững rõ nhất cho kết quả thực hiện pháp luật về DNTN ở Việt Nam hiện nay, xem cụ thể ở Bảng 1 dưới đây:

Bảng 1. Tổng số doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh theo loại hình doanh nghiệp

Đơn vị tính: Doanh nghiệp 2014 2016 2017 2018 2019 Tổng số 279360 346777 373213 402326 442485 Doanh nghiệp Nhà nước 3281 3239 3199 3048 2835

Trung ương 1779 1792 1790 1703 1547

Địa phương 1502 1447 1409 1345 1288

DN ngoài Nhà nước 268831 334562 359794 388232 427710 DN Tư nhân 48007 48159 49203 49222 47741 Loại khác 220824 286403 310591 339010 379969 DN có vốn đầu tư nước ngoài 7248 8976 10220 11046 11940 DN 100% vốn nước ngoài 5989 7523 8632 9383 10238 DN liên doanh với nước ngoài 1259 1453 1588 1663 1702

Nguồn: Tổng cục Thống kê năm 2014, 2016, 2017, 2018, 2019. Kết quả thực hiện pháp luật về DNTN còn được thể hiện trong lĩnh vực xuất khẩu của DNTN đóng góp ngày càng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Nếu trước kia kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu từ 49% năm 2000 xuống còn 5% năm 2016, thì DNTN tăng từ 4% năm 2000 lên 23,1% năm 2016. Với 16 năm từ khi DNTN còn rất nhỏ bé bước ra thị trường xuất khẩu với tỷ trọng 4% năm 2000 đến năm 2016, DNTN đã có chuyển biến ngoạn mục khi có tỷ trọng xuất khẩu chiếm đến 23,1%, chuyển từ vị trí kém nhất sau doanh nhiệp Nhà nước và DN có vốn đầu tư nước ngoài lên vị trí thứ hai chỉ sau DN có vốn đầu tư trực tiếp

nước ngoài, cụ thể ở Bảng 2 dưới đây:

Bảng 2. Đóng góp của DNTN trong tổng kim ngạch xuất khẩu

Đơn vị tính: Triệu USD

Năm 2012 2015 2017 2018 2019

Xuất khẩu 14482,7 32447,1 72236,7 162016,7 176631,8 Các doanh nghiệp kinh tế

trong nước Trong đó: - DN nhà nước - DN tư nhân 7672,4 7093,1 579,3 13893,4 7858,2 6035,2 21093,1 4851,4 16241,7 45850,7 10087,2 35763,5 49633,5 8934,0 40699,5

DN vốn đầu tư nước ngoài (*)

6810,3 18553,7 51143,6 116166 126998,3

Cơ cấu (%) 100 100 100 100 100

DN kinh tế trong nước.

Trong đó: - DN nhà nước - DN tư nhân 53,0 49 4 42,8 24,2 18,6 29,2 6,7 22,5 28,3 6,2 22,1 28,1 5,0 23,1

DN có vốn đầu tư nước ngoài

47 57,2 70,8 71,7 71,9

Nguồn: Tổng cục Thống kê năm 2012-2019. 2.2.1.1. Nguyên nhân của những kết quả đạt được trong thực hiện pháp luật về doanh nghiệp tư nhân

Thứ nhất, sự đổi mới tư duy và quyết tâm chính trị của Đảng và Nhà nước

ta về phát triển KTTN trong đó có DNTN tạo động lực cho phát triển bền vững nền kinh tế Việt Nam mà trụ cột là tạo cơ hội bình đẳng, tôn trọng quyền tự do kinh doanh của mọi người với phương châm “dân giàu, nước mạnh”, người dân được tự do kinh doanh những gì mà pháp luật không cấm. Trong đó, đặc biệt là việc Đảng ta đã ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về phát triển KTTN (trong đó có DNTN) thành động lực quan

trọng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Thứ hai, tác động tích cực của Luật Doanh Nghiệp 2014 với bằng chứng

là những con số, số liệu thống kê năm 2018, cả nước có 131.275 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 1.478.101 tỷ đồng tăng gấp 1,75 về số lượng và 3,4 lần về số vốn đăng ký so với năm 2014. Luật Doanh nghiệp 2014 và các nghị định hướng dẫn thi hành đã đóng vai trò quan trọng trong việc tạo lập môi trường kinh doanh bình đẳng, thuận lợi, thúc đẩy hoạt động thành lập, phát triển và mở rộng kinh doanh của doanh nghiệp. Pháp luật về DNTN đã có nhiều lần sửa đổi, bổ sung, nhằm tạo ra môi trường thông thoáng, cởi mở, thuận lợi cho các doanh nghiệp thành lập và hoạt động. Nhờ đó, đội ngũ doanh nghiệp liên tục sinh sôi, nảy nở, ngày càng có đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế.

Thứ ba, tác động của những cải cách thể chế tạo môi trường thông

thoáng, thuận lợi cho DNTN phát triển.

Với chỉ đạo kiên quyết, liên tục, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và sự vào cuộc tích cực của một số Bộ, ngành, địa phương, những năm qua môi trường kinh doanh của Việt Nam đã có những cải thiện đáng kể. Chính phủ đã ghi dấu ấn đặc biệt trong cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh, đưa niềm tin kinh doanh của nhà đầu tư trong nước và nước ngoài lên cao. Chỉ tính trong năm 2018, đa số Bộ, ngành đã hoàn thành việc xây dựng các Nghị định về điều kiện kinh doanh và được Chính phủ thông qua. Trong đó, một số điều kiện kinh doanh không cần thiết, không hợp lý, thiếu rõ ràng đã được cắt bỏ, rút ngắn yêu cầu về thời gian, giảm các yêu cầu về số lượng, cắt bỏ và đơn giản hóa điều kiện kinh doanh về địa điểm và cơ sở vật chất… Theo báo cáo của các Bộ, ngành, hầu hết kết quả cắt giảm điều kiện kinh doanh đạt trên 50%, trong đó đã cắt giảm, đơn giản hóa 61% điều kiện kinh doanh và 60% thủ tục kiểm tra chuyên ngành hàng hóa xuất nhập khẩu, đạt mục tiêu Nghị quyết số 19/NQ-CP

đề ra. Trong lĩnh vực khoa học, công nghệ đã rà soát bãi bỏ, đơn giản hóa trên 50% điều kiện đầu tư, kinh doanh; chuyển 91% sản phẩm hàng hóa thuộc diện kiểm tra chuyên ngành sang hậu kiểm, giảm thời gian kiểm tra từ 23 ngày xuống còn 01 ngày, vượt yêu cầu ASEAN+4 (90 giờ) [24].

Thứ tư, sự tác động của tình hình kinh tế thế giới đòi hỏi Việt Nam phải

phát huy nội lực, thế mạnh và đa dạng hóa các nguồn lực của đất nước để phát triển nền kinh tế đáp ứng yêu cầu hội nhập và sự tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về doanh nghiệp tư nhân ở việt nam hiện nay (Trang 57 - 63)