Các yếu tố tác động đến việc áp dụng hình phạt tử hình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng hình phạt tử hình từ thực tiễn các tỉnh miền trung, việt nam (Trang 25 - 28)

6 Những điều cần biết về hình phạt tử hình – Trung tâm nghiên cứu quyền con người và quyền công dân, Đại học Quốc Gia Hà Nội – Khoa Luật, NXB chính trị Quốc Gia năm 2009, trang

1.1.4. Các yếu tố tác động đến việc áp dụng hình phạt tử hình.

Việc áp dụng hình phạt tử hình chịu sự tác động của nhiều yếu tố như: yếu tố khách quan: sự quy định của pháp luật, điều kiện kinh tế - xã hội, dư luận xã hội; địa lý vùng, miền…và yếu tố chủ quan thuộc về nhận thức của chủ thể áp dụng pháp luật.

- Các yếu tố khách quan:

+ Về điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa của Việt Nam: Chúng ta đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh chống ngoại xâm, nên kinh tế kiệt quệ, đời sống nhân dân cịn nhiều khó khăn vất vả. Mặc dù trong thời gian qua đất nước đổi mới, kinh tế, xã hội, văn hóa đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tham gia tồn cầu hóa kinh tế và pháp luật; tuy nhiên xét tổng thể thì đất nước cũng chỉ

đang ở trong giai đoạn phát triển, tội phạm khơng ngừng gia tăng, trong đó có những tội như: Các tội phản bội tổ quốc, bạo loạn, tham nhũng, giết người…khơng thể khơng áp dụng hình phạt tử hình. Bởi lẽ nhu cầu của đời sống xã hội cần phải có hình phạt tử hình, là một địi hỏi tất yếu khách quan. Đường lối, quan điểm của Đảng về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, chính sách và pháp luật của Nhà nước về hình sự khơng thể tự dưng mà có mà nó đi ra từ xã hội, do điều kiện kinh tế, xã hội quyết định và trở lại phục vụ xã hội. Pháp luật hình sự quy định hình phạt tử hình theo xu hướng thu hẹp là một giá trị, phản ánh đúng đắn nhu cầu thực tế của đời sống xã hội. Cụ thể từ 44 tội danh có hình phạt tử hình trong BLHS năm 1985 xuống cịn 29 tội danh có hình phạt tử hình trong Bộ luật Hình sự năm 1999, tiếp tục giảm xuống còn 22 tội danh trong lần sửa đổi năm 2009 của BLHS 1999, nay BLHS 2015 chỉ cịn quy định 18 tội danh có hình phạt tử hình trong số 314 tội danh trong Bộ luật Hình sự. Sự giảm dần này nằm trong chủ trương, định hướng cải cách tư pháp tại Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 và hoàn toàn phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể.

Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lê Nin thì chính điều kiện kinh tế xã hội của đất nước là nhân tố quyết định đến việc hoạch định chính sách pháp luật và tác động trực tiếp đến ý thức chủ quan của Thẩm phán, Hội Thẩm khi quyết định tử hình hay khơng tử hình người phạm tội; nghĩa là phải xem xét đến điều kiện kinh tế, môi trường sống cụ thể của họ, họ phạm tội do nghèo đói hay vì động cơ đê hèn…để từ đó ra phán quyết chính xác.

+ Ở phương diện quốc tế: Chúng ta đang tham gia tích cực và sâu rộng vào tồn cầu hóa kinh tế và pháp luật, tôn trọng và thực thi các Công ước quốc tế về quyền con người, vì thế chúng ta cần phải đáp ứng các yêu cầu của Luật nhân quyền quốc tế theo những lộ trình phù hợp với điều kiện kinh tế xã

hội của đất nước ta, đây cũng chính là vấn đề đối ngoại. Việc giảm dần các tội danh có hình phạt tử hình xuống cịn 18 tội danh trong Bộ luật Hình sự 2015 đều có nhân tố quốc tế tác động mặc dù nhân tố kinh tế, xã hội trong nước là quyết định. Rồi sẽ đến một thời điểm nhất định khi điều kiện kinh tế xã hội trong nước và quốc tế cho phép, khả năng tự vệ của Nhà nước đảm bảo thì sẽ loại bỏ hình phạt tử hình ra khỏi đời sống xã hội và đời sống pháp luật theo định hướng cải cách tư pháp của Đảng. Đây cũng là nhân tố tác động đến nhận thức của Thẩm phán, Hội thẩm khi áp dụng hình phạt tử hình.

+ Pháp luật về hình phạt tử hình: Nếu các quy định của pháp luật về hình phạt tử hình thống nhất, đồng bộ, tiên tiến, dễ áp dụng, ít bất cập thì sẽ tác động tích cực đến hoạt động áp dụng hình phạt tử hình, quyền con người được bảo đảm, áp dụng hình phạt tử hình sẽ chính xác. Cịn nếu pháp luật hình sự về tử hình có nhiều bất cập thì sẽ tác động ngược lại, áp dụng hình phạt tử hình sẽ khơng chính xác.

+ Các nhân tố về địa lý, vùng, miền, trình độ học vấn, văn hóa, liên quan đến người phạm tội cũng là yếu tố tác động đến nhận thức của Hội đồng xét xử. Chẳng hạn khi xét xử người phạm tội là dân tộc ít người, kém học vấn, kém văn hóa, nhận thức pháp luật và xã hội lạc hậu…thì sẽ được đánh giá khác so với người phạm tội có nhận thức cao hơn, có học vấn cao hơn, từ đó sẽ có phán quyết phù hợp.

+ Tiêu cực xã hội: Việc chạy án, đưa hối lộ cũng như các tiêu cực khác, các tác động phi vật chất (như khơng tử hình người phạm tội mà người này có quan hệ thân thiết với người có ảnh hưởng đến đề bạt, bổ nhiệm Thẩm phán…để Thẩm phán đổi lấy lợi ích chính trị) làm cho người có thẩm quyền áp dụng pháp luật khơng cịn giữ được phẩm chất, đạo đức của Thẩm phán, Hội thẩm dẫn đến thối hóa, biến chất, bẻ cong cơng lý, lấy tiền hoặc để được hậu thuẫn chính trị…từ đó khơng xử tử hình người phạm tội. Đây vừa là yếu tố khách quan nhưng đồng thời cũng gắn liền với yếu tố chủ quan.

+ Dư luận xã hội: Đây là một thực tiễn không thể không đề cập. HĐXX luôn bị áp lực lớn khi gặp phải những vụ án lớn mà dư luận xã hội đặc biệt quan tâm, giữa việc tử hình hay khơng tử hình người phạm tội khi đứng trước hai luồng dư luận này là một việc cân não, nhất là những vụ án về tham nhũng, ma túy …rơi vào tình trạng cần cân nhắc kỹ giữa tử hình hay khơng tử hình cùng với dư luận xã hội theo một trong hai chiều hướng nêu trên. Áp lực của quốc tế cũng là yếu tố tác động mạnh đến việc áp dụng hình phạt tử hình của Tịa án.

- Về yếu tố chủ quan:

+ Nhận thức, năng lực, trình độ của người có thẩm quyền áp dụng pháp luật: Nếu người có thẩm quyền áp dụng pháp luật có nhận thức cao (gồm nhận thức pháp luật và nhận thức xã hội), có tư duy cao, có trình độ, năng lực chun mơn vững vàng thì đó là một trong các yếu tố bảo đảm việc áp dụng đúng pháp luật về hình phạt tử hình vào thực tiễn xét xử, ngược lại thì dẫn đến áp dụng không đúng pháp luật về hình phạt tử hình.

+ Bản lĩnh nghề nghiệp: Trong hoạt động xét xử, thực tế cho thấy có những Thẩm phán tuy rất giỏi về nghiệp vụ nhưng lại thiếu bản lĩnh nghề nghiệp nên khơng dám tun tử hình người phạm tội (trường hợp đáng phải tử hình) hoặc ngược lại. Trường hợp không dám tuyên tử hình người phạm tội thường chiếm tỷ lệ cao hơn, có nhiều Thẩm phán cịn có quan niệm rằng thà khơng tun tử hình thì cịn đó, cịn hơn là tun tử hình để rồi trở tay khơng kịp. Điều này sẽ dẫn đến người phạm tội đáng phải tử hình thì lại khơng được tử hình, như vậy khơng đảm bảo lẽ công bằng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng hình phạt tử hình từ thực tiễn các tỉnh miền trung, việt nam (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)