Cơ sở áp dụng hình phạt tử hình: Đó là sự quy định của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng hình phạt tử hình từ thực tiễn các tỉnh miền trung, việt nam (Trang 28 - 37)

6 Những điều cần biết về hình phạt tử hình – Trung tâm nghiên cứu quyền con người và quyền công dân, Đại học Quốc Gia Hà Nội – Khoa Luật, NXB chính trị Quốc Gia năm 2009, trang

1.2.1. Cơ sở áp dụng hình phạt tử hình: Đó là sự quy định của pháp luật hình sự và tố tụng hình sự.

luật hình sự và tố tụng hình sự.

1.2.1.1. Quy định của pháp luật hình sự về hình phạt tử hình - Lịch sử lập pháp về hình phạt tử hình

triển gắn liền với điều kiện kinh tế, xã hội cụ thể của đất nước. Một chặng đường lịch sử từ lúc chiến tranh cho đến hịa bình, từ chế độ kinh tế bao cấp đến giai đoạn đất nước tiến hành đổi mới, hội nhập quốc tế. Có thể chia thành nhiều giai đoạn lập pháp hình phạt tử hình như sau:

* Giai đoạn từ năm 1945 - 30/4/1975:

Đây là giai đoạn lịch sử gắn liền với 9 năm chiến tranh chống Pháp và cuộc chiến tranh chống Mỹ xâm lược, bắt đầu ngay sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời 02/9/1945. Trong giai đoạn này, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật hình sự như Sắc luật, Sắc lệnh, Pháp lệnh, Thơng tư…để điều chỉnh các hành vi phạm tội nảy sinh trong đời sống xã hội, trong đó có quy định về án tử hình, cụ thể:

+ Sắc Lệnh số 33c-SL ngày 13/9/1945 của Chủ tịch Chính phủ quy định thành lập Tịa án qn sự trong đó có quy định về hình phạt tử hình.

+ Sắc Lệnh số 163 – SL ngày 23/8/1946 về Tổ chức Tòa án binh lâm thời đặt tại Hà Nội có quy định về hình phạt tử hình.

+ Sắc lệnh số 12-SL ngày 12/3/1948 của Chủ tịch chính phủ quy định tử hình một số trường hợp ăn cắp tài sản quân đội trong thời chiến.

+ Sắc Lệnh số 133-SL ngày 20/1/1953 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa về trừng trị bọn Việt gian phản động, trong đó có quy định về hình phạt tử hình.

+ Sắc lệnh số 151/SL ngày 12/4/1953 của Chủ tịch nước trừng trị địa chủ chống pháp luật ở những nơi thực hiện cải cách ruộng đất, trong đó có quy định hình phạt tử hình.

+ Thơng tư số 422-TTg ngày 19/1/1955 của Thủ Tướng chính phủ về một số tội liên quan đến Cố ý giết người, trong đó có quy định về hình phạt tử hình.

+ Pháp lệnh Trừng trị các tội phản cách mạng năm 1967, trong đó có quy định hình phạt tử hình đối với một số tội phạm.

Hình phạt tử hình gia đoạn này nặng về trừng trị và đã phát huy tác dụng trong điều kiện thù trong giặc ngồi ta phải đối phó.

* Giai đoạn từ sau 30/4/1975 – 1985:

Đây là giai đoạn Miền Nam hồn tồn giải phóng, đất nước thống nhất, một giai đoạn chúng ta vừa tiến hành chiến tranh chống Pôn Pốt ở chiến trường Tây Nam, vừa tiến hành chiến tranh chống Trung quốc ở phía Bắc và bị bao vây cấm vận bởi các thế lực thù địch do Mỹ cầm đầu.

Ngày 27/6/1985 Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thơng qua Bộ luật Hình sự đầu tiên của nước ta (BLHS 1985), có hiệu lực kể từ ngày 01/01/1986 và hết liệu lực lúc 0h ngày 01/7/2000. Đây là bước ngoặt trong hoạt động lập pháp, một Bộ luật Hình sự ra đời trên cơ sở kế thừa những tinh hoa lập pháp trong giai đoạn trước đây, đã thay thế toàn bộ các Sắc lệnh, Thơng tư. Hình phạt tử hình được quy định tại Điều 27 của Bộ luật Hình sự cùng với 44 điều luật có quy định hình phạt tử hình (qua 4 lần sửa đổi). Trước đó từ 1975-1985 Nhà nước ta vẫn cịn áp dụng pháp luật của giai đoạn trước để điều chỉnh các hành vi phạm tội.

* Giai đoạn từ năm 1986-1999:

Đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, điều kiện kinh tế, xã hội Việt Nam đã có nhiều thay đổi và hịa nhập rộng rãi vào các quan hệ quốc tế. Giai đoạn này Bộ luật Hình sự 1985 đã phát huy hiệu quả và đến năm 1999 nhiều quy định khơng cịn phù hợp với điều kiện mới. Do đó ngày 21/12/1999 Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 6 đã thông qua Bộ luật Hình sự mới gọi tắt là BLHS năm 1999. BLHS năm 1999 quy định hình phạt tử hình tại Điều 35 cùng với việc quy định 29 điều luật có hình phạt tử hình (sau khi đã sửa đổi bổ sung năm 2009 rút xuống cịn 22 điều luật có quy định hình phạt tử hình) đã đánh dấu một bước tiến mới trong điều kiện đất nước đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và thành tựu về đối ngoại, hội nhập quốc tế; thể hiện chính sách

hình sự nhân đạo, khoan dung hơn qua việc mở rộng phạm vi khơng áp dụng hình phạt tử hình.

* Giai đoạn từ năm 2000-2015:

Đây là giai đoạn thi hành BLHS năm 1999, tuy nhiên sau 15 năm, BLHS năm 1999 có nhiều quy định khơng cịn phù hợp với hồn cảnh mới của đất nước, nền kinh tế của chúng ta đã phát triển vượt bậc, đã tham gia tích cực và sâu rộng vào tồn cầu hóa kinh tế và pháp luật, cần phải có BLHS mới thay thế. Ngày 27/11/2015, Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 13 đã thông qua BLHS số 100/2015/QH13 (BLHS 2015) và Nghị quyết số 109/2015/QH13 về việc thi hành BLHS 2015. Do có một số sai sót về kỹ thuật lập pháp nên ngày 20/6/2017 Quốc hội đã thông qua Luật số 12/2017/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS số 100/2015/QH13 và thông qua Nghị quyết số 41/2017/QH14 để thi hành BLHS 2015 và các đạo luật khác có liên quan; theo đó BLHS 2015 được sửa đổi, bổ sung 2017 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018.

BLHS 2015 ra đời là một bước ngoặt mới, một thành tựu mới, chứng minh khả năng lập pháp tiên tiến của Quốc hội Việt Nam, hình phạt tử hình được quy định tại Điều 40. Việc quy định hình phạt tử hình tại Điều 40 BLHS và áp dụng chỉ còn cho 18 tội danh thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc, sự xích lại và rút ngắn khoảng cách đối với các yêu cầu cụ thể của Luật nhân quyền quốc tế, một xu hướng tiến tới loại bỏ hình phạt tử hình.

- Quy định về hình phạt tử hình trong BLHS năm 2015

+ Sau 25 năm thi hành, BLHS năm 1999 khơng cịn phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam. Chúng ta đã bước sang một giai đoạn mới, nền kinh tế đã cất cánh và có bước nhảy vọt về chất, nền kinh tế công nghệ số đã lên ngơi, các nhu cầu về văn hóa, xã hội tăng lên tương ứng với nền kinh tế, sự hòa nhập rất sâu rộng của Việt Nam vào các diễn đàn quốc tế, uy tín, vị trí trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam đã vươn lên một tầm cao mới. Từ

điều kiện kinh tế xã hội trong nước và điều kiện quốc tế đã nảy sinh nhiều quan hệ xã hội làm cho BLHS năm 1999 không điều chỉnh kịp thời, không theo kịp với sự vận động khách quan của tồn tại xã hội, đến lúc phải có một đạo luật mới, thay thế BLHS năm 1999. Trong bối cảnh đó, ngày 27/11/2015, Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 13 đã thơng qua BLHS số 100/2015/QH13 và có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2018.

+ BLHS năm 2015 ra đời khẳng định tiếp tục thể chế hóa chủ trương áp dụng hình phạt tử hình theo Nghị quyết của Đảng về cải cách tư pháp, đặc biệt là Nghị quyết số 49 của Bộ Chính trị và đã thể chế hóa tinh thần nội dung quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền sống của con người, theo đó tử hình được quy định tại Điều 40 BLHS

“1. Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật này quy định.

2. Khơng áp dụng hình phạt tử hình đối với người dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử.

3. Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang ni con dưới 36 tháng tuổi; b) Người đủ 75 tuổi trở lên;

c) Người bị kết án tử hình về tội tham ơ tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.

4. Trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này hoặc trường hợp người bị kết án tử hình được ân giảm, thì hình phạt tử hình được chuyển

thành tù chung thân.”

So với điều 35 BLHS năm 1999 thì các trường hợp được áp dụng hình phạt tử hình trong điều 40 BLHS năm 2015 là các trường hợp mà người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng được giới hạn ở một trong các nhóm tội phạm quy định tại khoản 1 điều này. Điều luật đã giới hạn một cách cụ thể các trường hợp được áp dụng hình phạt tử hình. Ngồi ra điều luật mở rộng thêm các trường hợp khơng áp dụng hình phạt tử hình đối với người từ đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử. Điều luật bổ sung các trường hợp được loại trừ thi hành án tử hình đối với người đủ 75 tuổi trở lên, người bị kết án về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ nếu họ đáp ứng được các điều kiện do điều luật này quy định. So với quy định tại điều 35 BLHS 1999 thì các trường hợp khơng áp dụng hình phạt tử hình và các trường hợp khơng thi hành án tử hình được quy định tại Điều 40 BLHS năm 2015 được mở rộng hơn; Đây là quy định vừa mang tính nhân đạo, khoan dung sâu sắc, góp phần hạn chế án tử hình trên thực tế, vừa tạo cơ chế khuyến khích Nhà nước thu hồi tài sản bị tham nhũng.

Quy định tại Điều 40 BLHS cho thấy Nhà nước đã xác định rõ tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật này quy định; các đối tượng loại trừ thi hành án tử hình được bổ sung rất nhiều.

+ Về phần các tội phạm, BLHS năm 2015 đã loại bỏ tử hình ở 8 tội danh: “(1) Cướp tài sản (Điều 168); (2) Sản xuất, buôn bán hàng cấm là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm (Điều 193); (3) Tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 249); (4) Chiếm đoạt chất ma túy (Điều 252); (5) Phá hủy cơng trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia; (6) Chống mệnh lệnh (Điều 394); (7) Đầu hàng địch (Điều 399); (8) Hoạt động phỉ (do BLHS

đã bỏ tội danh này). Như vậy BLHS năm 2015 vẫn cịn duy trì hình phạt tử hình đối với 18 tội danh7 trong số 314 tội danh được quy định trong BLHS năm 2015. Điều này đồng nghĩa với việc các trường hợp được áp dụng hình phạt tử hình trong các tội danh cụ thể được giảm đáng kể.

So sánh với chế định pháp lý về hình phạt tử hình được quy định trong các Đạo luật hình sự, các Văn bản quy phạm pháp luật hình sự trước đây thì hình phạt tử hình trong BLHS năm 2015 tiếp tục giảm xuống, các trường hợp được áp dụng hình phạt tử hình được giảm xuống và giới hạn cụ thể, các trường hợp không áp dụng hình phạt tử hình và không thi hành án tử hình được mở rộng, hình phạt tử hình chỉ được áp dụng đối với những hành vi đặc biệt nguy hiểm mà nhu cầu của xã hội chưa thể loại bỏ. Rõ ràng chưa bao giờ Đảng, Nhà nước ta trong đường lối, chủ trương và pháp luật lại đề cao quyền sống của con người đến thế, là một thành tựu có tính bước ngoặt mới để tiến tới loại bỏ hồn tồn án tử hình ra khỏi hệ thống các hình phạt trong pháp luật hình sự Việt Nam, cân bằng, đáp ứng các yêu cầu cụ thể của Luật nhân quyền quốc tế.

- Cơ sở áp dụng hình phạt tử hình:

Hình phạt tử hình được Tịa án áp dụng đối với người phạm tội xuất phát từ nền tảng pháp lý là sự quy định của BLHS về trách nhiệm hình sự. Theo quy định tại Điều 2 BLHS năm 2015, thì “Chỉ người nào phạm một tội

đã được Bộ luật Hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự”. Như vậy Tịa án muốn áp dụng hình phạt tử hình đối với người phạm tội thì người đó phải phạm một tội mà điều luật tương ứng có quy định hình phạt tử hình. 7 Điều 108 Tội phản bội tổ quốc, Điều 110 Tội gián điệp, Điều 112 tội bạo loạn, điều 113 tội khủng bố nhăm chống chính quyền nhân dân, Điều 114 Tội phá hoại cơ sở vật chất kinh tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Điều 123 Tội giết người, Điều 142 Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, Điều 194 tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, Điều 248 Tội sản xuất trái phép chất ma túy, Điều 250 Tội vận chuyển trái phép chất ma túy, Điều 251 Tội mua bán trái phép chất ma túy, Điều 299 Tội khủng bố, Điều 353 Tội tham ô tài sản, Điều 354 tội nhận hối lộ, Điều 386 tội đánh tráo người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, người đang bị áp giải xét xử, chấp hành hình phạt tù, Điều 421 Tội phá hoại hịa hình, gây chiến tranh xâm lược, Điều 422 Tội chống loài người, Điều 423 Tội phạm chiến tranh

Đây là một quy định loại bỏ hoàn toàn sự tùy tiện của các chủ thể có thẩm quyền áp dụng hình phạt tử hình. Vì vậy mọi hành vi của người có thẩm quyền áp dụng pháp luật làm trái với Điều 2 BLHS đều bị coi là ra bản án trái pháp luật.

1.2.1.2. Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về chủ thể có thẩm quyền áp dụng hình phạt tử hình

Việc áp dụng các quy định về tử hình là một quy trình tố tụng đặc biệt và chặt chẽ được Hội đồng xét xử áp dụng trong quá trình xét xử và kết thúc bằng bản án hình sự có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân danh Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuyên bố bị cáo phạm tội và tuyên án tử hình. Do đó theo cách tiếp cận này thì chủ thể có thẩm quyền áp dụng hình phạt tử hình chỉ là Hội đồng xét xử (bao gồm Thẩm phán và Hội thẩm được giới hạn phạm vi nghiên cứu ở cấp sơ thẩm và cấp phúc thẩm).

Việc quyết định bị cáo có tội hay khơng, có bị tử hình hay khơng phải do Hội đồng xét xử của Tòa án có thẩm quyền quyết định. Vì vậy luận văn đi sâu phân tích chủ thể có thẩm quyền áp dụng hình phạt tử hình do BLTTHS quy định là Hội đồng xét xử cấp sơ thẩm, Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm, bao gồm Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Hội thẩm quân nhân.

Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 34 BLTTHS thì Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên là những người tiến hành tố tụng; nhưng chủ thể áp dụng hình phạt tử hình phải là Hội đồng xét xử bao gồm Thẩm phán TAND cấp tỉnh, TAQS cấp quân khu trở lên (Chánh án, Phó Chánh án đương nhiên phải là Thẩm phán), Hội thẩm nhân dân và Hội thẩm quân nhân cùng cấp (họ tham gia xét xử theo nguyên tắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng hình phạt tử hình từ thực tiễn các tỉnh miền trung, việt nam (Trang 28 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)