Các nguyên tắc áp dụng hình phạt tử hình:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng hình phạt tử hình từ thực tiễn các tỉnh miền trung, việt nam (Trang 39 - 42)

6 Những điều cần biết về hình phạt tử hình – Trung tâm nghiên cứu quyền con người và quyền công dân, Đại học Quốc Gia Hà Nội – Khoa Luật, NXB chính trị Quốc Gia năm 2009, trang

1.2.3. Các nguyên tắc áp dụng hình phạt tử hình:

Tử hình là một hình phạt nằm trong hệ thống các hình phạt được quy định trong BLHS, do vậy nguyên tắc áp dụng hình phạt tử hình phải xuất phát từ nền tảng pháp lý chung đó là nguyên tắc xử lý đối với người phạm tội được quy định tại khoản 1 Điều 3 BLHS năm 2015. Tuy nhiên, vì tử hình là một hình phạt đặc biệt nghiêm khắc nhất, loại bỏ người bị kết án ra khỏi đời sống xã hội nên nó có các nguyên tắc đặc thù, đặc biệt mà việc áp dụng các hình phạt khác khơng có, điều này được ghi nhận tại Điều 40 BLHS.

- Thứ nhất: Nguyên tắc nhận đạo, tôn trọng quyền con người.

Trong quan điểm, đường lối lãnh đạo của Đảng ta cũng như Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và pháp luật hình sự Việt Nam đều đề cao tính nhân đạo, tơn trọng quyền con người đối với người phạm tội; điều này thể hiện rõ trong Hiến pháp năm 2013 ghi nhận quyền con người tại Chương 2 chỉ sau chương Chế độ chính trị.

Chính sách nhân đạo, tơn trọng quyền con người của Đảng, Nhà nước ta hoàn toàn phù hợp với xu hướng tiến bộ của nhân loại, phù hợp với Luật nhân quyền quốc tế. Do vậy trong quá trình xét xử và áp dụng hình phạt tử hình đối với người phạm tội; HĐXX phải đảm bảo cho người bị kết án được đối xử nhân đạo, tôn trọng họ mặc dù họ sắp đối mặt với cái chết, đó cũng chính là sự đối xử cơng bằng.

- Thứ hai: Nguyên tắc xử lý công minh, theo đúng pháp luật.

Nguyên tắc này quy định HĐXX phải công tâm, người phạm tội đáng phải tử hình thì áp dụng hình phạt tử hình; khơng vì bất cứ lý do gì mà loại bỏ hình phạt tử hình đối với kẻ phạm tội ác tày trời.

- Thứ ba: Nguyên tắc mọi người phạm tội đều hình đẳng trước pháp luật.

Có thể nói đây là nguyên tắc được đánh giá rất cao trên bình diện quốc tế. Ở Việt Nam án tử hình được áp dụng đối với bất kì ai, khơng kể họ là nam

hay nữ, dân tộc, tôn giáo hay địa vị xã hội (trừ trường hợp do luật định). - Thứ tư: Nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự

Trong một vụ án đồng phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng phải áp dụng hình phạt tử hình (Ví dụ: tôi Giết người, gây hậu quả chết người, giết người man rợ…) thì việc áp dụng hình phạt tử hình cần phải được hướng tới kẻ chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, tái phạm nguy hiểm…các đối tượng khác cần được xem xét áp dụng hình phạt nhẹ hơn nhằm đảm bảo sự công bằng khi phân hóa trách nhiệm hình sự.

- Thứ năm: Ngun tắc khơng áp dụng hình phạt tử hình đối với người dưới 18 tuổi khi phạm tội.

Đây là một ngun tắc thể hiện chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội. Bởi lẽ ở tuổi dưới 18 nhận thức xã hội và nhận thức pháp luật của họ còn hạn chế hơn so với người đủ 18 tuổi, việc áp dụng hình phạt tù đối với họ cũng cần được hạn chế, chủ yếu là các biện pháp giáo dục, giúp đỡ khi xử lý hành vi phạm tội của họ. Nguyên tắc này hiện nay được áp dụng hầu hết đối với các nước trên thế giới đang duy trì hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự.

- Thứ sáu: Ngun tắc khơng áp dụng hình phạt tử hình đối với phụ nữ có thai, phụ nữ ni con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi xét xử.

Đây chính là nguyên tắc nhân đạo xuất phát từ quan điểm, đường lối của Đảng và chính sách hình sự nhân đạo của pháp luật Nhà nước ta đối với phụ nữ. Phụ nữ Việt Nam khơng chỉ được bình đẳng với nam giới trong mọi lĩnh vực mà khi phạm tội hoặc khi xét xử nếu họ mang thai hoặc ni con dưới 36 tháng tuổi thì HĐXX phải loại trừ hình phạt tử hình đối với họ. Có thể nói đây là quyền con người đặc biệt mà pháp luật hình sự giành cho họ.

- Thứ bảy: Ngun tắc khơng áp dụng hình phạt tử hình đối với người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử.

phạm tội hoặc khi xét xử, người đủ 75 tuổi trở lên là người già, là đối tượng được đối xử nhân đạo, bởi lẽ ở độ tuổi 75 trở lên thì sức khỏe, lý trí bị giảm sút…Vì vậy việc loại trừ án tử hình đối với họ trong trường hợp này là một nguyên tắc hết sức nhân đạo, ưu việt và là điểm mới được quy định tại Điều 40 BLHS.

Tiểu kết Chương 1

Thông qua các nhận thức, quan điểm của các nhà khoa học pháp lý, các chuyên gia nghiên cứu về quyền con người trong và ngoài nước; pháp luật quốc tế về nhân quyền cũng như pháp luật hình sự của Việt Nam về hình phạt tử hình và áp dụng hình phạt tử hình, tác giả đã làm rõ được những vấn đề cơ bản về lý luận pháp luật áp dụng hình phạt tử hình. Đó là:

- Làm rõ được khái niệm, đặc điểm của áp dụng hình phạt tử hình dựa trên nền tảng pháp lý về khái niệm áp dụng hình phạt được quy định trong BLHS.

- Làm rõ được khái niệm, đặc điểm, bản chất pháp lý, ý nghĩa của hình phạt tử hình và các quan điểm về hình phạt tử hình.

- Nhận diện được các yếu tố tác động đến áp dụng hình phạt tử hình. - Làm rõ được cơ sở áp dụng hình phạt tử hình, căn cứ áp dụng hình phạt tử hình và các nguyên tắc áp dụng hình phạt tử hình.

Đây là những cơ sở để tiếp tục nghiên cứu về thực tiễn áp dụng hình phạt tử hình tại Tịa án nhân dân các tỉnh Miền Trung, Việt Nam tại Chương 2 và mức độ giá trị về lý luận pháp luật áp dụng hình phạt tử hình cũng sẽ được kiểm nghiệm tại Chương 2 này.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng hình phạt tử hình từ thực tiễn các tỉnh miền trung, việt nam (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)