Quan điểm, định hướng về việc áp dụng đúng hình phạt tử hình trong xét xử các vụ án hình sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng hình phạt tử hình từ thực tiễn các tỉnh miền trung, việt nam (Trang 71 - 74)

DÂN CÁC TỈNH MIỀN TRUNG, VIỆT NAM

3.1. Quan điểm, định hướng về việc áp dụng đúng hình phạt tử hình trong xét xử các vụ án hình sự

hình trong xét xử các vụ án hình sự

Việc bảo vệ quyền con người không chỉ là trách nhiệm của Đảng và Nhà nước mà còn là bản chất của Nhà nước pháp quyền Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Quyền con người là thành quả của công cuộc đấu tranh lâu dài qua các thời đại lịch sử của nhân dân lao động và các dân tộc trên tồn thế giới trong đó có Việt Nam của chúng ta. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, dân tộc Việt Nam đã trãi qua nhiều cuộc chiến tranh ác liệt chống đế quốc Pháp, Mỹ xâm lược, biết bao người đã ngã xuống vì nền độc lập tự do của tổ quốc và đó cũng chính là đấu tranh để bảo vệ quyền sống của mình và của dân tộc. Đấu tranh bảo vệ quyền con người, trong đó có quyền được sống là đấu tranh bảo vệ giá trị của nhân loại.

Trong mỗi một giai đoạn lịch sử, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của đất nước mà quan điểm của Đảng thể hiện phù hợp với điều kiện đó. Ngay sau khi cách mạng tháng 8/1945 thành cơng, nước Việt Nam dân chủ cộng hịa ra đời, trong tuyên ngôn độc lập, trong Hiến pháp đầu tiên năm 1946 và trong các sắc lệnh của Chủ tịch nước đều đề cao, tôn trọng và quyết tâm bảo vệ quyền con người. Trong giai đoạn từ 1945-1975, toàn dân tộc đấu tranh chống Pháp, chống Mỹ - Ngụy; mặc dù trong hoàn cảnh chiến tranh nhưng Đảng ta luôn thể hiện rõ đường lối, quan điểm của mình là quan tâm, bảo vệ quyền con người. Tuy rằng do chiến tranh nên chúng ta chưa đủ điều kiện để thể chế hóa tối đa quan điểm của Đảng về quyền con người; nhưng sau ngày Miền Nam hồn tồn giải phóng, đất nước thống nhất, Đảng ta đặc biệt quan tâm

bảo vệ quyền con người vì suy cho cùng mọi quan hệ, mọi hoạt động của Đảng, Nhà nước đều vì mục tiêu bảo vệ quyền con người. Tuy giai đoạn đầu sau giải phóng (từ 1975-1985) đất nước bị các thế lực thù địch cấm vận, chúng ta lại tiếp tục cuộc chiến tranh chống bọn diệt chủng Pol Pot-Ieng Sary, chống Trung Quốc xâm lược phía bắc, nền kinh tế bao cấp với mn vàn khó khăn, tội phạm gia tăng, việc bảo đảm, bảo vệ quyền con người không được như mong muốn của Đảng, chúng ta bị hạn chế nhiều mặt. Tuy nhiên từ năm 1986, khi đất nước bắt đầu quá trình hội nhập quốc tế, tham gia sâu rộng tồn cầu hóa kinh tế và pháp luật trên nhiều diễn đàn quốc tế, hoạt động đối ngoại không ngừng được mở rộng, đời sống kinh tế của nhân dân khơng ngừng được nâng cao, địi hỏi Đảng ta phải có đường lối lãnh đạo phù hợp với điều kiện mới trong nước và quốc tế. Các hệ thống quan điểm của Đảng được thể hiện tại các văn kiện như Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 7,8,9,10,11,12, Nghị quyết TW 8 khóa 7, Nghị quyết TW 3 khóa 8, Nghị quyết 08 năm 2002, Nghị quyết 48 năm 2005, Nghị quyết 49 năm 2005 của Bộ Chính trị. Tại các Văn kiện này đều thể hiện quan điểm, định hướng của Đảng ta là ưu tiên bảo đảm, bảo vệ quyền con người, trong đó có quyền được sống. Đặc biệt rõ nét nhất là các Nghị quyết của Bộ chính trị về chương trình cải cách tư pháp như: Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/1/2002 của Bộ chính trị “về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”; Nghị quyết 48-NQ/TW ngày 25/4/2005 của Bộ chính trị “về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020” và đặc biệt là Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị “Về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”, có nội dung: “Coi trọng việc hồn thiện chính sách hình sự và thủ tục tố tụng tư pháp, đề cao hiệu quả phịng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội (chống oan, sai), giảm hình phạt tù, mở rộng áp dụng hình phạt tiền, hình phạt cải tạo không giam giữ đối với một số loại tội phạm. Hạn chế áp dụng hình phạt tử hình theo

hướng chỉ áp dụng đối với một số ít loại tội phạm”. Đây là quan điểm, định hướng rõ nét nhất của Đảng ta về quyền con người trong chương trình, mục tiêu cải cách tư pháp.

Trong mối quan hệ đối ngoại, hòa nhập sâu rộng vào các quan hệ quốc tế, ngày 10/4/2010 Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 22-NQ/TW “Về hội nhập quốc tế” đã chỉ rõ “Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế là định hướng chiến lược lớn của Đảng nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”. Nghị quyết còn đặt ra yêu cầu phải nghiêm chính tuân thủ các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia đi đơi với chủ động, tích cực tham gia xây dựng và tận dụng hiệu quả các quy tắc, luật lệ quốc tế và tham gia các hoạt động của cộng đồng khu vực và quốc tế.

Quan điểm định hướng nêu trên bao hàm cả nghĩa rộng là hình phạt tử hình phải được Tòa án áp dụng đúng trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự.

Đây là những chủ trương, quan điểm, định hướng đúng đắn của Đảng ta, phù hợp với điều kiện thực tế về kinh tế xã hội của đất nước và phù hợp với các điều kiện của thế giới, phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế, xu hướng giảm dần và tiến tới xóa bỏ hình phạt tử hình trên thế giới. Trên cơ sở đường lối, quan điểm, định hướng của Đảng, Quốc hội đã thông qua Hiến pháp năm 2013, đề ra các u cầu hồn thiện pháp luật trong đó có pháp luật về tử hình để quyền của người dân đi vào cuộc sống. Bộ luật Hình sự năm 2015 ra đời quy định về hình phạt tử hình là kết quả của quá trình thực hiện chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước ta. Quan điểm, định hướng này là đúng đắn, phù hợp với quy luật vận động khách quan của xã hội nên đến một thời điểm nhất định sẽ trở thành hiện thực, Việt Nam sẽ là một trong những nước khơng cịn án tử hình. Tuy nhiên việc giảm dần và tiến tới xóa bỏ hình phạt tử hình thay thế bằng hệ thống hình phạt tù mang tính nhân đạo và linh hoạt hơn đang là một nổ lực tối đa của chúng ta, trong đó áp dụng đúng hình phạt tử hình đối với người phạm tội là

một yêu cầu, nhiệm vụ hết sức đặc biệt của Tòa án.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng hình phạt tử hình từ thực tiễn các tỉnh miền trung, việt nam (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)