DÂN CÁC TỈNH MIỀN TRUNG, VIỆT NAM
3.2.1. Các giải pháp về pháp luật
- Tiếp tục hồn thiện chính sách hình sự:
Đây là một nội dung hết sức quan trọng, bỡi lẽ chúng ta muốn có được pháp luật tiên tiến, đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống thì trước hết Nhà nước phải có một chính sách pháp luật phù hợp, sát thực tiễn, trong đó có chính sách hình sự liên quan đến án tử hình. Mà muốn có một chính sách pháp luật khoa học thì phải làm tốt khâu phân tích chính sách, tức là phải khảo sát các nhu cầu từ đời sống xã hội, hay nói cách khác các nhu cầu của cuộc sống là nhân tố quyết định cho việc xây dựng chính sách pháp luật.
Đối với án tử hình: Mặc dù Bộ luật Hình sự chỉ cịn 18 tội danh có quy định hình phạt tử hình, nhưng căn cứ vào thực tế điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của Việt Nam hiện tại và trong tương lai gần cũng như mức độ hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam là cơ sở xây dựng chính sách pháp luật hình sự về án tử hình theo hướng loại bỏ đến mức tối đa các tội phạm có quy định hình phạt tử hinh khơng cịn phù hợp, nới rộng các đối tượng khơng áp dụng hình phạt tử hình và các đối tượng thuộc trường hợp khơng thi hành án tử hình; tiến tới xóa bỏ hình phạt tử hình trong khoảng 15 năm – 20 năm tới. Một chính sách pháp luật như thế sẽ đáp ứng được các yêu cầu của Luật nhân quyền quốc tế và xu hướng tiến bộ của nhân loại.
- Tiếp tục hồn thiện pháp luật hình sự về án tử hình:
+ Bổ sung khoản 1 Điều 40 BLHS năm 2015 theo hướng “Tử hình là hình phạt đặc biệt được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng
và thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng”. Cơ sở của đề xuất này là khung hình phạt của tội đặc biệt nghiêm trọng có cả tù có thời hạn, tù chung thân và tử hình, ví dụ như: Khoản 1 Điều 123 BLHS tội “Giết người” thì quy định phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình; khoản 4 Điều 250 BLHS tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy” thì quy định phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình. Một người phạm tội tại khoản 1 Điều 123 hoặc khoản 4 Điều 250 BLHS…có thể xử tù có thời hạn, tù chung thân hoặc tử hình tùy theo từng trường hợp cụ thể. Vì vậy, sửa lại khoản 1 Điều 40 BLHS nêu trên là hợp lý, nên kế thừa các ưu điểm của khoản 1 Điều 27 BLHS 1985. Đồng thời không cần thiết phải ghi nhóm các tội phạm áp dụng hình phạt tử hình vì trong phần các tội phạm đã thể hiện.
+ Bổ sung quy định tại khoản 2 Điều 40 BLHS các nội dung: Khơng áp dụng hình phạt tử hình đối với người có thiểu năng tâm thần, bị tàn tật về thể chất mà khơng phải chính họ gây ra.
Cơ sở của đề xuất này là: Khoản 2 Điều 40 BLHS hiện hành liệt kê các trường hợp đặc biệt loại trừ hình phạt tử hình đối với người dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người từ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử, nhưng lại không đề cập đến những trường hợp đặc biệt nêu trên là chưa tồn diện, vì những trường hợp đó cũng đều là đối tượng của chính sách nhân đạo của pháp luật.
Tương tự khoản 3 Điều 40 BLHS cần bổ sung thêm các trường hợp nêu trên thuộc những trường hợp không thi hành án tử hình.
+ Đối với những trường hợp sau khi có quyết định của Chánh án TAND Tối cao và Viện trưởng VKSND Tối cao về việc không kháng nghị Giám đốc thẩm hoặc tái thẩm (đối với Viện trưởng VKSNDTC) đối với người bị kết án tử hình; nhưng thời gian đã qua trên 2 năm kể từ ngày Chánh án và Viện trưởng có quyết định khơng kháng nghị, song vì lý do nào đó chưa thi hành được, trong khi người bị kết án lập cơng đặc biệt (ví dụ như giúp cho Công an phát hiện những vụ đại án về ma túy…) thì theo tinh thần nhân đạo
nên loại trừ thi hành án tử hình cho họ, việc này nhiều nước trên thế giới đang áp dụng, ví dụ như Trung Quốc.
+ Bỏ hình phạt tử hình đối với các tội danh sau đây quy định trong BLHS năm 2015:
Tội phá hoại cơ sở vật chất kỹ thuật của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 114) liên quan đến lĩnh vực kinh tế, khoa học, kỹ thuật, văn hóa xã hội, tách ra bằng một khoản khác với mức phạt tù có thời hạn hoặc đến chung thân.
Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 194)
Tội sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 248) Tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250) Tội tham ô tài sản (Điều 353)
Tội nhận hối lộ (Điều 354)
Đây là những tội phạm liên quan đến sự hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức, có tính chất vụ lợi (Điều 353, Điều 354); liên quan đến trật tự quản lý, sức khỏe con người (Điều 194, 248, 250); liên quan đến tài sản thuộc lĩnh vực kinh tế, khoa học, kỹ thuật, văn hóa, xã hội (Điều 114), Nhà nước đủ khả năng để kiểm sốt tình hình tội phạm nên duy trì hình phạt tử hình trong các tội phạm này là không cần thiết.