Những bất cập về pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng hình phạt tử hình từ thực tiễn các tỉnh miền trung, việt nam (Trang 47 - 51)

6 Những điều cần biết về hình phạt tử hình – Trung tâm nghiên cứu quyền con người và quyền công dân, Đại học Quốc Gia Hà Nội – Khoa Luật, NXB chính trị Quốc Gia năm 2009, trang

2.1.2. Những bất cập về pháp luật

Có thể nói, về cơ bản pháp luật hình sự về tử hình đáp ứng tích cực cơng cuộc đấu tranh phịng chống tội phạm, đã trở thành một giá trị của pháp luật; phục vụ đắc lực nhu cầu, đòi hỏi của xã hội; thể hiện tính nhân đạo, khoan dung sâu sắc của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phù hợp với đạo đức xã hội, với định hướng cải cách tư pháp của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước ta; phù hợp với Luật nhân quyền quốc tế. BLHS năm 2015 chỉ quy định 18 tội danh có hình phạt tử hình là một sự cố gắng vượt bậc của các nhà lập pháp, phản ánh đúng với thực trạng nền kinh tế - xã hội của Việt Nam, quan tâm đặc biệt đến quyền sống, quyền con người được Hiến pháp quy định; nhưng quan trọng hơn là chúng ta đang đi đúng định hướng của Đảng về cải cách tư pháp, đúng chính sách pháp luật hình sự của Nhà nước và đúng với mục tiêu của Pháp luật nhân

quyền quốc tế là hướng tới xóa bỏ hồn tồn án tử hình, vấn đề cịn lại là thời gian đạt được mục tiêu.

Tuy nhiên về nội dung của các điều luật có liên quan đến hình phạt tử hình vẫn cịn những bất cập, ảnh hưởng đến nhận thức của Hội đồng xét xử khi quyết định hình phạt tử hình, làm cho nhiều vụ án hội đồng xét xử tuyên án tử hình hoặc khơng tử hình khơng được chính xác. Những bất cập đó là:

- Khoản 1 Điều 40 BLHS 2015 quy định tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội phạm do BLHS quy định. So với Điều 35 BLHS năm 1999 thì khoản 1 Điều 40 BLHS năm 2015 quy định rõ hơn về phạm vi nhóm các tội phạm bị quy định xử phạt tử hình; nhưng cả 2 điều luật đều quy định hình phạt tử hinh chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Quy định như vậy là chưa chặt chẽ, bỡi lẽ có những người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng nhưng khơng thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì khơng thể tử hình được. Về mặt kỹ thuật lập pháp thì khơng có sự phân định rõ ràng giữa tội đặc biệt nghiêm trọng và thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng; chính quy định này làm cho Hội đồng xét xử nhận thức không thống nhất, lúng túng khi quyết định hình phạt. Tác giả cho rằng Điều 27 BLHS năm 1985 quy định “Tử hình là hình phạt đặc biệt được áp dụng đối với người phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng” tuy chưa chặt chẽ nhưng “được áp dụng đối với người phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng” là khoa học, vì vậy nên đưa cụm từ này ghép với cụm từ phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và đưa từ “được áp dụng” vào thay cho từ “chỉ áp dụng” trong BLHS năm 2015 sẽ là hợp lý và chặt chẽ hơn. Nghĩa là kết hợp tinh hoa của Điều 27 BLHS 1985 để hình thành cụm từ “phạm tội đặc biệt nghiêm trọng và thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng”.

- Cũng theo quy định tại khoản 1 Điều 40 BLHS năm 2015 thì một số tội trong nhóm các tội phạm về ma túy, các tội trong nhóm các tội phạm về

tham nhũng và một số tội danh khác (trong phần các tội phạm cụ thể sẽ nêu) không nên quy định hình phạt tử hình; bỡi lẽ Nhà nước ta vẫn đủ sức phản ứng tương xứng đối với các nhóm tội phạm này và đủ sức kiểm sốt nên khơng cần thiết phải áp dụng hình phạt tử hình.

- Khoản 2 Điều 40 BLHS quy định khơng áp dụng hình phạt tử hình đối với các trường hợp đặc biệt (như người dưới 18 tuổi khi phạm tội; phụ nữ có thai hoặc ni con dưới 36 tháng tuổi, người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử); nhưng thiết nghỉ tại sao lại khơng có quy định “khơng áp dụng hình phạt tử hình” đối với người có thiểu năng tâm thần; tại sao lại khơng có quy định “khơng áp dụng và khơng thi hành hình phạt tử hình” đối với người tàn tật về thể chất mà sự tàn tật này khơng phải do chính họ gây ra. Tương tự tại khoản 3 Điều 40 BLHS tại sao lại không liệt kê những trường hợp nêu trên thuộc những trường hợp không thi hành án tử hình; tại sao lại khơng có quy định một thời gian 2 hay 3 năm sau khi Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Tối cao có Quyết định khơng kháng nghị Giám đốc thẩm, Tái thẩm (đối với Viện trưởng) để xem xét thái độ ăn năn hối cải của người bị kết án hay lập công chuộc tội đặc biệt…để có thể hạ xuống tù chung thân vì như vậy mới là khoan dung, độ lượng.

- Đối với các tội danh cụ thể BLHS quy định hình phạt tử hình:

+ Các tội: Phản bội tổ quốc (Điều 108), tội gián điệp (Điều 110), tội bạo loạn (Điều 112), tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (Điều 113), tội giết người (Điều 123), tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142), tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 251), tội khủng bố (Điều 299), tội phá hoại hịa bình, gây chiến tranh xâm lược (Điều 421), tội chống loài người (Điều 422), tội phạm chiến tranh (Điều 423); đây là những tội có tính chất đặc biệt, ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến an ninh quốc gia, tính mạng sức khỏe con người, đến hịa bình…khả năng tự vệ của Nhà nước ta hiện tại chưa cao nên cần thiết phải có hình phạt tử hình, nếu khơng sẽ ngồi tầm kiểm sốt

của giai cấp cầm quyền.

+ Đối với các tội còn lại như:

* Tội phá hoại cơ sở vật chất, kỹ thuật của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 114): Khách thể bị xâm phạm là quyền sở hữu của Nhà nước (tuy có những tài sản thuộc danh mục quan trọng) nhưng trong những năm gần đây Tòa án áp dụng hình phạt tử hình đối với người phạm tội này trên cả nước là khơng có, đồng thời với trình độ quản lý hiện tại và trong tương lai, Nhà nước hồn tồn đủ khả năng kiểm sốt và chế ngự được hành vi phạm tội này nên không cần thiết phải quy định hình phạt tử hình đối với tội danh này vì nó khơng phù hợp với thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm.

* Tội sản xuất, buôn bán hàng giã là thuốc chữa bệnh, thuộc phòng bệnh (Điều 114): Trong nền kinh tế thị trường, vai trò điều tiết trực tiếp của Nhà nước bị hạn chế và suy cho cùng đây là tội phạm về kinh tế, tính nguy hiểm cho xã hội thấp hơn các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác; đồng thời trình độ quản lý của Nhà nước không ngừng được nâng cao, pháp luật ln hồn thiện nên không cần thiết Nhà nước phải phản ứng bằng hình phạt tử hình. Bỡi lẽ bên cạnh hình phạt chính, pháp luật hình sự cịn quy định cả hình phạt bổ sung như phạt tiền…

* Tội sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 248), tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250): Nếu so về tính chất nguy hiểm thì 2 tội danh này có tính chất nguy hiểm khơng bằng tội mua bán trái phép chất ma túy và Tòa án rất bất cập khi áp dụng hình phạt tử hình đối với các tội danh này, hiệu quả đấu tranh phịng ngừa tội phạm khơng được nâng cao, trong khi số bị cáo bị tử hình và số vụ án về ma túy tăng nhanh. Chỉ tính riêng trong giai đoạn từ năm 1996 đến 2001 ở Việt Nam có 376 người bị kết án tử hình về các tội phạm về ma túy (theo thứ tự hàng năm: 1996: 07 người; 1997: 28 người;

1998: 57 người; 1999: 137 người; 2000: 87 người; 2001: 60 người)8. Như vậy, con số nêu trên cho thấy hình phạt tử hình áp dụng đối với 2 tội danh này chưa thật sự hiệu quả, Tòa án khi xét xử thường lúng túng giữa tử hình, chung thân, thậm chí là tù có thời hạn. Vì vậy nên chăng Nhà nước nên thay đổi cách thức phản ứng bằng biện pháp xử lý khác hiệu quả hơn.

* Tội tham ô (Điều 353), tội nhận hối lộ (Điều 354): Đây là những tội phạm liên quan đến lợi ích kinh tế, người phạm tội có khả năng cải tạo được. Chúng ta đã bỏ hình phạt tử hình trong tội đưa hối lộ, vì vậy việc duy trì hình phạt tử hình trong tội nhận hối lộ sẽ là bất cập. Còn đối với tội tham ô (kể cả tội nhận hối lộ), tại điểm c khoản 3 Điều 40 BLHS năm 2015 đã quy định một chế tài khoan dung, nhân đạo đó là khơng thi hành án tử hình đối với họ nếu sau khi bị kết án, họ đã chủ động nộp ít nhất ¾ tài sản tham ơ, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập cơng lớn. Như vậy chính sách Hình sự của Nhà nước ta đối với các tội phạm này là khuyến khích việc thu hồi tài sản tham nhũng, tác động tích cực đến hoạt động đấu tranh phịng chống tham nhũng, ý thức của người phạm tội chỉ xuất phát từ động cơ vụ lợi, là đối tượng có khả năng cải tạo, dư luận xã hội trong nước và quốc tế đang có xu hướng ủng hộ loại bỏ tử hình các tội phạm này, Nhà nước hoàn tồn kiểm sốt được nên không cần thiết phải quy định hình phạt tử hình. Mặt khác trong thực tiễn xét xử, Tịa án thường có sai sót khi quyết định tử hình hay khơng tử hình do nhận thức, đánh giá về tính chất nguy hiểm cho xã hội đối với các tội danh này trong nhiều trường hợp khơng chính xác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng hình phạt tử hình từ thực tiễn các tỉnh miền trung, việt nam (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)