Những bất cập về lý luận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng hình phạt tử hình từ thực tiễn các tỉnh miền trung, việt nam (Trang 42 - 47)

6 Những điều cần biết về hình phạt tử hình – Trung tâm nghiên cứu quyền con người và quyền công dân, Đại học Quốc Gia Hà Nội – Khoa Luật, NXB chính trị Quốc Gia năm 2009, trang

2.1.1. Những bất cập về lý luận

Trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Đảng, Nhà nước ta luôn hướng đến sự công bằng, nhân đạo, dân chủ và pháp chế trong đời sống xã hội, vì vậy các quyền con người là một giá trị xã hội cao quý nhất không chỉ pháp luật Việt Nam thừa nhận mà còn là một giá trị của nhân loại được ghi nhận tại các văn kiện quốc tế về quyền con người. Giá trị xã hội đó được xây dựng trên nền tảng các điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa của Việt Nam tương ứng với từng giai đoạn lịch sử của nó. Nền kinh tế của Việt Nam đang đạt đến trình độ nào thì có lẽ chưa có nhà khoa học nào đưa ra đánh giá một cách chính xác, chỉ biết nền kinh tế chúng ta đang trong giai đoạn phát triển. Chính vì lẽ đó mà về phương diện lý luận đã có nhiều quan điểm, nhận thức khác nhau về việc tôn trọng, bảo vệ quyền con người gắn liền với việc ban hành pháp luật và áp dụng pháp luật bảo vệ quyền con người, trong đó có quyền được sống do Hiến pháp quy định.

Sự tranh luận về án tử hình là một trong những sự kiện đặc biệt quan trọng nhất trong hệ thống các quan hệ pháp lý trên toàn cầu, không chỉ diễn ra sôi nỗi trong nước mà cả trên các diễn đàn quốc tế, với hàng ngàn các cơng trình nghiên cứu có giá trị vì nó liên quan đến quyền sống, quyền con người. Mặc dù việc tranh luận tựu trưng lại có hai nhóm lý luận lớn đó là: Vấn đề đạo đức và pháp lý của hình phạt tử hình (duy trì hay loại bỏ hình phạt tử hình); tuy nhiên trong mối tương quan về đạo đức và pháp lý của hình phạt tử hình, ở mỗi một cực của nó lại có nhiều quan điểm khác nhau dựa trên nền tảng kinh tế, văn hóa, xã hội, tơn giáo…nhằm làm sáng tỏ về mặt lý luận của

hình phạt tử hình. Đây là một thực trạng đan xen giữa xu hướng tiến bộ và xu hướng bảo thủ, nó được thể hiện qua các quan điểm lý luận sau đây:

- Hình phạt tử hình có phải là biện pháp răn đe điệu quả để ngăn ngừa các hành vi phạm tội quy định ở 18 tội danh trong Bộ luật Hình sự năm 2015 hay không, hay là cần phải loại bỏ bớt các tội danh như các tội phạm về ma túy, các tội phạm về tham nhũng, chỉ cần giữ lại hình phạt tử hình đối với các tội như tội giết người, tội phản bội tổ quốc, tội gián điệp, tội bạo loạn, tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân, tội phá hoại hịa bình, tội gây chiến tranh xâm lược, tội chống loài người, tội phạm chiến tranh.

- Hình phạt tử hình có phải là biện pháp cần thiết để ngăn ngừa một số tù nhân nguy hiểm phạm tội, qua đó đảm bảo an ninh của cộng đồng hay khơng?

- Hình phạt tử hình có phải là sự trả giá xứng đáng cho những kẻ gây ra tội ác tày trời đối với xã hội hay khơng và có phải là cần thiết để bù đắp tổn thất cho gia đình nạn nhân hay khơng?

- Hình phạt tử hình có phải nhân đạo hơn so với hình phạt tù chung thân hay không hay đở tốn kém hơn so với hình phạt tù chung thân hay khơng?

- Hình phạt tử hình có đi ngược lại quan niệm của các tôn giáo hay không (đối với các quan điểm theo tư tưởng tôn giáo).

- Trong mọi hoàn cảnh, việc tước bỏ mạng sống của con người là có cần thiết hay khơng?

- Tử hình một người để răn đe hàng vạn người có phải là sự phản ứng đúng mức của Nhà nước hay khơng?

- Hình phạt tử hình có tạo nên sự hận thù của người thân, thân nhân, gia đình người bị kết án hay khơng? Có đi ngượi lại những giá trị khoan dung, nhân đạo của Nhà nước pháp quyền hay khơng, có trái với ngun tắc khoan dung, nhân đạo trong tố tụng hình sự hay khơng?

- Hình phạt tử hình có vi phạm quyền sống của con người được ghi nhận trong Luật nhân quyền quốc tế và trong Hiến pháp của Việt Nam hay khơng?

- Có cần phải xóa bỏ hình phạt tử hình để loại trừ trường hợp xử oan phải dẫn đến tử hình người vơ tội có thể xảy ra hay khơng?

- Xóa bỏ hình phạt tử hình có tránh được sự phân biệt đối xử trong áp dụng hình phạt này hay không?

- Nếu công chúng ủng hộ duy trì hình phạt tử hình phải chăng đó là quốc gia văn minh? Phải chăng các quốc gia khơng loại bỏ hình phạt tử hình là quốc gia kém văn minh. Ví dụ: Một số bang của Hoa Kỳ vẫn áp dụng hình phạt tử hình trong khi Hoa Kỳ là siêu cường số 1 thế giới…

Các quan điểm, câu hỏi có tính lý luận nêu trên cuối cùng đi đến một trong 2 mục tiêu, đó là xóa bỏ hoặc duy trì hình phạt tử hình.

* Các quan điểm xóa bỏ hình phạt tử hình dựa trên các văn kiện quốc tế về quyền con người như Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền 1948, các Công ước quốc tế về quyền dân sự, chính trị như cơng ước 1966, các Nghị định thư số 6, số 13 của Châu Âu về quyền con người. Tinh thần chung của các văn kiện là dựa trên vấn đề đạo đức, xóa bỏ hình phạt tử hình chính là làm tăng phẩm giá con người, giá trị của đạo đức trong chính sách nhân đạo của Nhà nước pháp quyền; dựa trên sự hiệu quả của hình phạt tử hình là khơng làm giảm đi tội ác; và cuối cùng là dựa trên xu thế của nhân loại. Quan điểm này chủ yếu nằm ở các quốc gia Châu Âu, Châu Mỹ.

* Các quan điểm duy trì hình phạt tử hình chủ yếu nằm ở các nước nghèo, đang phát triển, các nước có nền chính trị độc tài, hà khắc, ngoại trừ một số bang của Hoa Kỳ có đặc thù riêng của họ.

Tại Việt Nam cũng có 2 luồng quan điểm lý luận là duy trì hoặc loại bỏ hình phạt tử hình. Nhưng đại đa số quan điểm cho rằng cần phải duy trì hình phạt tử hình trong hệ thống các hình phạt quy định trong Pháp luật hình sự.

Cơ sở lý luận của luồng quan điểm áp đảo này là:

- Về pháp lý: Chúng ta phải vận dụng các Văn kiện quốc tế về quyền con người, quyền dân sự, quyền chính trị cho phép các nước có hình phạt tử hình chưa được xóa bỏ thì tiếp tục duy trì đối với những hành vi, những tội đặc biệt nghiêm trọng. Nếu xóa bỏ hình phạt tử hình thì có nghĩa là chúng ta tự tước bỏ công cụ pháp lý hình sự cần thiết nhất để ngăn chặn, trừng trị tội đặc biệt nghiêm trọng, tự tước bỏ khả năng phản ứng của Nhà nước. Ở chiều ngược lại, con người sống trong một xã hội phải biết tôn trọng các quan hệ xã hội, phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật, nếu phá vỡ quy tắc sống và thực hiện hành vi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì chính họ tự loại họ ra khỏi đời sống xã hội, đó là lẽ cơng bằng. Duy trì hình phạt tử hình là tơn trọng pháp luật quốc tế về quyền con người, tôn trọng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về quyền con người theo hướng giảm dần và tiến tới loại bỏ hình phạt tử hình.

- Về đạo lý: Xóa bỏ hình phạt tử hình hồn tồn khơng trái đạo lý, đạo đức xã hội mà ngược lại nó phù hợp với đạo lý, đạo đức xã hội, đạo lý không thể cho một người phạm tội tày trời sống rồi để hàng ngàn người khác coi thường pháp luật và phạm tội.

- Về hậu quả của việc áp dụng hình phạt tử hình:

Trong điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa của ta hiện nay và tương lai gần thì hình phạt tử hình phát huy tác dụng trong cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, làm cho những kẻ có ý định gây tội ác đặc biệt nghiêm trọng phải chùng tay. Hình phạt tử hình đã trở thành một giá trị của pháp luật khi nó đủ sức ngăn cản những hành vi phạm tội đặc biệt nguy hiểm đối với xã hội, góp phần làm giảm tội phạm.

- Và cuối cùng trong xu thế tồn cầu hóa kinh tế và pháp luật, Việt Nam đang hội nhập sâu rộng và đã phê chuẩn Công ước quốc tế về quyền con người và một số các văn kiện quốc tế khác liên quan đến quyền con người.

Tuy nhiên điều đó khơng có nghĩa là chúng ta phải bỏ ngay hình phạt tử hình mà việc loại bỏ hình phạt tử hình hồn tồn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của chúng ta trong tương lai, đây cũng chính là sự văn minh chính trị của Đảng và Nhà nước ta. Ở Việt Nam hiện nay, việc duy trì hình phạt tử hình trong thời gian nhất định là sự cần thiết, tất yếu khách quan, bởi lẽ:

+ Điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam chưa thể loại bỏ ngay hình phạt tử hình.

+ Xuất phát từ yêu cầu khách quan của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, ý thức pháp luật của phần lớn người dân chưa cao.

+ Xuất phát từ nhu cầu đảm bảo chất lượng cuộc sống cho người dân. + Nhà nước chưa có cách phản ứng nào khác.

* Các quan điểm lý luận về việc loại bỏ hình phạt tử hình đã hình thành từ lâu trên thế giới như: Tây Âu, Bắc Mỹ…và đã có gần hàng trăm nước loại bỏ hình phạt tử hình với lý do vi phạm quyền sống của con người.

Tuy nhiên ở Việt Nam, thực trạng quan điểm này chỉ có rất ít, khơng đủ cơ sở lý luận để đánh bại các quan điểm duy trì hình phạt tử hình trong thời gian nhất định.

Như vậy, thực trạng lý luận về hình phạt tử hình ở Việt Nam hiện nay có sự xung khắc giữa số đơng áp đảo ủng hộ duy trì hình phạt tử hình trong thời gian nhất định và số ít khơng ủng hộ hình phạt tử hình, mỗi một luồng quan điểm đều có cơ sở của nó. Quan điểm số đơng ủng hộ duy trì hình phạt tử hình trong thời gian nhất định là có cơ sở thực tiễn, đúng quy luật của triết học về duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, có ý nghĩa xã hội học sâu sắc và đúng với đường lối chính trị, chính sách pháp luật hình sự của giai cấp cầm quyền. Mặc dù vậy, cơ sở lý luận để bảo vệ cho sự tồn tại của hình phạt tử hình trong một số tội (trong số 18 tội danh có hình phạt tử hình) cịn nhiều bất cập. Theo tác giả là các tội danh sau đây có quy định hình phạt tử hình, các

quan điểm ủng hộ duy trì hình phạt tử hình chưa luận giải một cách khoa học về nhu cầu cuộc sống của người dân địi hỏi phải tử hình người có hành vi phạm các tội đó, đó là:

- Tội phá hoại cơ sở vật chất kỹ thuật của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 123)

- Tội sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 250) - Tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 251) - Tội tham ô tài sản (Điều 354)

- Tội nhận hối lội (Điều 387)

- Tội đánh tháo người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, người bị áp giải, xét xử, chấp hành hình phạt tù (Điều 421)

Đây là những bất cập về lý luận, tác động đến nhận thức của người có thẩm quyền áp dụng pháp luật hình sự về tử hình, cần phải được làm sáng tỏ rằng Nhà nước có kiểm sốt được tình hình tội phạm đối với các tội đó hay khơng?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng hình phạt tử hình từ thực tiễn các tỉnh miền trung, việt nam (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)