Căn cứ áp dụng hình phạt tử hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng hình phạt tử hình từ thực tiễn các tỉnh miền trung, việt nam (Trang 37 - 39)

6 Những điều cần biết về hình phạt tử hình – Trung tâm nghiên cứu quyền con người và quyền công dân, Đại học Quốc Gia Hà Nội – Khoa Luật, NXB chính trị Quốc Gia năm 2009, trang

1.2.2. Căn cứ áp dụng hình phạt tử hình

Tịa án xác định các căn cứ áp dụng hình phạt tử hình phải dựa trên nền tảng pháp lý, đó là sự quy định của BLHS về căn cứ quyết định hình phạt. Khoản 1 Điều 50 BLHS 2015 quy định căn cứ quyết định hình phạt: “Khi quyết định hình phạt, Tịa án căn cứ vào quy định của Bộ luật này, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự”.

Như vậy để ban hành bản án tử hình người phạm tội, chủ thể áp dụng hình phạt tử hình cần phải căn cứ vào Điều 50 BLHS; có thể được phân thành 4 căn cứ sau đây:

- Thứ nhất: Phải căn cứ vào hành vi phạm tội của bị cáo. Hành vi phạm tội của bị cáo phải là hành vi phạm vào tội đặc biệt nghiêm trọng, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng cho xã hội do một người có đủ khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi gây ra trên thực tế; hành vi phạm tội đó phải đáp ứng đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm cụ thể được quy định trong phần các tội phạm của BLHS; hành vi phạm tội đó phải tương ứng với điều luật và khung hình phạt có quy định hình phạt tử hình.

Đây là căn cứ đầu tiên và có tính chất chi phối đến q trình và kết quả giải quyết vụ án, bị cáo có bị tử hình hay khơng hồn tồn phụ thuộc vào hành vi phạm tội của bị cáo và hậu quả do bị cáo gây ra.

quy định tại Điều 40 BLHS (quy định về hình phạt tử hình), các tội danh trong các điều luật cụ thể có quy định hình phạt tử hình trong phần các tội phạm của BLHS mà người phạm tội vi phạm để đối chiếu hành vi phạm tội với tội danh và khung hình phạt mà người phạm tội phạm vào, làm cơ sở cho việc quyết định hình phạt.

- Thứ ba: Hội đồng xét xử áp dụng hình phạt tử hình khơng chỉ căn cứ vào Điều 40 BLHS và các điều luật cụ thể quy định các tội danh có hình phạt tử hình mà cịn phải căn cứ vào nhân thân của người phạm tội; các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự để đánh giá một cách tồn diện về vụ án. Ví dụ: Người thực hiện hành vi phạm tội có tiền án (tái phạm, tái phạm nguy hiểm) hay không…Đây là một căn cứ hết sức nhạy cảm. Trong nhiều trường hợp bị cáo có nhân thân tốt, có nhiều tình tiết giảm nhẹ thì Hội đồng xét xử không tuyên án tử hình mà có thể áp dụng hình phạt tù chung thân hoặc mức cao nhất của tù có thời hạn. Vì vậy việc đánh giá, cân nhắc về nhân thân người phạm tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là hoạt động hết sức tư duy, thận trọng của Hội đồng xét xử. Trong thực tiễn xét xử, Hội đồng xét xử đôi khi lạm dụng căn cứ này để loại trừ hình phạt tử hình cho bị cáo với nhiều lý do khác nhau.

- Thứ tư: Hội đồng xét xử phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được quy định trong BLTTHS để thực hiện các hoạt động xét xử đối với người thực hiện hành vi phạm tội có quy định hình phạt tử hình theo quy trình đặc biệt và chặt chẽ. Đây là một thủ tục bắt buộc và có tính ngun tắc, nếu vi phạm có thể dẫn đến bản án bị hủy do vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Chẳng hạn như: Thành phần Hội đồng xét xử phải đúng quy định, Thẩm phán sơ cấp không thể tham gia Hội đồng xét xử cấp tỉnh, hay như Hội đồng xét xử tham gia xét xử ở cấp sơ thẩm bị cấp phúc thẩm hủy bản án thì khi xét xử lại họ không được tham gia Hội đồng xét xử vụ án này…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng hình phạt tử hình từ thực tiễn các tỉnh miền trung, việt nam (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)