Là số bị cáo bị tun án tử hình được tính theo bản án có hiệu lực pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng hình phạt tử hình từ thực tiễn các tỉnh miền trung, việt nam (Trang 55 - 71)

theo bản án có hiệu lực pháp luật.

2 TP Đà Nẵng 3/19 15,7% 3 Gia Lai 3/19 15,7% 4 Khánh Hòa 1/19 5,2% 5 Quảng Nam 2/19 10,5% 6 Quảng Trị 2/19 10,5% 7 Quảng Bình 1/19 5,2% 8 TT Huế 1/19 5,2% 9 Quảng Ngãi 1/19 5,2% 10 Phú Yên 0 0% 11 Bình Định 0 0% 12 Kon Tum 0 0%

Bảng 2.3: Tỷ lệ các tội danh có quy định hình phạt tử hình được TAND các tỉnh Miền Trung, Việt Nam áp dụng để xét xử các bị cáo từ 2015-

2019

TT Tội danh Số tội Tỷ lệ Ghi chú

1 Giết người 19/21 90,47%

2 Vận chuyển trái phép

chất ma túy 2/21 9,52%

Nguồn: Văn phòng Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng cung cấp

* Nhận xét chung:

Tình hình tội phạm (án tử hình) trong giai đoạn 2015-2019 tại các tỉnh Miền Trung, Việt Nam chịu sự tác động của các nhân tố xã hội học như: Yếu tố địa lý, dân cư, trình độ dân trí, trình độ văn hóa, hồn cảnh kinh tế …Qua số liệu thống kê đã chứng minh điều này:

- Thứ nhất: Căn cứ vào số liệu thống kê và qua lăng kính xã hội học, xã hội học pháp luật cho thấy: Trong 21 vụ án/21 bị cáo nêu trên bị TAND các tỉnh Miền Trung, Việt Nam xét xử trong giai đoạn 2015-2019 thì có đến 19/21 vụ tương ứng 19/21 bị cáo bị Tòa án các cấp xét xử về tội “Giết người”, chiếm tỷ lệ 90,47%; 2/21 vụ tương ứng 2/21 bị cáo bị Tòa án các cấp xét xử về tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy”, chiếm tỷ lệ 9,52%; các tội phạm còn lại trong 18 tội danh BLHS năm 2015 quy định hình phạt tử hình thì các tỉnh Miền Trung, Việt Nam khơng có (Bảng 2.1). Điều này cho thấy các bị cáo bị tuyên án tử hình chủ yếu về tội “Giết người” là tội xâm phạm đến tính mạng con người, Nhà nước chưa đủ khả năng kiểm soát hành vi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng này nên phải phản ứng một cách cứng rắn là tử hình kẻ phạm tội. Đồng thời qua đó cũng cho thấy án giết người gắn liền với các điều kiện xã hội như: Văn hóa thấp, kinh tế khó khăn, mơi trường sống, dân cư đông, địa bàn phức tạp…là những nhân tố quyết định tình hình tội phạm (phần lớn các vụ án giết người có mục đích cướp tài sản). Tội “Vận chuyển trái phép chất ma túy” chỉ chiếm 9,52% là tỷ lệ rất thấp. Các tội phạm về

tham nhũng tại các tỉnh Miền Trung chưa có án tử hình cũng xuất phát từ điều kiện kinh tế của khu vực này còn kém xa so với 2 đầu đất nước, vì vậy chưa có vụ án tham nhũng nào đặc biệt nghiêm trọng đến mức phải tử hình. Các tội phạm khác liên quan đến an ninh quốc gia khơng có án tử hình cũng xuất phát từ khu vực Miền Trung không phải là trung tâm kinh tế, chính trị của đất nước. Các nhân tố kinh tế xã hội này cho phép chúng ta đánh giá được loại tội phạm nào Nhà nước cần thiết phải quy định hình phạt tử hình. So với 2 khu vực Miền Bắc và Miền Nam thì điều kiện kinh tế của Miền Trung cịn thấp, vì vậy số lượng án tử hình là khơng lớn.

- Thứ hai: Tính theo án có hiệu lực pháp luật thì có 19 bị cáo bị tử hình tại TAND các tỉnh Miền Trung, Việt Nam. Trong đó Thành phố Đà Nẵng, Đắk Lắk và Gia Lai là 3 tỉnh, thành có số lượng vụ án và bị cáo bị tuyên án tử hình cao nhất (TP Đà Nẵng: 3 vụ/3 bị cáo/19 bị cáo, tỷ lệ 15,7%; Đắk Lắk: 5 vụ/ 5 bị cáo/19 bị cáo, tỷ lệ 26,3%; Gia Lai: 3 vụ/3 bị cáo/19 bị cáo, tỷ lệ 15,7%); các tỉnh cịn lại từ 5,2 đến 10,5%, có 3 tỉnh khơng có vụ, bị cáo nào bị tun án tử hình. Điều này được lý giải dưới góc độ xã hội học:

+ Đối với Thành phố Đà Nẵng: Là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của khu vực Miền Trung và Tây Nguyên kéo theo tình hình tội phạm phức tạp, 3 vụ án giết người với 3 bị cáo/19 bị cáo bị tuyên án tử hình nói lên điều đó (tính theo án có hiệu lực pháp luật).

+ Gia Lai: Là tỉnh miền núi, đông dân cư, địa bàn phức tạp, trình độ dân trí nói chung cịn thấp, đời sống kinh tế khó khăn, là những nhân tố làm phát sinh tội phạm, 3 vụ án giết người với 3 bị cáo/19 bị cáo bị tuyên án tử hình (tính theo án có hiệu lực pháp luật) cũng đã nói lên đặc điểm dân cư vùng, miền, điều kiện kinh tế, xã hội tác động đến tình hình tội phạm.

+ Đặc biệt đối với Đắk Lắk là địa bàn phức tạp nhất Miền Trung, Việt Nam, nơi đây được ví như Hợp chủng quốc thu nhỏ. Với số lượng dân cư đông nhất Miền Trung, nhiều thành phần dân tộc sinh sống nhất, nhiều tỉnh đến sinh sống nhất, địa bàn rộng nhất, trình độ dân trí nói chung cịn thấp, đời

sống kinh tế, văn hóa cịn nghèo nàn lạc hậu…do đó tình hình an ninh trật tự phức tạp nhất Miền Trung và hiển nhiên là số vụ phạm tội cũng cao nhất. Với 5 vụ án/5 bị cáo/19 bị cáo bị tuyên án tử hình (tính theo bản án có hiệu lực pháp luật, chiếm 26,3%) đều gắn liền với các nhân tố địa lý, dân cư, trình độ dân trí, điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội, mơi trường sống…

Các tỉnh cịn lại ít phức tạp hơn nên số lượng án tử hình thấp hơn hoặc khơng có.

2.2.2. Thực tiễn áp dụng hình phạt tử hình tại Tịa án nhân dân các tỉnh Miền Trung, Việt Nam tỉnh Miền Trung, Việt Nam

Quá trình áp dụng hình phạt tử hình là quá trình tư duy đi từ đánh giá chứng cứ, xác định hành vi phạm tội, hoàn cảnh phạm tội, lựa chọn quy phạm pháp luật để áp dụng, định tội danh và cuối cùng là quyết định hình phạt; chất lượng của việc áp dụng hình phạt tử hình hồn tồn phụ thuộc vào q trình tư duy này, được phản ánh trên 2 phương diện: Áp dụng đúng và nguyên nhân áp dụng đúng, áp dụng sai và nguyên nhân của áp dụng sai.

2.2.2.1. Áp dụng đúng và nguyên nhân của áp dụng đúng

a) Áp dụng đúng: Việc tuyên án tử hình, tước bỏ quyền sống của một con người là việc đặc biệt hệ trọng nên khi quyết định hình phạt tử hình, hội đồng xét xử không chỉ tinh thông nghiệp vụ, bản lĩnh vững vàng mà cịn có cả kiến thức sâu rộng về xã hội, có đạo đức nghề nghiệp, là một sự cân nhắc vô cùng đặc biệt. Căn cứ vào số liệu tại bảng 1 có thể thấy chất lượng xét xử án tử hình của TAND các tỉnh Miền Trung, Việt Nam thể hiện trên 2 phương diện:

- Về ưu điểm: Theo thống kê tại Bảng 2.1, với 17 vụ/ 17 bị cáo Tòa án cấp Sơ thẩm tuyên án tử hình có kháng cáo, kháng nghị, được Tòa án cấp Phúc thẩm xét xử giữ nguyên hình phạt tử hình 13 vụ/13 bị cáo (tỷ lệ 76,4%), và 2 vụ/2 bị cáo tự nguyện rút kháng cáo (tỷ lệ 11,7%), tâm phục khẩu phục. Con số này chứng minh được chất lượng xét xử của TAND các tỉnh Miền Trung cơ bản được bảo đảm; Tòa án cơ bản đã đánh giá đúng tính chất đặc

biệt nghiêm trọng của vụ án, nhân thân người phạm tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, đánh giá chứng cứ chính xác, xác định đúng hành vi phạm tội, áp dụng đúng các quy phạm pháp luật, xác định đúng tội danh, quyết định hình phạt đúng đắn, tương xứng với hành vi phạm tội và hậu quả vụ án. Tính cả 2 vụ đình chỉ xét xử phúc thẩm thì tỷ lệ xử đúng là 88,1%. Tuy nhiên xét một cách tổng thể thì với tỷ lệ xét xử đúng 15/17 bị cáo ≈ 88,1% đối với án tử hình, điều này có nghĩa rằng tỷ lệ áp dụng khơng đúng pháp luật về hình phạt tử hình của Tịa án nhân dân các tỉnh Miền Trung, Việt Nam vẫn còn cao.

b). Nguyên nhân của việc áp dụng đúng đối với 15 vụ án/ 15 bị cáo nêu trên: Theo thống kê tại Bảng 2.1, chủ yếu các bị cáo bị xét xử về tội “Giết người” có khung hình phạt quy định tử hình (90,47%), trong khi đó pháp luật hình sự quy định hình phạt tử hình về tội “Giết người” là rất rõ ràng, dể hiểu, không quá trừu tượng, dể vận dụng. Mặt khác các Thẩm phán, Hội thẩm tham gia Hội đồng xét xử các tội phạm có hình phạt tử hình chủ yếu là các cán bộ có năng lực chun mơn, có bản lĩnh vững vàng, có kiến thức pháp luật và xã hội sâu rộng, không chỉ trong nước mà cả quốc tế và điều đặc biệt là họ tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm độc lập khi xét xử và chỉ tuân theo pháp luật, không bị tác động bởi yếu tố tiêu cực nào.

2.2.2.2. Áp dụng sai và nguyên nhân của áp dụng sai

a) Áp dụng sai:

Mặc dù đạt được kết quả quan trọng trong thực tiễn hoạt động áp dụng pháp luật, nhưng có tới 4 vụ/4 bị cáo do Tòa án cấp sơ thẩm xử phạt tù chung thân bị cáo bị Tòa án cấp Phúc thẩm xử sửa án sơ thẩm theo hướng tăng nặng tử hình cả 4 bị cáo, tỷ lệ 100%, là tỷ lệ sai lầm quá lớn và sửa theo hướng giảm nhẹ 2 vụ/2 bị cáo từ tử hình xuống chung thân (tỷ lệ 11,7%) cũng là tỷ lệ sai lầm lớn. Điều này cho thấy hoạt động áp dụng pháp luật về hình phạt tử hình tại TAND các tỉnh Miền Trung, Việt Nam vẫn cịn nhiều hạn chế, thiếu sót, cần phải đánh giá đúng, tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục. Các

hạn chế, thiếu sót đó là:

- Thứ nhất: Tòa án cấp sơ thẩm chưa đánh giá hết và đúng về các tình tiết liên quan đến vụ án theo hướng có lợi cho bị cáo, tức là đánh giá chứng cứ chưa toàn diện nên đã áp dụng hình phạt tử hình thiếu cơ sở pháp lý, xử nặng. Vụ án sau đây làm sáng tỏ cho đánh giá này:

Tóm tắt nội dung vụ án: Sáng 30/9/2014, Nguyễn Văn Hậu từ Nghệ An vào Đà Nẵng đến nhà anh Trần Trường Thành ở phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. Thấy cổng nhà bị khóa, Hậu mua 1 sim điện thoại lắp vào máy nhắn tin và gọi cho anh Thành về nhà gặp Hậu. Khoảng 9 giờ anh Thành về, 2 người cơm nước xong rồi lên giường nằm nghỉ. Tại đây anh Thành có những hành vi xâm phạm đến đời sống tình dục của Hậu, hai bên lời qua tiếng lại. Hậu bỏ đi thì Thành kéo áo Hậu lại, Hậu quơ tay đánh trúng miệng Thành chảy máu mũi. Thành chưởi « Đồ nhà q, khơng có tiền mà cịn làm chảnh (Hậu có hỏi mượn tiền Thành) và dùng cây cọc màn đánh Hậu. Hậu chưởi tục lại và lấy sợi dây điện để trên bàn gần đó quất anh Thành rồi siết cổ anh Thành cho đến chết. Sau khi giết người, bị cáo lấy một số tài sản của anh Thành, xóa dấu vết hiện trường, vứt sim điện thoại (đã dùng liên lạc với anh Thành) và về Nghệ An trong đêm 30/9/2014, sau đó thì bị bắt.

Tại Bản án HSST số 25/2015/HSST ngày 01/8/2015 TAND Thành phố Đà Nẵng áp dụng điểm e khoản 1 Điều 93; điểm b khoản 3 Điều 133; Điểm b, p khoản 1 Điều 46, Điều 50 BLHS, xử phạt Hồng Văn Hậu: Tử hình về tội “Giết người”, 12 năm tù về tội “Cướp tài sản”. Tổng hợp hình phạt chung cả 2 tội buộc bị cáo chấp hành là tử hình.

Hồng Văn Hậu có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Tại Bản án HSPT số 04/2015/HSPT ngày 09/11/2015 Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng áp dụng điểm b khoản 2 Điều 248; điểm c khoản 1 Điều 249 BLTTHS; điểm e khoản 1 Điều 93; điểm b khoản 3 Điều 133; điểm b, p khoản 1 Điều 46, Điều 50 BLHS; chấp nhận kháng cáo của bị cáo, sửa bản án sơ thẩm về hình phạt của tội “Giết người”, xử phạt Hồng Văn Hậu tù chung

thân về tội “Giết người”, giữ nguyên 12 năm tù về tội “Cướp tài sản”.

Với nhận định: “Tòa án sơ thẩm đánh giá đúng tính chất đặc biệt nghiêm trọng của vụ án, áp dụng đúng các tình tiết giảm nhẹ; tuy nhiên chỉ căn cứ vào 1 lời khai của bị cáo ngày 09/10/2014 tại cơ quan điều tra (sau đó chỉ thừa nhận vào Đà Nẵng để mượn tiền anh Thành) để nhận định bị cáo tại thời điểm đến nhà bị hại đã thay sim điện thoại, sau khi gây án đã xóa dấu vết tội phạm…thể hiện bị cáo đã có tính tốn gây án từ trước; nhận định này là không khách quan, chưa có căn cứ vững chắc và gây bất lợi cho bị cáo, trong khi các hành vi như vứt sim, lau chùi vết máu…chỉ mục đích là che dấu hành vi phạm tội mà thôi, việc mua sim nhắn tin, gọi cho anh Thành cũng khơng có dự mưu từ trước”. Hội đồng xét xử cấp phúc thẩm cho rằng bị cáo phạm tội

nhất thời, chưa có tiền án tiền sự, gia đình có cơng cách mạng, hồn cảnh gia đình khó khăn, con 1 tuổi…chưa đến mức phải tử hình nên sửa án sơ thẩm, xử bị cáo tù chung thân về tội “Giết người”.

Qua vụ án này thấy được: HĐXX sơ thẩm chưa toàn diện trong việc đánh giá chứng cứ, chưa xác định chính xác, đầy đủ các tình tiết liên quan đến vụ án, thiếu thận trọng nên tuyên án tử hình bị cáo Hậu, cấp Phúc thẩm sửa sai bằng cách hạ từ tử hình xuống tù chung thân với nhận định nêu trên là có căn cứ, cân nhắc kỹ và đúng với tính chất khách quan của vụ án.

- Thứ hai: Tòa án cấp Sơ thẩm chưa đánh giá đúng hoàn cảnh phạm tội; nhân thân của bị cáo nên quyết định hình phạt khơng chính xác. Vụ án sau đây minh chứng cho đánh giá này:

Khoảng 22 giờ 30 phút ngày 10/8/2015 Nguyễn Văn Thái (sinh ngày 15/11/1994) cầm dao đến nhà ông Lê Văn Trốn tại xã Ninh Phụng, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa để cướp xe máy. Khi vào nhà ông Trốn, do có tiếng động của Thái tạo ra nên ông Trốn dậy mở cửa thì bị Thái dùng dao chém mạnh 1 nhát từ trên xuống vào vùng cổ phía sau làm ơng Trốn gục ngã tại chỗ và tử vong.

Khánh Hòa áp dụng điểm g khoản 1 Điều 93; điểm d khoản 2 Điều 133; điểm p khoản 1 Điều 46; điểm d khoản 1 Điều 50 BLHS, xử phạt Nguyễn Văn Thái tử hình về tội “Giết người”, 8 năm tù về tội “Cướp tài sản”. Tổng hợp hình phạt chung cả 2 tội buộc bị cáo chấp hành là tử hình.

Bị cáo Nguyễn Văn Thái kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Tại Bản án HSPT số 169/2016/HSPT ngày 27/5/2016, Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng căn cứ điểm b khoản 1 Điều 248 BLTTHS; điểm g khoản 1 Điều 93; điểm d khoản 2 Điều 133; điểm p khoản 1 Điều 46; điểm d khoản 1 Điều 50 BLHS; chấp nhận kháng cáo của bị cáo, sửa bản án sơ thẩm về hình phạt của tội “Giết người”, xử phạt bị cáo Thái tù chung thân về tội “Giết người”, giữ nguyên hình phạt 8 năm tù của tội “Cướp tài sản”.

Tòa án cấp phúc thẩm nhận định: “Hành vi phạm tội “Giết người” của

bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng, Tòa án cấp sơ thẩm áp dụng đúng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, đánh giá đúng tính chất nghiêm trọng của vụ án; tuy nhiên khi phạm tội bị cáo mới hơn 20 tuổi, mồ côi cha mẹ từ sớm, bị cáo được bà ngoại nuôi dưỡng, thiếu sự giáo dục, Tòa sơ thẩm xử tử hình bị cáo là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng hình phạt tử hình từ thực tiễn các tỉnh miền trung, việt nam (Trang 55 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)