DÂN CÁC TỈNH MIỀN TRUNG, VIỆT NAM
3.2.2. Các giải pháp khác
Nhằm bảo đảm áp dụng đúng pháp luật về hình phạt tử hình, đáp ứng với yêu cầu cải cách tư pháp do Đảng ta đề ra, bên cạnh việc xây dựng các giải pháp về pháp luật, cần phải xây dựng các giải pháp ngoài pháp luật liên quan đến con người, tổ chức, bộ máy, đào tạo…Bởi lẽ các giải pháp về pháp luật chỉ là một trong 2 nhóm giải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật về hình phạt tử hình.
- Một là: Phải nâng cao trình độ hiểu biết, nhận thức pháp luật của người có thẩm quyền áp dụng pháp luật về hình phạt tử hình. Muốn làm được
điều này, bên cạnh việc tự học tập, các cơ quan chức năng cần phải tăng cường việc đào tạo, tập huấn, hội thảo chuyên sâu về áp dụng hình phạt tử hình, khơng chỉ ở các diễn đàn trong nước mà còn phải tăng cường hợp tác quốc tế về lĩnh vực này để người có thẩm quyền áp dụng pháp luật có được kiến thức sâu rộng, tồn diện. Người có thẩm quyền áp dụng pháp luật khơng chỉ nắm bắt, tinh thơng pháp luật về hình phạt tử hình của Việt Nam qua các giai đoạn mà còn phải hiểu biết sâu sắc pháp luật quốc tế về nhân quyền. Có như vậy người có thẩm quyền áp dụng pháp luật mới đủ tự tin về kiến thức pháp luật để quyết định tử hình hay khơng tử hình một người phạm tội.
- Hai là: Khi đứng trước sự lựa chọn việc tước đoạt hay không tước
đoạt mạng sống một con người, bản lĩnh nghề nghiệp của người có thẩm quyền áp dụng pháp luật là yếu tố đặc biệt quan trọng. Trong thực tiễn, đã có nhiều Thẩm phán, Hội Thẩm run tay, khơng dám ra phán quyết tử hình. Do đó phải đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp (nhất là Thẩm phán, Hội Thẩm) phải có bản lĩnh vững vàng, khơng chỉ vững vàng trong hành động mà cịn vững vàng cả tâm lý, khơng chùn bước hay lung lay trước các áp lực, tác động từ bên ngoài (như sợ trả thù, duy tâm…)
- Ba là: Phải kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng liên quan đến
chạy án, nhận hối lộ, bẻ cong cơng lý. Vì tử hình một người phạm tội là hoạt động đặc biệt hệ trọng nên bản thân bị cáo, người bị kết án thông qua gia đình, người thân tìm mọi cách tác động đến những người có thẩm quyền áp dụng pháp luật, dùng vật chất để mua chuộc Hội đồng xét xử tuyên hình phạt nhẹ hơn hình phạt tử hình. Trong hàng ngàn Bản án tử hình của cả nước, nhiều phán quyết của Tòa sơ thẩm tuyên chung thân bị cáo nhưng khi đến Tịa án cấp phúc thẩm thì tun án tử hình và ngược lại mà nguyên nhân của các phán quyết này có cả vấn đề tiêu cực. Do đó để hồn thành cơng cuộc cải cách tư pháp, nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật về hình phạt tử hình phải làm tốt công tác chống tham nhũng trong bộ máy các cơ quan tư pháp.
pháp luật về hình phạt tử hình vào hoạt động xét xử là một hoạt động hết sức nhạy cảm vì nó liên quan đến quyền sống của con người mà xu hướng chung của nhân loại là tiến tới xóa bỏ hình phạt đặc biệt này trong pháp luật hình sự. Do đó những người có thẩm quyền áp dụng pháp luật về hình phạt tử hình khơng chỉ giỏi về nghiệp vụ, bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng, tư cách đạo đức tốt, mà cịn phải có trình độ kiến thức xã hội cao (Ví dụ như kiến thức về tội phạm học, tâm lý học, xã hội học…). Khi họ đã có một lượng kiến thức tổng hợp tốt như vậy thì khả năng áp dụng đúng pháp luật về hình phạt tử hình sẽ rất cao, hạn chế được các sai lầm so với người thiếu kiến thức tổng hợp đó.
- Năm là: Cần phải xử lý nghiêm minh đối với những người có thẩm
quyền áp dụng pháp luật đã có những sai lầm nghiêm trọng và gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng cho xã hội cũng như cho bản thân người phạm tội. Chẳng hạn như xử tử hình oan người vơ tội, đáng tử hình lại khơng xử tử hình…Tùy theo mức độ sai phạm mà áp dụng hình thức xử lý phù hợp.
Tiểu kết Chương 3
Xuyên suốt trong đường lối lãnh đạo của Đảng ta từ đại hội lần thứ VII cho đến nay cùng với các Nghị quyết của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp như: Nghị quyết 08 năm 2002, Nghị quyết 48 năm 2005, Nghị quyết 49 năm 2005, Đảng ta đều nhất quán chủ trương coi trọng việc hồn thiện chính sách hình sự, hạn chế áp dụng hình phạt tử hình theo hướng chỉ áp dụng đối với một ít loại tội phạm, nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong đó có áp dụng hình phạt tử hình. Trong quan hệ đối ngoại, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 22 năm 2010 “Về hội nhập quốc tế” đã đặt ra yêu cầu phải nghiêm chỉnh tuân thủ các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, tận dụng hiệu quả các quy tắc, luật lệ quốc tế. Như vậy sự nghiệp cải cách tư pháp không thể tách rời với quan hệ đối ngoại. Kết hợp 2 lĩnh vực này thể hiện được quan điểm, định hướng của Đảng ta là tiếp tục đề cao quyền con
người, hạn chế dần hình phạt tử hình và khi ta đã tuân thủ đầy đủ các cam kết quốc tế (đặc biệt là Luật nhân quyền quốc tế) thì sẽ xóa bỏ hình phạt tử hình. Đây là quan điểm định hướng hết sức đúng đắn, phù hợp với điều kiện cụ thể của nước ta.
Để đường lối của Đảng đi vào cuộc sống địi hỏi phải có các giải pháp khoa học, sát thực tiễn nhằm áp dụng đúng pháp luật về hình phạt tử hình. Các giải pháp được trình bày nên trên là cơ sở để khắc phục những bất cập về lý luận và pháp luật về hình phạt tử hình cũng như khắc phục được những hạn chế, sai lầm của TAND các tỉnh Miền Trung, Việt Nam trong hoạt động xét xử, áp dụng hình phạt tử hình.
Việc áp dụng đúng hình phạt tử hình trong hoạt động xét xử của Tịa án Việt Nam nói chung cũng như TAND các tỉnh Miền Trung, Việt Nam nói riêng là nhân tố bảo đảm cho pháp luật hình sự về hình phạt tử hình trở thành giá trị trong cuộc sống, đảm bảo sự công bằng của xã hội là kẻ gây tội ác tày trời đáng chết thì phải chết; đồng thời đảm bảo cho sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước được thực thi, nâng cao hiệu quả đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm tại Miền Trung Việt Nam.
KẾT LUẬN
Mặc dù đang còn nhiều quan điểm, tranh luận khác nhau, nhưng đại đa số các nhà nghiên cứu, các học giả của Việt Nam đều thống nhất với nhau rằng: Nhân đạo khơng có nghĩa là khơng tử hình, việc duy trì hình phạt tử hình là phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam hiện tại và trong tương lai gần, nhưng theo hướng giảm dần và khi điều kiện chín mùi thì xóa bỏ. Các quan điểm này phù hợp với đường lối lãnh đạo, quan điểm, định hướng của Đảng và chính sách hình sự của Nhà nước ta và phù hợp với xu hướng chung của nhân loại. Trong tương lai không xa, khi chúng ta đã hội nhập mạnh mẽ, tồn diện vào tồn cầu hóa kinh tế và pháp luật thì hình phạt tử hình sẽ khơng cịn lý do để tồn tại, nhưng trước mắt chúng ta vẫn phải duy trì hình phạt tử hình theo hướng giảm dần để phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của chúng ta và theo quy luật của triết học Mác – Lê Nin thì chính các điều kiện kinh tế xã hội quyết định sự tồn tại hay mất đi của hình phạt tử hình. Vấn đề đặc biệt quan trọng là hình phạt tử hình phải được Tòa án áp dụng đúng trong hoạt động xét xử.
Mặc dù trong thời gian qua, TAND các tỉnh Miền Trung, Việt Nam đã có nhiều cố gắng trong việc bảo vệ quyền con người, đã đạt được những kết quả nhất định trong việc đưa ra các phán quyết liên quan đến hình phạt tử hình, song kết quả thống kê cho thấy số lượng các vụ án và số lượng các bị cáo bị áp dụng hình phạt tử hình khơng đúng chiếm tỷ lệ tương đối cao, ảnh hưởng đến hiệu quả đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm cũng như hiệu quả của việc bảo vệ quyền sống, quyền con người được Hiến pháp quy định. Nguyên nhân của những sai lầm trong hoạt động xét xử có cả yếu tố khách quan từ pháp luật, dư luận xã hội… và có cả yếu tố chủ quan từ con người. Vì vậy tác giả đã đề xuất các giải pháp về pháp luật và một số giải pháp khác là nhằm góp phần khắc phục những bất cập từ pháp luật, khắc phục những hạn chế, sai lầm từ hoạt động thực tiễn áp dụng pháp luật về hình phạt tử hình tại
các tỉnh Miền Trung, Việt Nam. Đây cũng là cơ sở khoa học cho phép tác giả khẳng định cần tiếp tục duy trì hình phạt tử hình nhưng cần loại bỏ bớt một số tội phạm và hướng tới loại bỏ hồn tồn hình phạt tử hình trong hệ thống các hình phạt được quy định trong BLHS năm 2015.
Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp phần hồn thiện và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận của khoa học pháp lý hình sự, làm sáng tỏ về xu hướng loại bỏ hình phạt tử hình là giá trị chung của nhân loại. Luận văn là cơng trình nghiên cứu khoa học có thể được vận dụng vào thực tiễn áp dụng pháp luật về hình phạt tử hình trong hoạt động xét xử tại các tỉnh Miền Trung, Việt Nam, cũng như việc giảng dạy về pháp luật hình sự tại các cơ sở đào tạo. Luận văn chắc chắn sẽ cịn nhiều khiếm khuyết, vì vậy rất mong các nhà khoa học, các thầy cô và các cán bộ làm công tác thực tiễn áp dụng pháp luật đóng góp ý kiến để tác giả tiếp thu, rút kinh nghiệm, hoàn chỉnh luận văn.