Như đã trình bày ở trên, định tội danh là một giai đoạn cơ bản và tối quan trọng của việc áp dụng pháp luật hình sự. Việc định tội danh đúng thể hiện ý nghĩa về mặt chính trị - xã hội, đạo đức và pháp lý rất lớn. Pháp luật hình sự do Nhà nước ban hành, qua đó thể hiện ý chí của Nhà nước đối với việc đấu tranh, phòng ngừa tội phạm. Do vậy, khi áp dụng pháp luật để định tội danh cần nghiêm chỉnh tuân thủ các quy định của PLHS là điều kiện cần thiết và quan trọng trong việc thực hiện chính sách phịng chống tội phạm qua đó bảo vệ tốt nhất lợi ích của Nhà nước, của xã hội và của mọi công dân.
Hoạt động định tội danh nói chung và định tội danh tội bn lậu nói riêng của các chủ thể có thể theo 2 xu hướng: Định tội danh đúng hoặc định tội danh sai.
Định tội đúng có nghĩa là xác định chính xác một hành vi cụ thể đã thực hiện thoả mãn các dấu hiệu pháp lý của một cấu thành tội phạm cụ thể được quy định trong BLHS, trong đó khơng những xác định được điều luật mà còn cả điểm, khoản tương ứng của điều luật cụ thể áp dụng đối với người, pháp nhân thực hiện hành vi đó. Ngược lại định tội danh không đúng là xác định một hành vi không đúng với hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm.
- Khi định tội danh đúng sẽ có ý nghĩa như sau:
+Là sự đánh giá về mặt pháp lý hình sự duy nhất đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội đã thực hiện và đang được xem xét.
+Định tội đúng giúp phân biệt được giữa hành vi vi phạm pháp luật hình sự bị coi là tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác không phải là tội phạm để từ đó giúp các cơ quan tố tụng phân loại chính xác tố giác tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố là tiền đề để xác định trình tự tố tụng giải quyết chính xác, nhanh
chóng, kịp thời.
+ Định tội đúng bảo đảm cho truy cứu trách nhiệm hình sự và kết tội một người đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, nghĩa là bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ thực hành quyền cơng tố trong tố tụng hình sự hoặc bào chữa cho một người đạt kết quả tốt
+ Định tội đúng góp phần giúp các chủ thể thực hiện tốt chức năng trong tố tụng hình sự, phát hiện kịp thời vi phạm pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng, áp dụng những biện pháp để loại trừ việc vi phạm pháp luật của những cơ quan tố tụng và cá nhân này, bảo đảm thực hiện tốt các quy định của luật hình sự và luật tố tụng hình sự.
+Định tội đúng cũng là cơ sở để áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, áp dụng các biện pháp điều tra, cưỡng chế, ngăn chặn đúng quy định, thực hiện thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử...
+Định tội đúng của cơ quan điều tra, truy tố và người bào chữa là tiền đề để giúp Tịa án quyết định hình phạt một cách có căn cứ và đúng pháp luật.
+Định tội danh đúng là tiền đề cho việc phân hố trách nhiệm hình sự và cá thể hố hình phạt một cách cơng minh có căn cứ pháp luật.
+ Định tội danh đúng sẽ hỗ trợ cho việc thực hiện một loạt các nguyên tắc
tiến bộ được thừa nhận trong Nhà nước pháp quyền như: nguyên tắc pháp chế, trách
nhiệm do lỗi, trách nhiệm cá nhân, bình đẳng trước pháp luật hình sự, nguyên tắc công minh nhân đạo và nguyên tắc không tránh khỏi trách nhiệm.
Như vậy, định tội danh đúng có ý nghĩa quan trọng trong tố tụng hình sự, làm cơ sở cho việc kết thúc điều tra, truy tố, xét xử đúng người, đúng tội. Định tội danh đúng là cơ sở cho việc quyết định đúng các biện pháp cưỡng chế, áp dụng các thời hạn tố tụng và quan trọng hơn là quyết định đúng hình phạt chính hay bổ sung đối với người hay pháp nhân thương mại phạm tội.
Với các phân tích trên ta có thể thấy: “ Định tội danh đúng là biểu hiện của
việc thực hiện đúng biện pháp chính trị, thực thi đúng chính trị, thực thi đúng ý chí của nhân dân đã được thể hiện trong luật, bảo vệ có hiệu quả các lợi ích của xã
hội, của Nhà nước và của con người, của công dân” [39, tr29]
- Khi định tội danh sai:
+ Định tội danh sai sẽ dẫn đến một loạt các hậu quả tiêu cực như: khơng đảm bảo được tính cơng minh có căn cứ đúng pháp luật, truy cứu trách nhiệm hình sự
người vô tội, bỏ lọt người phạm tội, xâm phạm thô bạo danh dự nhân phẩm các
quyền tự do dân chủ của công dân là giá trị xã hội cao quý nhất được thừa nhận
trong Nhà nước, ngoài danh dự, nhân phẩm, quyền tự do dân chủ, quyền con người bị xâm hại thì người bị định tội danh sai cịn mất đi rất nhiều quyền lợi về tài sản, việc làm và ảnh hưởng rất lớn đến hạnh phúc gia đình một số trường hợp cịn liên quan đến danh dự của của một dòng họ, cả một thế hệ con cháu bị ảnh hưởng, xã hội coi thường, kỳ thị…
+ Định tội danh sai làm giảm uy tín của các Cơ quan tố tụng, vi phạm pháp chế XHCN, ảnh hưởng đến niềm tin của người dân, cơ quan, tổ chức và quan trọng là ảnh hưởng đến hiệu quả của đấu tranh phòng chống tội phạm. [28, tr. 4,5,6].
Từ các phân tích trên ta thấy được,định tội danh tội buôn lậu là chúng ta xác định các hành vi nguy hiểm của một người nào đó, một pháp nhân thương mại nào đó có thỏa mãn cấu thành tội bn lậu hay không? định tội danh là một giai đoạn cơ bản và tối quan trọng của việc áp dụng pháp luật hình sự. Việc định tội danh đúng sẽ quyết định hình phạt đúng thể hiện ý nghĩa về mặt chính trị - xã hội, đạo đức và pháp lý rất lớn với việc đấu tranh, phịng ngừa tội phạm.
Đối với tội Bn lậu, gian lận thương mại hay buôn bán hàng nhái, hàng giả ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế trong nước về lâu về dài, tuy nhiên nó ảnh hưởng trực tiếp nhất là đến người tiêu dùng vì nếu hàng hóa nhập khẩu khơng tn thủ các quy định thì Nhà nước sẽ khơng kiểm sốt, khơng bảo đảm được chất lượng hàng hóa ở nước ngồi nhập vào Việt Nam, cũng như nếu hàng hóa Việt Nam Xuất khẩu ra nước ngồi nếu khơng đảm bảo về chất lượng sản phẩm thì sẽ làm mất uy tín, ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp sản xuất trong nước, ảnh hưởng đến nguồn thu cho doanh nghiệp cũng như ngân sách Nhà nước. Do vậy, việc định tội danh đúng đối với tội buôn lậu dẫn xử lý đúng người đúng tội, áp dụng đúng biện pháp chế tài
đối với cá nhân, pháp nhân thương mại phạm tội, bảo vệ được nền sản xuất công nghiệp trong nước, chính sách xuất nhập khẩu của Nhà nước, chống thất thoát thuế xuất nhập khẩu và bảo vệ được sức khỏe của người tiêu dùng trong nước. Ngồi ra nó cũng giúp trừng trị, răn đe những cán bộ Nhà nước thực thi công vụ trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu hàng hóa phải ln tn thủ pháp luật trong q trình thực thi nhiệm vụ. [15]