Từ Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 đã mở ra định hướng phát triển mới cho Đất nước, đặc biệt là định hướng Phát triển nền kinh tế mở với nhiều thành phần định hướng XHCN, cơ chế thị trường được mở ra và phát triển, từ đó đã đưa đất nước ta ra khỏi khủng hoảng kinh tế và từng bước phát triển, có nhiều thành tựu to lớn, tăng cường hội nhập, phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học xã hội…với các nước trong khu vực và trên thế giới. Do đó, vị thế, uy tín của Việt Nam càng ngày càng nâng cao trong quan hệ quốc tế…
Với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường Nhà nước không can thiệp sâu vào hoạt động của doanh nghiệp, thương nhân mà điều tiết hợp lý bằng pháp luật, lợi nhuận, hiệu quả là quan trọng và là động lực trong hoạt động kinh doanh.
Đổi mới trong các chính sách pháp luật về kinh tế, đặc biệt tội phạm trong vĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại phải được nghiên cứu, hình sự hóa hay phi hình sự hóa những hành vi nào được coi là tội phạm, hành vi nào không coi là tội phạm thật hợp lý để vừa kích thích doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh buôn bán nhưng mặt khác đảm bảo được an ninh, trật tự và lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp cũng như các cá nhân, tổ chức có liên quan khác mặt khác cũng phù hợp với xu thế phát triển kinh tế chung của quốc tế, thế giới. Hình phạt áp dụng đối với các tội này cũng chủ yếu sẽ đánh chủ yếu vào kinh tế, là hạn chế hoặc tước lợi ích kinh tế, hạn chế bớt các hình phạt tù, tước quyền tự do đối với cá nhân, pháp nhân thương mại phạm tội.
Tội buôn lậu từ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS 1999 năm 2009 đã bãi bỏ hình phạt tử hình thay bằng hình phạt tù chung thân, BLHS năm 2015 hình phạt cao nhất chỉ cịn là 20 năm tù; tăng cường hình phạt tiền; Pháp nhân
thương mại cũng bị khởi tố hình sự đối với tội bn lậu, hình phạt tiền là chính ngồi ra tùy hành vi vi phạm có thể tạm đình chỉ hoạt động, đình chỉ hoạt động, tước giấy phép hoạt động có thời hạn hoặc vĩnh viễn. Tuy các quy định vẫn còn các bàn cải nhưng đây cũng xem là điểm tiến bộ trong quy địnhvề tội buôn lậu.