Cấu thành tội phạm tội buôn lậu theo BLHS năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐỊNH tội DANH tội BUÔN lậu THEO PHÁP LUẬT HÌNH sự VIỆT NAM từ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 28 - 35)

Bộ luật hình sự và các văn bản hướng dẫn thực hiện Bộ luật hình sự khác là cơ sở pháp lý cao nhất quy định Tội phạm và hình phạt .

Với nguyên tắc, cơ sở thống nhất “chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật

hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự; chỉ pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã được Bộ luật hình sự quy định tại điều 76 của Bộ luật này mới phải chịu trách nhiệm hình sự (điều 2 BLHS năm 2015)”. Quy định này đảm bảo thống

nhất trong việc định tội danh, loại trừ khả năng cho phép bất kỳ một cơ quan, tổ chức hay cá nhân nào được phép mở rộng, thu hẹp hay có bất cứ hành vi nào sửa đổi theo ý chí, mục đích riêng của mình.

Cấu thành tội phạm của mỗi tội phạm cụ thể được quy định trong một quy phạm pháp luật hình sự, quy phạm đó được thể hiện cơ bản trong một điều luật của phần các tội phạm của BLHS, tuy nhiên phần các tội phạm cụ thể (tội buôn lậu) không thể hiện đầy đủ của dấu hiệu của CTTP, để nhận thức đầy đủ, chính xác một CTTP cụ thể thì ngồi các quy định của phần các tội phạm, các chủ thể định tội phải nhận thức các dấu hiệu khác của CTTP được thể hiện trong các quy định của phần chung BLHS (ví dụ dấu hiệu về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, dấu hiệu về lỗi…), đây là điều kiện bắt buộc để định tội danh. [11, tr 57]

Theo GS.TS Võ Khánh Vinh thì: “Cấu thành tội phạm là cơ sở pháp lý duy nhất của việc định tội danh, là mơ hình pháp lý có các dấu hiệu cần và đủ để truy cứu TNHS” [39, tr 68]

tội danh, là mơ hình pháp lý có các dấu hiệu cần và đủ để truy cứu TNHS. Do vậy, từ góc độ lập pháp, người làm luật cần quy định chính xác, cụ thể, xác định rõ ràng các dấu hiệu của cấu thành tội phạm để có thể chứng minh được trong thực tế và phân biệt với các cấu thành khác; từ góc độ áp dụng pháp luật, người định tội cần nhận thức chính xác, đầy đủ các dấu hiệu của cấu thành tội phạm [29,tr 9]

Do đó, Trong hoạt động áp dụng pháp luật để định tội danh bn lậu thì bắt buộc phải dựa vào cấu thành tội bn lậu. Vì tính chất bảo vệ trật tự quản lý kinh tế trong nước về xuất khẩu, nhập khẩu, bảo vệ, khuyến khích nền sản xuất cơng nghiệp trong nước, bảo vệ người tiêu dùng trong nước, chống lại việc trốn thuế xuất khẩu, nhập khẩu…do đó Nhà nước xây dựng quy định về tội buôn lậu với Cấu thành hình thức, chỉ cần có hành vi trái quy định pháp luật để nhằm mục đích nhập hàng hóa qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại là đã cấu thành tội buôn lậu chứ không cần đến hậu quả xảy ra. Tội phạm buôn lậu là một thể thống nhất gồm 04 yếu tố: Khách thể, mặt khách quan, chủ thể, mặt chủ quan. Các yếu tố này quan hệ chặt chẽ với nhau, tuy nhiên mỗi yếu tố cũng có tính riêng độc lập tương đối với các yếu tố còn lại.

Các yếu tố của CTTP tội buôn lậu thể hiện như sau: [14,tr.169,170] 1.2.1.1. Mặt Khách thể của tội buôn lậu:

Hành vi phạm tội buôn lậu xâm phạm đến hoạt động quản lý kinh tế nhà nước về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, tiền tệ, kim khí q, di vật, cổ vật, vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hóa. Chính sách xuất nhập khẩu hàng hóa của Nhà nước ln thay đổi theo từng thời kỳ để phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội của đất nước cũng như thế giới.

Đối tượng tác động: Hàng hoá; tiền đồng Việt Nam, ngoại tệ (như USD, Yên…); Kim khí quý, đá quý (vàng, bạc, kim cương…); Vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hố; Hàng cấm (bị Nhà nước cấm lưu thơng).

Từ BLHS năm 2015 đã bỏ đối tượng là “hàng cấm” ra khỏi tội buôn lậu mà chuyển hẳn sang tội buôn bán hàng cấm tại điều 190

Về hành vi: có hành vi bn bán trái phép qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại.

Việc buôn bán trái phép được thể hiện ở chỗ mua hoặc bán khơng có giấy phép hoặc không đúng với nội dung giấy phép xuất, nhập khẩu và các quy định khác của Nhà nước về hải quan (ví dụ: Giấy phép nhập khẩu là máy móc, thiết bị dùng cho sản xuất nơng nghiệp nhưng thực tế lại mua bán máy móc sử dụng cho tiêu dùng như tủ lạnh, xe gắn máy, tivi…), các trường hợp cấp các giấy phép con này thì trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử chúng ta phải viện dẫn đến quy định chuyên nghành để xem xét quy trình, thủ tục và thẩm quyền cấp đó đúng khơng? Tại thời điểm cấp phép và thời điểm bị truy tố, xét xử có thay đổi, bổ sung, thay thế hay hủy bỏ khơng? Nếu có những điểm có lợi cho người phạm tội thì cần phải vận dụng, áp dụng cho người phạm tội.

Trường hợp kinh doanh xuất nhập khẩu đúng giấy phép nhưng khai khơng đúng số lượng (khai ít hơn số lượng thực nhập) hoặc nhập vượt quá mức mà giấy phép xuất, nhập khẩu cho phép thì cũng bị coi là bn lậu nhưng chỉ truy cứu trách nhiệm đối với phần chưa khai hoặc xuất nhập khẩu vượt mức cho phép.

Thủ đoạn rất đa dạng, một số được thể hiện qua việc khai báo gian dối (nhiều hay ít, mặt hàng này lại khai là mặt hàng khác..), giả mạo giấy tờ, giấu giếm hàng, tiền… hoặc đi vòng tránh khỏi khu vực cửa khẩu để trơn tránh sự kiểm sốt của cơ quan có thẩm quyền. Cũng có trường hợp các đối tượng bn lậu móc nối với cán bộ hải quan, cửa khẩu để nhập hàng không đúng giấy phép hoặc khai tăng, giảm số lượng hàng nhập hoặc một số trường hợp nhập hàng lậu dưới hình thức tạm nhập, tái xuất, khi nhập hàng về không xuất đi mà tiêu thụ ngay trong nước.

Thời điểm hồn thành tội phạm này tính từ thời điểm đưa hàng, tiền qua biên giới một cách trái phép vào Việt Nam.

Vậy, Biên giới ở đây không chỉ hiểu là biên giới theo địa lý trên đất liền, trên không, trên biển mà là các cửa khẩu kiểm soát việc xuất cảnh, nhập cảnh, xuất nhập khẩu hàng hóa (cảng sân bay, cảng biển…).Tuy nhiên nếu là đưa hàng, tiền từ Việt Nam ra nước ngồi thì khơng nhất thiết tính từ thời điểm qua biên giới Việt Nam.

(Chẳng hạn hàng hoá được tập kết gần biên giới chuẩn bị đưa trái phép qua biên giới thì bị phát hiện.

Về giá trị hàng phạm pháp làm căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự, định khung:

Đối với hàng hoá, tiền tệ Việt Nam, ngoại tệ, kim khí q, đá q phải có giá trị từ một trăm triệu đồng trở lên. Trường hợp dưới một trăm triệu đồng thì phải thuộc trường hợp đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật hình sự năm 2015 hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà cịn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 248, 249, 250, 251, 252, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của BLHS năm 2015;

Đồng thời cho đến thời điểm có hành vi bn lậu bị phát hiện thì vẫn chưa được xố án tích đối với việc phạm các tội nêu trên mà còn vi phạm về hành vi buôn lậu và không phải thuộc các trường hợp quy định tại các điều sau đây: Tội sản xuất trái phép chất ma tuý; Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý; Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma tuý; Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán các phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma tuý; Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí vận dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự; Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ; Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí thơ sơ hoặc cơng cụ hỗ trợ; Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất phóng xạ; Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc mua bán trái phép chất cháy, chất độc.

Đối với di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hố thì điều luật không quy định cụ thể mức tối thiểu giá trị vật phạm pháp, vì những vật phẩm loại này chứa đựng những giá trị tinh thần (vơ giá) mà khơng thể tính được bằng tiền. Tuy nhiên cầu lưu ý: Di tích lịch sử, văn hố phải là những di tích đã được cơ quan nhà

nước có thẩm quyền có quyết định cơng nhận và xếp hạng.

Như vậy, ngoài hành vi khách quan của tội bn lậu thì tội bn lậu cịn có dấu hiệu bắt buộc đó là: Giá trị hàng hóa vi phạm, địa điểm phạm tội (qua biên giới hay khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại). Hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả gây ra có mối quan hệ trực tiếp đó là Nhà nước thất thốt tiền thuế xuất nhập khẩu hàng hóa, khơng kiểm sốt được hàng hóa xuất nhập khẩu. Tuy nhiên trong thực tế thì quá trình điều tra, truy tố, xét xử các Cơ quan tố tụng không căn cứ vào hậu quả của hành vi bn lậu gây ra vì bn lậu thuộc cấu thành hình thức nên chỉ cần có hành vi xuất nhập khẩu hàng hóa trái quy định pháp luật là đã đủ cơ sở định tội buôn lậu. Cịn giá trị hàng hóa, tiền việt Nam, Kim khí q, Đá quý, di vật, cổ vật quy định trong điều luật chỉ là giá trị của vật phạm pháp chứ không xác định nó là hậu quả.

Như vậy, để xét về mặt khách quan của tội phạm buôn lậu cần làm rõ các dấu hiệu như sau:

Dấu hiệu về mặt chứng cứ: cũng giống như các vụ án hình sự khác thì định

tội danh tội bn lậu cũng phải thu thập các chứng cứ theo đúng các quy định tại điều 86,87,88 Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS). Các nguồn chứng cứ theo khoản 1 điều 87 gồm có (07 loại): 1. Chứng cứ được thu thập, xác định từ các nguồn: a) Vật

chứng; b) Lời khai, lời trình bày; c) Dữ liệu điện tử; d) Kết luận giám định, định giá tài sản; đ) Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án; e) Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác; g) Các tài liệu, đồ vật khác.

Với đặc thù của tội bn lậu là hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa, vàng, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý, di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử văn hóa… thực hiện thơng qua cửa khẩu hải quan, cửa khẩu. Nên phải xác minh, điều tra rõ các vấn đề sau:

Về đối tượng mua bán: là hàng hóa gì? trước thời điểm BLHS 2015 có hiệu lực

có phải là hàng cấm khơng? Các thủ tục nhập hàng hóa thường có trong bn lậu thường phải làm rõ gồm có: Bản lược khai hàng hóa trước khi hàng nhập khẩu về

đến cảng, hợp đồng mua bán hàng hóa ngoại thương, tờ khai hải quan, packing list, tờ khai hải quan, biên bản đóng thuế xuất nhập khẩu, GTGT, Tiêu thụ đặc biệt, Hồ sơ vận chuyển của hãng tàu biển, máy bay, các biên bản kiểm tra, kiểm hóa hàng hóa, biên bản, quyết định xử lý vi phạm của hải quan, các biên bản xử phạt hành chính mà người phạm tội đã bị phạt (chưa hết án tích), các bản án bị tun chưa được xóa án tích theo quy định tại khoản 1 điều 188 BLHS.

Thơng qua lấy lời khai bị can bị cáo, những cá nhân, cơ quan và tổ chức liên quan và bằng các biện pháp tố tụng làm rõ có thêm những hành vi khác ngồi hành vi bn lậu khơng ví dụ như: hành vi hối lộ, hành vi lạm dụng chức vụ quyền hạn…) nếu có cơ sở thì khởi tố và điều tra xét xử.

Xác định địa điểm xảy ra hành vi được coi là bn lậu? hàng hóa đã được di chuyển qua biên giới hay chưa?đang nằm ở đâu (tập kết ở cảng, kho ngoại quan…).

Để định tội danh tội bn lậu phải thì phải thu thập tất cả những chứng cứ trong nguồn chứng cứ một cách trình tự, thủ tục do Bộ luật Tố tụng hình sự quy định.

1.2.1.3. Mặt chủ quan của tội buôn lậu:

Dấu hiệu cơ bản về mặt chủ thể là dấu hiệu về lỗi, đó là thái độ về mặt tâm lý bên trong của người phạm tội. Lỗi gồm có: lỗi cố ý (trực tiếp và gián tiếp), lỗi vô ý (vô ý do cẩu thả và vô ý do quá tự tin)

Đối với tội phạm bn lậu thì người phạm tội thực hiện tội phạm với lỗi cố ý trực tiếp vì người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là bn bán trái phép qua biên giới, thấy trước được hậu quả của hành vi trái phép là nguy hiểm cho xã hội, bị pháp luật cấm nhưng vẫn cố ý thực hiện và mong muốn cho hậu quả xảy ra.

Mục đích của hành vi buôn bán trái phép qua biên giới là thu lời bất chính. Biểu hiện của mục đích thu lời bất chính là trốn thuế nhập khẩu, xuất khẩu.

Trong quá trình định tội danh bn lậu phải phân biệt về mục đích của đối tượng nếu trong trường hợp vận chuyển với mục đích bn bán kiếm lời thì phải truy cứu trách nhiệm hình sự về tội bn lậu, cịn người vận chuyển khơng phải là

chủ hàng, chỉ với mục đích là vận chuyển để lấy tiền cơng (chở thuê) thì truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới.

1.2.1.4. Chủ thể của tội bn lậu:

Chủ thể của tội bn lậu khơng có gì khác biệt so với chủ thể các tội phạm khác (chủ thể thường) là bất kỳ người, pháp nhân thương mại nào có năng lực trách nhiệm hình sự tức là nếu là cá nhân thì có khả năng nhận thức, điều khiển hành vi và đủ 16 tuổi trở lên (BLHS năm 2015 quy định tại điều 12); nếu là pháp nhân thì phải là pháp nhân thương mại theo quy định tại điều 75 của Bộ luật hình sự năm 2015. [34].

Như vậy, BLHS là nguồn trực tiếp của việc định tội danh tội bn lậu nói riêng cũng như các tội phạm khác, khi định tội danh thì người có thẩm quyền định tội phải căn cứ vào các dấu hiệu pháp lý của các cấu thành tội phạm để xem xét. Các dấu hiệu của từng cấu thành tội phạm được quy định ở cả Phần chung và Phần các tội phạm của BLHS. Tuy nhiên, cần lưu ý là khi nói đến cấu thành tội phạm với tính cách là khn mẫu pháp lý của tội phạm thì khơng chỉ là các cấu thành tội phạm cơ bản, cấu thành tội phạm tăng nặng, cấu thành tội phạm giảm nhẹ của những tội phạm hoàn thành do người thực hành tội phạm thực hiện mà còn bao gồm cả những cấu thành tội phạm của hành vi chuẩn bị phạm và cấu thành tội phạm của những hành vi đồng phạm (cấu thành tội phạm của hành vi xúi giục, hành vi tổ chức và hành vi giúp sức). Trong q trình định tội, thơng thường các quy định ở Phần chung của BLHS không cần viện dẫn, trừ các trường hợp như các trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và đồng phạm

Các văn bản quy phạm pháp luật khác cũng có thể là cơ sở pháp lý của việc định tội:

- Có nhiều quy phạm pháp luật như Luật, Pháp lệnh, Nghị định, Nghị quyết... có chứa đựng quy phạm pháp luật mang tính viện dẫn luật hình sự thì ngồi việc phải căn cứ vào BLHS cịn phải căn cứ vào các quy định trong các văn bản pháp luật có liên quan để định tội. Ví dụ, để xác định hành vi của một người phạm tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thơng đường bộ thì phải căn cứ vào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐỊNH tội DANH tội BUÔN lậu THEO PHÁP LUẬT HÌNH sự VIỆT NAM từ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 28 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)