Những nguyên nhân gây ra các khó khăn, hạn chế trong hoạt động định tội danh tội buôn lậu tại TP.HCM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐỊNH tội DANH tội BUÔN lậu THEO PHÁP LUẬT HÌNH sự VIỆT NAM từ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 60 - 69)

định tội danh tội bn lậu tại TP.HCM.

Từ những khó khăn , hạn chế trong hoạt động định tội danh tội bn lậu đã nêu tại mục 2.2.2 nêu trên thì tác giả rút ra các nguyên nhân như sau:

Thứ nhất, quy định pháp luật về tội buôn lậu ở BLHS năm 1999, sửa đổi bổ

sung năm 2009 về tội buôn lậu có nhiều điểm chưa rõ ràng, khiến cho việc định tội danh, định khung hình phạt cịn nhiều khó khăn, dẫn nhiều khi mỗi nơi áp dụng một kiểu không thống nhất.

Ví dụ như quy định về tội bn lậu tại BLHS năm 1999 có nhiều các tình tiết mang tính định tính rất nhiều nhưng chưa lượng hóa ra được cụ thể (thu lời bất chính lớn/rất lớn/đặc biệt lớn; số lượng lớn/số lượng đặc biệt lớn; gây hậu quả nghiêm trọng/gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng) tuy BLHS năm 2015, sửa đổi 2017 đã có lượng hóa và sửa đổi tuy nhiên BLHS 2015 mới có hiệu lực thi hành, cịn các vụ án áp dụng bằng BLHS năm 1999, sửa đổi 2009 có nhiều vướng mắc trong xử lý.

Về giá trị tài sản phạm pháp (vật phạm pháp): Theo BLHS năm 1999 là thấp nhất từ 100 triệu đồng (khoản 1) và cao nhất là từ 01 tỷ đồng trở lên (khoản 4) và tại BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017 vẫn quy định mức khởi điểm từ 100 triệu đồng và cao nhất là 01 tỷ đồng, cá nhân tác giả thấy khơng cịn phù hợp và lạc hậu. Vì nếu so với giá trị 100tr đồng, 01 tỷ đồng từ 1999 đến nay 2019 là khác nhau, so với tỷ lệ lạm phát cũng như sự mất giá trị của đồng tiền hàng năm. Do đó, hy vọng rằng khi sửa đổi, bổ sung BLHS thì các nhà làm luật, Quốc hội nên xem xét lại vấn đề này.

Hay như quy định tội phạm bn lậu hồn thành từ khi nào? Khi BLHS 1999 quy định “ người nào buôn bán trái phép qua biên giới…”; BLHS 2015 quy định “Người nào buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái quy định của pháp luật”. thời điểm hồn thành tội bn lậu vẫn có hai quan điểm là “khi hàng hóa phải được đưa qua biên giới” mới được coi là tội phạm hồn thành; cịn quan điểm “chỉ cần người phạm tội chuẩn bị (giả giấy tờ, khai gian

hàng…) để hướng đến việc đưa hàng hóa qua biên giới là tội bn lậu đã hồn thành, khơng cần phải qua biên giới. Do quy định này mà trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử vẫn còn nhiều quan điểm vướng mắc, cần phải được tháo gỡ, quy định sớm.

Cấu thành về tội trốn thuế và tội bn lậu vẫn có nhiều điểm tranh cãi, có nhiều vụ án gây ra tranh cãi ở tội trốn thuế hay tội bn lậu vì mục đích của hai tội này cũng hướng đến việc trốn thuế.

Ví dụ: vụ án của Liu Kuo Chu, sơ thẩm lần thứ 1 TAND Tp.Hồ Chí Minh tuyên phạt Chu 19 năm tù về tội bn lậu, tại phiên phúc thẩm Tịa phúc thẩm TAND tối cao đã hủy án và đề nghị cấp sơ thẩm định lại tội danh về về hành vi không nộp thuế, tuy nhiên tại Phiên tòa sơ thẩm lần 2, Tòa án vẫn quyết định truy cứu Chu về tội buôn lậu. Như vậy, do quy định pháp luật không rõ ràng, lại khơng được giải thích việc áp dụng cụ thể cho nên việc định tội danh giữa tội Buôn lậu hay tội trốn thuế vẫn có nhiều bất cập, dẫn đến mỗi nơi, mỗi Tịa hiểu một kiểu khơng thống nhất quan điểm định tội.

Ởnhững tội phạm khác ví dụ như các tội phạm xâm phạm quyền sở hữu, tội phạm xâm phạm về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm…ngồi BLHS quy định thì cịn có rất nhiều các văn bản hướng dẫn áp dụng cụ thể, ngồi ra cịn Hội đồng thẩm phán TANDTC còn ban hành các án lệ, tổng kết kinh nghiệm điều tra, truy tố, xét xử…tuy nhiên đối với tội bn lậu thì hiện nay vẫn khơng có các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn áp dụng, vẫn chưa có các án lệ cụ thể nào về xét xử, định tội danh tội buôn lậu được ban hành…đây cũng là một trong những nguyên nhân lớn gây khó khăn cho hoạt động định tội danh tội buôn lậu ở các giai đoạn của tố tụng hình sự ở Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng cũng như cả nước nói chung.

Thứ hai, năng lực của ĐTV, KSV, TP trong điều tra, truy tố, xét xử án bn

lậu nói riêng và kinh tế nói chung khơng đồng đều, đa phần các ĐTV, KSV, TP và cán bộ được giao một số hoạt động điều tra về tội buôn lậu (Hải quan) đều ln cố gắng, tích cực để nâng cao khả năng chun mơn, nghiệp vụ. Bên cạnh đó vẫn có có một số nhỏ cán bộ về năng lực chưa đáp ứng được, nắm các quy định thủ tục về

xuất nhập khẩu hàng hóa hay các yếu tố về cấu thành tội phạm buôn lậu chưa vững, không cập nhật các quy định pháp luật mới hay vận dụng cách thức xử lý sai…hoặc có một số cán bộ thì bảo thủ, dẫn đến việc xử lý các vụ việc về buôn lậu, hay định tội danh bn lậu khơng đúng, một số trường hợp thì khởi tố sai đình chỉ ngay giai đoạn điều tra nhưng có trường hợp có bản án, dẫn đến phải bồi thường oan sai. Cũng có trường hợp vì nơn nóng muốn điểu tra xong mà dùng nhiều biện pháp để ép, dụ dỗ bị can nhận tội… khi ra Tòa bị can, bị cáo phản cung dẫn đến vụ án phải điều tra bổ sung…

Ví dụ: Vụ án bn lậu 54 xe siêu sang của Việt Kiều, tại bản án sơ thẩm số 454/2015/HSST ngày 31/12/2015, sau đó bị Tịa phúc thẩm hủy tồn bộ bản án để điều tra, xét xử lại. Ở vụ án này có nhiều vấn đề tranh cải, về định tội danh, bỏ lọt tội phạm tuy nhiên vấn đề bàn tới đây là việc điều tra, truy tố, xét xử có nhiều điểm chủ quan cả về tố tụng và nội dung, dẫn đến án sơ thẩm bị hủy để điều tra, truy tố, xét xử lại tốn nhiều thời gian, công sức của Nhà nước. Hoặc ví dụ như trong vụ án bn lậu Trần Mình Luận như nêu ở trên, trong q trình hỏi cung, có ĐTV khơng hiểu về thủ tục Logistic, thủ tục khai trình hải quan nhập khẩu dẫn đến khi hỏi cung thì bị can trả lời và giải thích nhiều nhưng ĐTV này khơng nắm rõ, dẫn đến phải hỏi đi hỏi lại nhiều.

Thứ ba, vì tội bn lậu thuộc lĩnh vực kinh tế, xuất nhập khẩu hàng hóa nên

việc điều tra, thu thập các chứng cứ sẽ khác với những loại tội phạm khác.

Cụ thể, tội buôn lậu là tội mua bán hàng hóa trái phép qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại do đó khi điều tra, truy tố, xét xử nhất thiết không thể không vận dụng Luật hải quan và các văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Hải quan, các Luật chuyên nghành liên quan đến hàng hóa nhập lậu, luật thuế xuất nhập khẩu, các thủ tục hành chính về đăng ký, kiểm sốt hải quan…tại điểm b khoản 2 điều 35 BLTTHS thì quy định cho Cơ quan hải quan cụ thể Cục điều tra chống buôn lậu, Cục kiểm tra sau thông quan, Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh , Tp Trực thuộc Trung Ương, Chi Cục Hải quan cửa khảu và các cá nhân có thẩm quyền có quyền tiến hành một số hoạt động điều tra tội phạm bn lậu. Do đó, nhất

thiết khi điều tra, truy tố, xét xử các vụ án này thì ĐTV, KSV, TP phải có sự liên kết, phối hợp để đảm bảo giải quyết vụ án đúng thẩm quyền, đúng pháp luật.

Thực tế, vẫn có nhiều ĐTV,KSV,TP khơng nắm rõ các quy định pháp luật về thủ tục Hải quan,xuất nhập khẩu…khi thu thập tài liệu, chứng cứ khơng đúng theo trình tự thủ tục tố tụng...dẫn đến chứng cứ thiếu, yếu thì định tội danh bn lậu.

Vì điều 87 Bộ Luật Tố Tụng Hình sự năm 2015 quy định về nguồn chứng cứ, tuy nhiên các nguồn chứng cứ này muốn trở thành chứng cứ buộc tội hay gỡ tội thì phải được thu thập theo đúng trình tự, thủ tục do BLTTHS quy định nếu không không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án hình sự.

Thứ tư, các vụ án bn lậu ngày càng nhiều, thủ đoạn ngày càng phức tạp,

tinh vi mà các quy định pháp luật một số còn chưa dự liệu hết được do đó hoạt động định tội danh tội bn lậu cũng như đấu tranh phịng, chống buôn lậu cũng gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp.

Các vụ án bn lậu xảy ra tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng nhiều vì Nhà nước đã có nhiều chính sách mở cửa, thơng thoáng hơn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới để phù hợp với xu thế hội nhập chung. Tuy nhiên, ngoài mặt lợi là nền kinh tế ngày càng phát triển, đời sống người dân ngày càng tăng cao thì các tội phạm liên quan về kinh tế, buôn lậu, công nghệ cao…ngày càng gia tăng về số lượng, các tội phạm buôn lậu sử dụng nhiều phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, phức tạp hơn, luôn thay đổi… Mà ngay tức thì pháp luật về tội bn lậu cũng như định tội danh tội buôn lậu chưa thể dự liệu và quy định hết, việc thay đổi, bổ sung khơng thể nói là làm liền được mà phải qua đánh giá thực tiễn cũng như trãi nhiều trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

Ví dụ: Như việc lợi dụng chính sách tạm nhập tái xuất hàng cấm để buôn lậu rất nhiều trong thời gian qua là điển hình là việc lợi dụng các kẻ hở, chính sách để bn lậu nhằm mục đích trốn thuế, vụ lợi bất hợp pháp.

Bản án số: 119/2017/HSST Ngày 30/3/2017 tại TAND Tp.Hồ Chí Minh. [30]

Nội dụng: Xét xử bị cáo Nguyễn Thị Mộng Tuyền và các đồng phạm về “tội buôn lậu” và “tội che dấu tội phạm”xảy ra trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh. Với hình thức tạm nhập tái xuất hàng cấm.

Nội dung căn cứ cáo trạng là những người phạm tội đã lợi dụng chính sách tạm nhập, tái xuất hàng cấm để nhập lậu hàng hóa lốp ơ tơ đã qua sử dụng từ nước ngoài về Việt Nam để bán kiếm lời. Để thực hiện việc nhập khẩu lốp xe tô tơ đã qua sử dụng (là hàng hóa cấm nhập khẩu) từ Mỹ về Việt Nam bán cho thì các bị cáo đã sử dụng nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, móc ngoặc với nhiều đối tượng khác nhau kể cả các đối tượng làm trong các Cơ quan Nhà Nước và đã nhập trot lọt rất nhiều hàng hóa là lốp ơ tơ đã qua sử dụng với giá trị hàng hóa vi phạm pháp luật rất lớn, trốn tránh số tiền thuế nhập khẩu cao và đã tiêu thụ ra thị trường trong nước trótnhiều lơ hàng cấm do các bị cáo nhập về mà theo quy định phải tái xuất khẩu.

Cơ quan cảnh sát điều tra đã tiến hành thu giữ tồn bộ số lốp xe ơ tơ hiện cịn của hai doanh nghiệp Đại Tuấn Nguyễn, Đại Tuấn Lâm, cụ thể:

- Lô hàng 23 container lốp xe ô tô đã qua sử dụng đã làm thủ tục tái xuất sang Campuchia qua cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh, hiện đang gửi tại Công ty XLPLR Việt Nam, có trọng lượng 413.136 kg;

- 16 container lốp xe ô tô đã qua sử dụng của Doanh nghiệp Đại Tuấn Nguyễn, đã mở tờ khai tại Chi cục HQ KV1, có trọng lượng 256.000 tấn;

- 33 container lốp xe ô tô đã qua sử dụng của Doanh nghiệp Đại Tuấn Nguyễn, Đại Tuấn Lâm tại Cảng ICD Phước Long, Thành phố Hồ Chí Minh, có trọng lượng 834.613 kg (chưa mở tờ khai) thì bị phát hiện, thu giữ;

- 14.214 chiếc lốp xe ô tô đã qua sử dụng, tương đương 156,354 tấn là số lượng lốp tồn của Công ty XLPLR Việt Nam đã mua.

Tại Kết luận định giá tài sản số 8128 ngày 17/10/2016 của Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự Thành phố Hồ Chí Minh xác định: Trị giá 01 kg lốp xe ôtô đã qua sử dụng là 2.879 đồng. Tổng trị giá số lốp xe ô tô đã qua sử dụng hiện đang tạm giữ gồm: lô hàng 16 container, trọng lượng 256.000 kg; lô hàng 33

container, trọng lượng 834.613 kg và lô hàng 23 container trọng lượng 413.136 kg là 4.329.292.544 đồng.

Đối với Nguyễn Hữu Thành, hiện Thành đã xuất cảnh, khơng có mặt tại địa phương, Cơ quan cảnh sát điều tra đã ra Lệnh truy nã đối với Nguyễn Hữu Thành và ra quyết định tách vụ án hình sự đối với Nguyễn Hữu Thành về tội “Buôn lậu”, khi nào bắt được sẽ tiếp tục đề nghị xử lý giải quyết theo quy định của pháp luật.

Q trình xét xử Tịa án nhân dân Tp.Hồ Chí Minh đã tuyên như sau: Tuyên bố Nguyễn Thị Mộng Tuyền, Ngô Đức Huy phạm tội “Buôn lậu”; Nguyễn Văn Trang và Lý Ngọc Quyết phạm tội “Che giấu tội phạm”.

Bị cáo Nguyễn Thị Mộng Tuyền: 07 năm tù; Bị cáo Ngô Đức Huy: 03 năm tù; bị cáo Nguyễn Văn Trang 03 (ba) năm tù nhưng cho hưởng án treo. Thời gian thử thách là 05 (năm) năm tính từ ngày tuyên án.; bị cáo Lý Ngọc Quyết 01 năm tù nhưng cho hưởng án treo. Thời gian thử thách là 02 (hai) năm tính từ ngày tuyên án. Vậy, với vụ án cụ thể như trên, thấy được thời gian vừa qua các đối tượng bn lậu lợi dụng chính sách tạm nhập tái xuất, quá cảnh các mặt hàng cấm, các chính sách về miễn giảm thuế xuất nhập khẩu đối với các loại hàng hóa này để bn lậu đã tìm cách nhập các mặt hàng cấm vào Việt Nam theo diện tạm nhập, nhưng khi vào Việt Nam thì lại bán lại, tiêu thụ trong nước mà khơng tái xuất như quy định (điển hình như vụ án tạm nhập lốp xe ô tô cũ nêu trên). Các hành vi phạm tội này diễn ra một cách rất tinh vi nhưng cũng rất rầm rộ, nhiều trong thời gian qua làm cho hoạt động định tội danh tội buôn lậu với các hành vi, thủ đoạn như trên cũng như công tác đấu tranh, phịng chống khó khăn. Một phần do quy định pháp luật chồng chéo, nhất là tranh nhiệm giám sát các hàng hóa tạm nhập vào Việt Nam cho đến khi tái xuất, mỗi văn bản quy định một cơ quan do đó khi xảy ra vấn đề thì lại đùn đẩy trách nhiệm, khó xử lý. Cụ thể theo quy định tại khoản 2 điều 15 thông tư 05/2014/TT- BTC về thẩm quyền giải tỏa hàng hóa tạm nhập tái xuất ách tắc tại các cảng, cửa khẩu theo yêu cầu của Bộ Công Thương trong trường hợp có ách tắc. Tuy nhiên quy định về chính sách quản lý hàng tạm nhập tái xuất và thủ tục hải quan thì Cơ quan Hải quan lại có trách nhiệm giám sát hàng hóa từ khi tạm nhập đến khi tái xuất

khỏi lãnh thổ Việt Nam do đó, dẫn đến chồng chéo trách nhiệm, Cơ quan Hải quan bị động trong công tác giám sát Hải quan đặc biệt trong trường hợp kho bãi của doanh nghiệp nhập khẩu thuộc địa bàn khác với địa bàn quản lý của Cơ quan Hải quan. Bên cạnh đó thực hiện nghị định số08/2015/NĐ-CP về quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm sốt hải quan thì các Cục Hải quan, Chi Cục Hải quan đã có các văn bản phối hợp với các doanh nghiệp kiểm định, các doanh nghiệp kinh doanh kho bãi tại khu vực cảng, các doanh nghiệp về Logistic để thuận lợi hơn cho công tác kiểm tra, giám sát Hải quan nhất là với những hàng hóa được lưu giữ tại các kho ngoại quan. Căn cứ vào các văn bản phối hợp này thì các doanh nghiệp kho bãi, các cơng ty kiểm định, giám định này sẽ có trách nhiệm giám sát đối với hàng hóa được lưu tại kho bãi hay thực hiện việc giám định tại doanh nghiệp mình. Đây là một quy định mở hơn, giảm bớt gánh áp lực giám sát cho lực lượng Hải quan vì số lượng hàng nhập khẩu, doanh nghiệp nhập khẩu ngày càng nhiều mà lực lượng giám sát Hải quan sẽ khó lịng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐỊNH tội DANH tội BUÔN lậu THEO PHÁP LUẬT HÌNH sự VIỆT NAM từ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 60 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)