Định tội danh tội buôn lậu trong các trường hợp đặc biệt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐỊNH tội DANH tội BUÔN lậu THEO PHÁP LUẬT HÌNH sự VIỆT NAM từ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 35 - 41)

1.2.2.1. Định tội tội buôn lậu trong trường hợp phạm tội chưa đạt

- Luật hình sự Việt Nam khơng chỉ xem hành vi thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu của cấu thành tội phạm cơ bản là tội phạm, mà còn xem cả hành vi chuẩn bị

cho việc thực hiện tội phạm cố ý cũng như hành vi chưa thỏa mãn hết các dấu hiệu của cấu thành tội phạm của một tội cố ý vì nguyên nhân khách quan là tội phạm. Và để có cơ sở cho việc truy cứu trách nhiệm hình sự, thì hành vi chuẩn bị phạm tội cũng như hành vi phạm tội chưa đạt cũng có những đặc điểm cấu thành riêng biệt: đó là cấu thành tội phạm của chuẩn bị phạm tội và cấu thành tội phạm của phạm tội

chưa đạt.

- Cấu thành tội phạm của chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt không được phản ánh trực tiếp tại từng tội danh cụ thể mà thể hiện trong phần chung của BLHS. Đó là các dấu hiệu có tính chất chung cho tất cả các tội danh nhưng chưa phải là cấu thành của chuẩn bị phạm tội và cấu thành của phạm tội chưa đạt của riêng một tội phạm cụ thể nào cả. Cấu thành tội phạm chỉ được hình thành trên cơ sở kết hợp cấu thành tội phạm của một tội phạm cụ thể với quy định chung về chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt. Vì thế, nếu đối chiếu hành vi chuẩn bị phạm tội hay phạm tội chưa đạt với riêng cấu thành cơ bản của một tội cụ thể thì hành vi này hoặc khơng thỏa mãn, hoặc chưa thỏa mãn hết những dấu hiệu của cấu thành tội phạm cơ bản. Nhưng nếu đặt cấu thành cơ bản trong mối liên hệ với điều luật quy định về các giai đoạn thực hiện tội phạm thì hành vi chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt đều hoàn toàn thỏa mãn những dấu hiệu của cấu thành tội phạm cơ bản và của các quy định về giai đoạn thực hiện tội phạm.

- Hành vi chuẩn bị phạm tội, với tính chất là một giai đoạn thực hiện tội phạm, được hiểu là hành vi tạo ra các điều kiện cần thiết để thực hiện tội phạm nhưng bị chấm dứt do những nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của người thực hiện hành vi. Theo quy định tại Điều 14 BLHS, người chuẩn bị phạm một

trong một số trường hợp cụ thể phải chịu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp nếu thấy có đầy đủ căn cứ chứng minh rằng một người chuẩn bị thực hiện một tội phạm nhưng chưa có đủ căn cứ để xác định được tội phạm mà họ định thực hiện là tội gì thì phải làm rõ đó có phải là một trong các tội được quy định tại điều 14 BLHS hay khơng, như vậy mới có cơ sở để định tội đối với hành vi do người đó thực hiện. Ví dụ, A sửa soạn cơng cụ, phương tiện để phạm tội. Nếu chỉ chứng minh

được A sửa soạn cơng cụ, phương tiện để trộm cắp tài sản thì A khơng phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi chuẩn bị phạm tội của tội trộm cắp tài sản theo Điều 173 BLHS, không được khởi tố bị can đối với A. Nếu đã khởi tố bị can thì phải định chỉ. Khi định tội đối với hành vi chuẩn bị phạm một tội phạm cụ thể, ngoài việc viện dẫn điều luật tương ứng trong Phần các tội phạm của BLHS cịn phải viện dẫn Điều 14 BLHS. Ví dụ, khi định tội đối với hành vi chuẩn bị giết người phải viện dẫn Điều 123 và Điều 14 BLHS.

- Theo quy định tại Điều 15 BLHS, phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng khơng thực hiện được đến cùng vì những ngun nhân ngồi ý muốn của người phạm tội. Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt. Như vậy, về nguyên tắc, khi đã xác định được một người thực hiện hành vi có đủ dấu hiệu của trường hợp phạm tội chưa đạt thì phải định tội đối với hành vi đó giống như đối với tội phạm hoàn thành tương ứng, đồng thời viện dẫn Điều 15 BLHS. Ví dụ, khi định tội đối với hành vi trộm cắp tài sản chưa đạt thì phải viện dẫn Điều 173 và Điều 15 BLHS.

- Định tội đối với hành vi phạm tội chưa đạt, chỉ khi có đầy đủ căn cứ xác định rằng tội phạm mà người phạm tội không thực hiện được đến cùng vì những ngun nhân ngồi ý muốn của họ thuộc khoản nào của điều luật tương ứng quy định về tội phạm đó thì mới định tội theo khoản, điều luật tương ứng đó. Trong tr- ường hợp xác định được hành vi chưa đạt mà người đó thực hiện khơng có đầy đủ các dấu hiệu cấu thành tội phạm hoặc trong trường hợp không thể xác định được hành vi vi phạm mà họ thực hiện đã có đầy đủ các dấu hiệu cấu thành tội phạm hay chưa thì phải quy kết là người đó khơng phạm tội.

Ví dụ: A chưa bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản, chưa bị

kết án về tội chiếm đoạt tài sản hoặc đã từng bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, nhưng đã được xố án tích. A vào nhà của người khác với ý thức có tài sản gì thì lấy trộm tài sản đó, nhưng chưa lấy được tài sản gì thì bị phát hiện và bị bắt giữ. Trong trường hợp này, không thể xác định được hành vi vi phạm của A đã có đủ các dấu hiệu cấu thành tội phạm hay chưa (không thể xác định được giá trị tài sản bị chiếm

đoạt); do đó, phải quy kết A không phạm tội "trộm cắp tài sản".

-Trong trường hợp đã xác định được hành vi của một người là hành vi phạm tội nhưng không xác định được tội phạm mà họ thực hiện chưa đạt thuộc khoản cụ thể nào của điều luật tương ứng quy định về tội phạm đó, thì phải định tội theo khoản nhẹ nhất của điều luật tương ứng đó.Ví dụ: A đã bị kết án và bị xử phạt 1 năm tù về tội "cướp giật tài sản" chưa được xố án tích, vào nhà của người khác với ýthức có tài sản gì thì lấy trộm tài sản đó, nhưng chưa lấy được tài sản gì thì bị phát hiện và bị bắt giữ. Trong trường hợp này, nếu khơng xác định được mục đích của A chiếm đoạt tài sản trị giá theo các khung hình phạt tăng nặng của tội trộm cắp tài sản (Khoản 2, 3 hoặc 4 của Điều 173 BLHS) thì chỉ có thể kết luận A phạm tội trộm cắp tài sản theo Khoản 1 Điều 173 BLHS. [18]

Vậy đối với tội buôn lậu được xây dựng trên CTTP hình thức cho nên sẽ trường hợp tội phạm đã hoàn thành về luật mà chưa đạt về mục đích (chưa đưa được hàng hóa...qua biên giới, chưa tiêu thụ trót lọt...) do những ngun nhân ngồi ýmuốn của người phạm tội như điều 15 BLHS, do đó trong q trình định tội danh phải xem xét, phân loại các hành vi của người phạm tội một cách khách quan, tồn diện.

1.2.2.2. Định tội danh tội bn lậu trong trường hợp đồng phạm

Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cùng cố ý thực hiện một tội phạm (khoản 1 điều 17 BLHS). Đồng phạm quy định ở phần chung của BLHS, không quy định riêng cho từng tội phạm, kể cả tội buôn lậu.

Về mặt cấu thành tội phạm trong trường hợp đồng phạm là về chủ thể có 02 người trở lên, lỗi cùng cố ý…và cùng thực hiện hành vi của một tội phạm. Trong một vụ án nói chung và vụ án bn lậu nói riêng nếu có nhiều bị can bị cáo nhưng họ thực hiện riêng rẻ, khơng cùng một tội phạm thì phải xem xét khởi tố tội riêng hoặc nếu khơng có căn cứ là đồng phạm hoặc thực hiện một tội phạm khác thì phải đình chỉ điều tra, truy tố hoặc tun khơng có tội. Ví dụ: một nhóm nhiều người rủ nhau đi cướp, đang đi thì gặp A, A ham vui nên đi dù khơng được biết nhóm kia đi cướp mà chỉ đứng bên ngồi khi nhóm kia vơ trong nhà thực hiện cướp tài sản, sau

khi A về nhà thì mới biết nhưng lại khơng nói. Như vậy, trong trường hợp này khơng thể định tội A là đồng phạm giúp sức tội cướp tài sản được vì ngay khi nhóm kia thực hiện tội phạm thì A hồn tồn khơng biết, nhưng sau khi biết A khơng trình báo Cơng an thì có thể khởi tố A tội khơng tố giác tội phạm và xét xử trong cùng vụ án.

Theo quy định tại khoản 3 điều 17 thì đồng phạm gồm có: người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

- Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

- Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. - Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

-Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

Qua thực tế thì những vụ án hình sự xảy ra thì có rất nhiều đồng phạm cùng thực hiện một tội phạm, do đó q trình điều tra, truy tố, xét xử thì việc định tội danh chính xác tội là bước quan trọng, qua đó xác định các vai trị đồng phạm của các bị can, bị cáo trong cùng một tội cũng quan trọng khơng kém trong q trình xét xử nếu Tồ án đã xác định sai vai trị đồng phạm, cụ thể xác định người thực hành thành người giúp sức, dẫn đến đánh giá tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội khơng chính xác và quyết định hình phạt cũng khơng chính xác.

Khoản 2 Điều 54 BLHS năm 2015 quy định: Tồ án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng khơng bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm, nhưng có vai trị khơng đáng kể.

Quy định này cho thấy quan điểm của nhà làm luật là nói chung trong vụ án đồng phạm, đồng phạm giúp sức thường có vai trị hạn chế nhất, do đó, họ có thể được xét xử với mức án thấp hơn nhiều so với các loại người đồng phạm khác. Tuy nhiên, khái niệm đồng phạm giúp sức phải được hiểu theo đúng tinh thần khoa học

luật hình sự, chứ khơng phải theo nhận thức cảm tính, khơng đồng nhất mỗi nơi áp dụng một kiểu. [13]

1.2.2.3. Định tội danh buôn lậu đối với trường hợp tranh chấp nhiều cấu thành tội phạm

Qua thực tế điều tra, xét xử án hình sự thì thường có một đến nhiều hành vi nguy hiểm cho xã hội tội phạm. Các hành vi này có thể là chỉ thõa mãn, phù hợp với một CTTP nhưng trong những chuỗi hành vi đó có trường hợp lại thỏa mãn với nhiều CTTP. Do đó trong q trình điều tra, truy tố, xét xử thì cần cân nhắc định tội danh một tội hay nhiều tội. Như vậy, đặt ra vấn đề định tội danh như thế nào, định một tội danh hay nhiều tội danh vì việc này ảnh hưởng đến việc quyết định hình phạt của Tòa án. [14, tr. 115-117]

Do vậy, căn cứ vào mối quan hệ giữa các CTTP mà hành vi phạm tội thỏa mãn dấu hiệu, chúng ta chia hành vi làm 02 nhóm:

+ Nhóm thứ nhất: nhóm CTTP có mối quan hệ giữa CTTP chung và CTTP riêng: CTTP chung là cấu thành thể hiện những dấu hiệu có đặc tính chung của tội phạm, cấu thành chung là một phần của CTTP riêng, cịn CTTP riêng khơng thể

hiện được hết trong CTTP chung, ví dụ tội giết người có cấu thành thanh chung so với các tội giết con mới đẻ, giết người do vượt q giới hạn phịng vệ chính đáng… Vậy cơ sở lý luận để định tội danh ở trường hợp này phải dựa vào lý luận của triết học Mác – Lê Nin về phạm trù cái chung – Cái riêng. Cái riêng lúc nào cũng là một phần của cái chung và còn chứa đựng các dấu hiệu đặc trưng khác của nó. Do vậy, trường hợp này ta phải định tội danh căn cứ vào CTTP riêng.

+ Trường hợp CTTP khơng có mối quan hệ giữa cấu thành chung và cấu thành riêng: Trường hợp này trong quá trình định tội danh phải xem xét ở nhiều góc độ khác nhau, đó là một quá trình phức tạp cần phải xem xét một cách khách quan, tỉ mỉ. [36, tr.209-214].

Thực tiễn các vụ án buôn lậu xảy ra, thì các hành vi của bị can bị cáo ngồi thỏa mãn cấu thành tội bn lậu, có nhiều trường hợp cịn thỏa mãn cấu thành tội đưa, nhận hối lộ, tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Do đó, khi định

tội danh thì CQĐT, VKS, Tịa án sẽ xem xét để định nhiều tội danh nếu thỏa mãn yếu tố cấu thành tội phạm của tội danh tương ứng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐỊNH tội DANH tội BUÔN lậu THEO PHÁP LUẬT HÌNH sự VIỆT NAM từ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)