Giải pháp khác nhằm nâng cao chất lượng định tội danh tội buôn lậu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐỊNH tội DANH tội BUÔN lậu THEO PHÁP LUẬT HÌNH sự VIỆT NAM từ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 77 - 84)

nhiều vụ án buôn lậu lớn được đưa ra xét xử, chiếm tỷ lệ khá cao ở các Tòa án.

Thực tế đã có 26 án lệ được ban hành, tuy nhiên việc áp dụng hiện nay vẫn còn hạn chế, các thẩm phán khi xét xử vẫn căn cứ vào Văn bản quy phạm pháp luật chứ không áp dụng án lệ.

Do vậy, với điều kiện, hoàn cảnh thực tế hiện nay, việc áp dụng án lệ trong xét xử là cần thiết. Do vậy, kiến nghị Hội đồng thẩm phán TANDTC, cũng như các Cơ quan tố tụng, các nhà làm luật tiếp tục lựa chọn, cơng bố những án lệ có tính thực tiễn cao, dễ áp dụng trong các lĩnh vực pháp luật nói chung và trong các vụ án hình sự về bn lậu nói riêng để đáp ứng tốt như cầu xét xử cũng như đấu tranh phịng chống tội phạm bn lậu hiện nay. Qua đó, cũng có quy định pháp luật khuyến khích vừa là bắt buộc các thẩm phán phải áp dụng án lệ đối với những vụ án tương tự mà mình đang xét xử, nhằm đảm bảo cơng bằng, khách quan trong xét xử.

- Tăng cường hơn nữa các quy định, quy chế phối hợp kiểm tra, giám sát các hàng hóa nhập khẩu giữa các cơ quan, ban nghành (Cơ quan Hải quan với các doanh nghiệp, đơn vị liên quan) tránh chồng chéo về trách nhiệm,quyền hạn…để ngăn chặn, giảm thiểu việc lợi dụng các sơ hở trong quản lý hay chính sách để bn lậu. Phát hiện và ngăn chặn xử lý kịp thời các vụ việc buôn lậu từ giai đoạn ban đầu, từ đó nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả định tội danh tội buôn lậu ở tất cả các giai đoạn của tố tụng hình sự.

3.2.3 Giải pháp khác nhằm nâng cao chất lượng định tội danh tội buônlậu lậu

Với chủ trương cải cách, nâng cao hiệu quả của các Cơ quan tư pháp hình sự, nâng cao năng lực chun mơn, nghiệp vụ giải quyết án hình sự, đạo đức của cán bộ tư pháp thì cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức phục vụ đất nước, đặc biệt là các Cán bộ trong ngành tố tụng hình sự (ĐTV, KSV, TP) có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chun mơn, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình đảm bảo các hoạt động tư pháp, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế. Thời gian qua, việc đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao kiến thức, năng lực chuyên môn cho Cán bộ được Đảng và Nhà nước rất quan tâm, chú trọng, cụ thể:

Xây dựng đội ngũ cán bộ có thẩm quyền về tố tụng hình sự đủ về số lượng, nắm vững đường lối chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, tinh thơng nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức trong sáng, ln có quan điểm khách quan, tồn diện trong điều tra, truy tố, xét xử tội phạm. Xem xét, điều chuyển biên chế phù hợp cho các địa phương xảy ra nhiều án, tránh áp lực quá nhiều công việc dẫn đến oan, sai, bỏ lọt tội phạm. Bố trí sử dụng cán bộ phù hợp với năng lực, sở trường; kiên quyết khơng bố trí số cán bộ chưa qua đào tạo về công tác điều tra, không bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện để làm công tác điều tra, xử lý tội phạm. Tăng cường lực lượng cán bộ cấp huyện và các địa phương trọng điểm. Kiên quyết loại khỏi bộ máy những cán bộ kém về đạo đức, yếu về chuyên môn nghiệp vụ, xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị và năng lực đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, sự nghiệp phát triển của đất nước.

Ngoài ra, phát triển đội ngũ Luật sư, hỗ trợ Tư pháp cũng thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức, tọa đàm, trao đổi (theo quy định Luật sư phải tham gia ít nhất 16 giờ bồi dưỡng kiến thức mỗi năm), ngoài ra cũng tự trao dồi kiến thức chuyên môn để trang bị, phục vụ cho nhu cầu cơng việc của mình.

Các ngành tư pháp bố trí lực lượng giải quyết án chuyên trách đối với tội buôn lậu ở tất cả các giai đoạn của tố tụng hình sự: Giải pháp này được đặt ra khơng chỉ đối riêng với vụ án buôn lậu mà mong muốn thực hiện ở tất cả các vụ án khác, đặc biệt là trong các tội liên quan đến lĩnh vực kinh doanh, thương mại, tài chính

ngân hàng. Nếu Các cơ quan Tố tụng làm được làm điều này thì việc điều tra, truy tố, xét xử…các tội này sẽ nhanh chóng hơn, tránh một vụ án phải xử đi xử lại nhiều lần vì sai tố tụng hay sai nội dung, và đặc biệt là cũng tránh được các vụ định tội danh sai không chỉ trong vụ án buôn lậu mà đối với tất cả các vụ án hình sự khác để giảm oan sai và cũng tránh bỏ lọt tội phạm.

3.2.3.2 Tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động định tội danh tội buôn lậu

Cần tăng cường việc kiểm tra, giám sát hoạt động định tội danh tội buôn lậu bằng các hoạt động sau đây:

- Tăng cường hoạt động của Viện kiểm sát các cấp kiểm sát hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử án buôn lậu;

-Tăng cường việc giám đốc xét xử (kiểm tra giám đốc, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm) của Tòa án cấp trên đối với hoạt động định tội danh của Tòa án cấp dưới…

Ngồi ra, trong cơng tác cán bộ, hiện nay trong các cơ quan tố tụng đều có các chế độ khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công nhân viên của mình nhưng hiệu quả chưa cao, trong khi áp lực làm việc rất lớn mà lương, thưởng, chế độ chưa thật sự đáp ứng được đời sống…nên xảy ra các vụ việc nhũng nhiễu, tham nhũng, hối lộ, chạy án nhiều trong thời gian qua. Một số thì khơng sống nổi với mức thu nhập thấp phải chuyển ngành nghề, hoặc làm thêm nhiều cơng việc khác để ni bản thân và gia đình. Do vậy, Nhà nước nên có chính sách cải thiện tiền lương, phù cấp cho các Cán bộ trong ngành tố tụng để làm sao Cán bộ, Viên chức trong ngành tố tụng yên tâm làm việc, thu hút được nhiều người tài, người giỏi đến với ngành, nghề.

Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả định tội danh tội bn lậu cũng có chính sách giáo dục, tun tuyền để nâng cao hiểu biết của mọi người dân cũng như các Cơ quan, tổ chức nói chung về sự nguy hiểm, tác hại của tội buôn lậu đối với đời sống người dân cũng như nền sản xuất trong nước. Qua việc nâng cao chất lượng định tội danh, xử lý án buôn lậu tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng sẽ nâng cao ý thức đấu tranh phịng, chống tội bn lậu trong cả nước.

Kết luận Chương 3

Sau khi nghiên cứu các quy định pháp luật hình sự về định tội danh nói chung và quy định chi tiết về định tội danh bn lậu nói riêng, ngồi những điểm đổi mới, tiến bộ đã nêu, qua những vụ án buôn lậu nổi bất gần đây đã bộc lộ ra những điểm khó khăn, hạn chế trong q trình định tội danh bn lậu trên địa bàn Tp.Hồ Chí Minh. Những khó khăn, hạn chế đó khơng chỉ là mang tính chất khách quan mà nhiều vấn đề cũng xuất phát từ chủ quan của các Cơ quan, Người tiến hành tố tụng. Xuất phát từ tình hình thực tế hoạt động định tội danh tội bn lậu tại Tp.Hồ Chí Minh cũng như kinh nghiệm thực tiễn của tác giả trong quá trình làm việc thì tác giả đã đề ra những giải pháp để từng bước nâng cao chất lượng định tội danh tội bn lậu khơng chỉ tại Tp.Hồ Chí Minh mà cịn trên cả nước.

Đề tài nghiên cứu tuy không lớn, các giải pháp tác giả đưa ra chỉ mang tính chất cá nhân nhưng tác giả vẫn hy vọng những khó khăn, hạn chế trong q trình định tội danh tội bn lậu trong thời gian qua sẽ ngày càng được khắc phục, tiến tới một nền tư pháp hình sự tiến bộ, văn minh góp phần xây dựng Nhà nước Pháp quyền XHCN theo định hướng của Đảng và Nhà nước.

KẾT LUẬN

Bộ luật hình sự là cơ sở pháp lý cao nhất quy định về tội phạm và hình phạt. Nguyên tắc chỉ những hành vi mà BLHS quy định là tội phạm thì mới bị coi là tội phạm và sẽ bị điều tra, truy tố, xét xử theo đúng trình tự tố tụng do pháp luật quy định và người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội phải chịu những hình phạt tương ứng. Để đảm bảo được các nguyên tắc và quy định của BLHS đòi hỏi các Cơ quan tiến hành tố tụng và những người tiến hành tố tụng phải tuân thủ đầy đủ, nghiêm túc các trình tự, thủ tục do BLHS quy định. Trong Định tội danh là bước đầu tiên, tối quan trọng để xác định một hành vi nguy hiểm của người đó, pháp nhân thương mại đó có là tội phạm khơng? Là tội gì và thuộc vào khung hình phạt nào của điều luật của BLHS phải đúng, chính xác thì q trình áp dụng các biện pháp tố tụng (biện pháp ngăn chặn, truy tố, xét xử, thi hành hình phạt…) mới cơng bằng, đúng bản chất của pháp luật hình sự.

Qua việc nghiên cứu đề tài định tội danh tội buôn lậu trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh căn cứ theo BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 có so sánh, đối chiếu với quy định của BLHS năm 1999, BLHS năm 1985 tuy chưa thực sự đầy đủ và hoàn tồn chính xác nhưng trước hết chúng ta thấy được tính chất nguy hiểm, tác hại rất lớn của tội phạm buôn lậu đối với hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu, đe dọa, làm trì trệ nền sản xuất cơng nghiệp, nơng nghiệp trong nước cũng như khơng khuyến khích được sự thay đổi, sáng tạo trong khoa học, kỹ thuật, công nghệ…nước nhà. Đối với pháp luật hình sự thì có sự thay đổi, tiến bộ rất lớn so với BLHS năm 1985 từ trình tự tố tụng đến các quy định về tội phạm và hình phạt phù hợp với xu thế tiến bộ trên thế giới vừa phù hợp với đời sống xã hội, tình hình phát triển kinh tế, chính trị, khoa học kỹ thuật. Từ sự thay đổi rất lớn của pháp luật hình sự cũng như các quy định pháp luật khác (dân sự, kinh doanh thương mại…) đã thấy được sự thay đổi rất lớn, tiến bộ mạnh mẽ về tư duy, kỹ năng lập pháp, hành pháp, tư pháp của Đảng, Nhà nước ta. Với những thành tựu đạt được thời gian qua có thể thấy được việc thực hiện Nghị quyết 48 và 49 của Bộ Chính Trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, hướng đến xây dựng Nhà nước pháp quyền

XHCN đã đạt được mục tiêu và nhiệm vụ đề ra. [2], [3], [4]

Với hoạt động định tội danh tội bn lậu nói riêng, định tội danh tội phạm nói chung thì các quy định mới, tiến bộ của BLHS 2015, sửa đổi 2017 đã giúp cho Cơ quan điều tra, Viện Kiểm Sát, Tòa án dễ dàng hơn trong hoạt động định tội danh, giảm thiểu được tối đa oan sai, lọt tội phạm, qua đó quyết định được hình phạt cũng như các biện pháp tư pháp khác chính xác, nâng cao việc đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Từ việc nghiên cứu đề tài, ngoài những thành tựu cũng như đổi mới, tiến bộ hơn trong pháp luật hình sự nói chung, trong hoạt động định tội danh nói riêng thì chúng ta cũng thấy được vẫn bộc lộc nhiều vấn đề yếu kém, cần phải cố gắng thay đổi nhiều hơn nữa để ngày một hoàn thiện hơn. Một trong các bất cập trong pháp luật hình sự cũng như định tội danh đó là quy định của về tội bn lậu ở BLHS vẫn còn nhiều chỗ chưa rõ ràng, cấu thành tội phạm tội bn lậu ở một số điểm cịn dễ gây nhầm lẫn, giống với một số tội khác (tội vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới, tội trốn thuế) gây khó khăn cho việc định tội danh cho các Cơ quan, người tiến hành tố tụng; hay một số quy định hay hình phạt ở tội bn lậu chưa phù hợp (hình phạt tiền là phù hợp tuy nhiên mức phạt chưa cao, chưa đủ sức răn đe), hình phạt (tược giấy phép, đình chỉ hoạt động tạm thời, vĩnh viễn hay cấm hoạt động ở một số nghành nghề nhất định) đối với Pháp nhân thương mại chưa thực sự phù hợp, cần phải nghiên cứu thêm. Về con người là những tham gia hoạt động định tội danh (ĐTV, KSV, TP) hoặc Luật sư…tuy Nhà nước quy định chuẩn đầu vào, tuyển dụng, đào tạo kỷ năng, bồi dưỡng kiến thức thường xuyên nhưng vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu đổi mới ngày càng cao nhất là công tác Cán bộ ở các vùng sâu vùng xa. Hoặc một số CB,CNV thì lười học hỏi, tư tưởng bảo thủ, trì trệ, quan liêu…nên vẫn xảy ra các vụ án oan, hoặc nhiều vụ án định tội danh sai dẫn đến bị hủy, sửa điều tra, xét xử lại, thậm chí bồi thường oan sai cho những người bị kết án sai gây mất niềm tin trong nhân dân, mất uy tín của các Cơ quan tố tụng, lại tốn nhiều thời gian, ngân sách Nhà nước để giải quyết lại.

ta, cùng với sự phối hợp được các Cơ quan, Người Tố tụng từ TW đến địa phương và sự giúp sức của Các cơ quan, tổ chức khác trong nước, tồn thể cơng dân Việt Nam thì hy vọng khơng xa Việt Nam sẽ có nền tư pháp tiến bộ, lành mạnh, đặc biệt pháp luật hình sự vừa đảm bảo được sự nghiêm minh, nhân đạo vừa tôn trọng quyền con người, quyền dân chủ của mọi công dân…trong mọi hoạt động. Trong việc áp dụng pháp luật hình sự thì đảm bảo được nguyên tắc: “Mọi hành vi phạm tội do

người thực hiện phải được phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, cơng minh theo đúng pháp luật; ; Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, khơng phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tơn giáo, thành phần, địa vị xã hội” [20]. Hoạt

động định tội danh tội bn lậu nói riêng và các tội phạm khác nói chung sẽ càng ngày càng hồn thiện, tiến bộ hơn về chất cũng như về lượng, tiến tới giảm đến mức thấp nhất định tội danh sai hay làm oan cho người vô tội cũng như bỏ lọt tội phạm.

Do cịn những hạn chế nhất định trong q trình nghiên cứu, dưới góc độ tiếp cận của một học viên cao học đang trong q trình học hỏi nên khơng tránh khỏi những thiếu sót trong Luận văn này. Tuy nhiên, tác giả cũng mong rằng Luận văn cũng nêu lên được quy định của pháp luật hiện hành về tội buôn lậu và thực trạng của hoạt động định tội danh tội bn lậu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh cũng như góp phần nâng cao cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm bn lậu hiện nay. Từ đó, mạnh dạn đề ra một số yêu cầu và giải pháp để ngày càng hồn thiện về pháp luật, nâng cao được cơng tác định tội danh tội bn lậu và cơng tác phịng chống tội phạm bn lậu khơng chỉ ở Tp.Hồ Chí Minh mà trong cả nước Việt Nam./.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐỊNH tội DANH tội BUÔN lậu THEO PHÁP LUẬT HÌNH sự VIỆT NAM từ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 77 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)