Những khó khăn, hạn chế và nguyên nhân đối với hoạt động định tội danh tội buôn lậu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐỊNH tội DANH tội BUÔN lậu THEO PHÁP LUẬT HÌNH sự VIỆT NAM từ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 50 - 60)

tội danh tội bn lậu

2.2.2.1 Những khó khăn, hạn chế trong hoạt động định tội danh tội buôn lậu tại địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh.

Qua việc khảo sát, xem xét các số liệu về tình hình phát hiện và xử lý các vụ án buôn lậu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thời gian từ năm 2014 - 2018, đặc biệt là qua 31 bản án xét xử sơ thẩm các vụ án bn lậu tại Tịa án Tp.Hồ Chí Minh, thấy rằng hoạt động định tội danh từ các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử diễn ra đúng theo quy định pháp luật, đúng người đúng tội và đúng tại BLHS, BLTTHS quy định. Tuy nhiên, tội buôn lậu là tội phạm trong lĩnh vực kinh tế, những hành vi nguy hiểm cho xã hội của loại hình tội phạm này rất phức tạp và liên quan đến nhiều lĩnh vực như hải quan xuất nhập khẩu, thuế quan cũng như những ngành nghề xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện. Mặt khác tội phạm trong các vụ án kinh tế cụ thể là tội bn lậu là những người có học thức, hiểu biết trong lĩnh vực kinh tế, pháp luật nên các hành vi phạm tội luôn diễn biến, biến đổi và biết tận dụng các điểm cịn thiếu sót, kẻ hở của pháp luật để phạm tội. Do đó, trong hoạt động định tội danh tội bn lậu tại Thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua vẫn có một số khó khăn, hạn chế nhất định. Cụ thể như sau

Thực tiễn cho thấy có một số trường hợp định tội danh tội bn lậu sai. Người không thực hiện hành vi phạm tội, không đủ các yếu tố cấu thành tội phạm bn lậu nhưng q trình điều tra, truy tố, xét xử vẫn tuyên bản án buộc người đó vào tội bn lậu, trường hợp này đã dẫn đến việc oan sai, sai tố tụng nghiêm trọng, xúc phạm lớn đến danh dự, nhân phẩm của con người. Hậu quả xảy ra là bản án bị Tòa án cấp trên hủy phải điều tra, xét xử lại và Tịa án tun bản án oan đó phải bồi thường oan sai, tốn kém cho ngân sách Nhà nước những khoản tiền rất lớn và lớn hơn nữa là uy tín, và niềm tin của người dân, cơ quan Tổ chức vào các Cơ quan Tố tụng bị giảm sút nghiêm trọng.

Người có hành vi phạm tội có đủ căn cứ cấu thành một tội khác, đủ căn cứ định tội danh là vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới, nhưng giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử lại cứ định tội danh bn lậu, dẫn đến quyết định hình phạt hồn tồn sai vì mức án của tội vận chuyển trái phép cao nhất chỉ có 10 năm nhưng đối với tội bn lậu là 20 năm.

Ví dụ: Bản án số 454/2015/HSST ngày 31/12/2015. [32]

ND: Nguyễn Quang Vinh và Đồng phạm Lợi dụng chính sách của Nhà nước đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép hồi hương và được nhập một xe ô tô cá nhân đang sử dụng quy định tại Thông tư số 118/2009/TT-BTC ngày 09/06/2009, Thông tư số 194/2010/TT – BTC ngày 6/12/2010, Thông tư số 06/2012/TT – BTC của Bộ Tài Chính; Thơng tư số 20/2011 ngày 12/5/2011 của Bộ Công Thương. Bn lậu số lượng 54 siêu xe tại Sài Gịn, mục đích trốn thuế và lấy tiền công làm dịch vụ nhập khẩu. Cụ thể thông qua việc nhập lậu 54 xe ô tô dưới dạng Việt kiều hồi hương, Nguyễn Quang Vinh đã nhận là 108.000USD tiền cơng làm dịch vụ, tương đương 2.160.000.000đ.

Ngồi số tiền trên ra, đối với 18 Việt kiều do Vinh và Thạnh trực tiếp thuê, sau khi trả tiền thuê Việt kiều cịn dư, Thạnh, Vinh và Ngun chia nhau, trong đó Trần Phước Thạnh, Nguyễn Quang Vinh được chia mỗi người số tiền 14.300USD ( tương đương 286.000.000đ ), Trần Thái Nguyên được chia số tiền 10.400USD ( tương đương 208.000.000đ ).

Tổng cộng Nguyễn Quang Vinh, Trần Phước Thạnh hưởng lợi bất chính từ việc thuê việt kiều còn dư và tiền công làm dịch vụ cho 54 việt kiều là 556.000.000đ/người. Riêng Trần Thái Nguyên hưởng lợi 478.000.000đ

Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh: Căn cứ vào hồ sơ nhập khẩu xác định 54 Việt kiều được thuê nhập khẩu xe ô tô các loại Rolls Royce, Land Rover, Bentley, Lexus, Audi, BMW, Porsche, Toyota, Jaguar, Honda khơng đúng quy định có tổng trị giá 5.178.019USD và 12 xe mơ tơ có tổng trị giá 157.405USD. Tổng số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp là 64.234.160.339đ và tổng số tiền thuế phải nộp bao gồm thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng nếu khơng được miễn là 218.890.258.246đ. Trong đó, Nguyễn Quang Vinh được ủy quyền đứng tên xin cấp phép và làm thủ tục nhập khẩu xe cho 17 Việt kiều, Trần Thái Nguyên được ủy quyền đứng tên xin cấp phép và làm thủ tục nhập khẩu xe cho 18 Việt kiều, Trần Phước Thạnh được ủy quyền đứng tên xin cấp phép và làm thủ tục nhập khẩu xe cho 01 Việt kiều, Dương Quốc Huy đứng tên cho 01 Việt kiều. Ngồi ra cịn các Việt kiều khác trực tiếp xin cấp phép và làm thủ tục nhập khẩu xe.

Bản án tuyên: Xử phạt bị cáo Nguyễn Quang Vinh: 16 (mười sáu) năm tù; bị cáo Trần Phước Thạnh: 12 (mời hai) năm tù; bị cáo Trần Thái Nguyên: 09 (chín) năm tù; bị cáo Nguyễn Giang Lam: 16 (mười sáu) năm tù.

Đặc biệt tài sản phạm tội là 38 chiếc xe cho các chủ sở hữu tiếp tục quản lý, sử dụng.

Đây là vụ án được báo chí và các chuyên gia pháp luật coi là “kỳ quặc án” kéo dài từ năm 2015 đến nay, với nhiều tranh cãi trong hoạt động xác định chủ thể tội buôn lậu, định tội danh, xác minh chứng cứ, xử lý tang vật và có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm trong các lần xét xử.

Vụ án được đưa ra xét xử lần 1 ngày 31/12/2015, xét xử phúc thẩm ngày 25/10/2016, hủy toàn bộ bản án sơ thẩm để điều tra xét xử lại.

Sau gần 02 năm điều tra, khởi tố lại thì Phiên tịa sơ thẩm lần 2 ngày 7/9/2018, bản án tuyên như sau: Bị cáo Nguyễn Quang Vinh, bị cáo Nguyễn Giang Lam 14 năm tù; bị cáo Trần Phước Thạnh 12 năm tù, bị cáo Trần Thaí Nguyên 08

năm tù về tội buôn lậu. Bùi khắc Hà 5 năm tù về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Đây là vụ án buôn lậu được điều tra từ 2012, xét xử sơ thẩm lần đầu từ 2015 và sau nhiều lần điều tra, xét xử nhưng vẫn có nhiều vấn đề chưa được làm rõ, khiến những người trong cuộc, các cơ quan tố tụng, chuyên gia pháp lý và dư luận xã hội còn tranh cãi nhiều vấn đề cụ thể:

-Về cấu thành tội phạm, việc xác định chủ thể tội buôn lậu là ai, chủ hàng là ai?chưa làm rõ, trong khi Nguyễn Quang Vinh và các đồng bọn không phải là chủ hàng mà chỉ là trung gian trong việc nhập các xe này. Và việc CQTT cho rằng họ lợi dụng chính sách miễn giảm tiền thuế nhập khẩu của diện Việt Kiều hồi hương… đấy có phải là gian dối trong buôn lậu hay là gian dối để trốn thuế?...Vậy, qua vụ án này nổi lên vấn đề cơ bản là việc định tội danh: Đấy có phải là tội bn lậu hay chỉ là tội Vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới hay tội trốn thuế?

- Trong quá trình điều tra, xét xử sơ thẩm: có nhiều sai sót trong tố tụng: Bỏ lọt tội phạm, tội danh, xử lý không đúng tang vật và nhiều vấn đề khác…đấy là lỗi khách quan hay chủ quan của các cơ quan tố tụng? đó cũng là vấn đề lớn mà thực tiễn xảy ra thường xuyên cần khắc phục về năng lực cán bộ cũng như về đạo đức trong thực hiện nhiệm vụ.

Vấn đề định tội danh sai cũng có thể nói đến trong vụ án VN Pharma: Bản án số: 306/2017/HSST, ngày 25/8/2017. Vụ án Nguyễn Minh Hùng và đồng bọn Công ty VN Pharma buôn lậu thuốc chữa bệnh. [31]

Theo cáo trạng và kết luận điều tra nêu: Các bị cáo bị Viện kiểm sát nhân dân tối cao truy tố về hành vi phạm tội như sau:

Công ty Cổ phần VN Pharma, được thành lập ngày 25/10/2011, có trụ sở tại: 666/10/3 đường 3/2, phường 14, quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh, do Nguyễn Minh Hùng làm Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc; Đến năm 2013, Nguyễn Minh Hùng tiếp tục đặt Võ Mạnh Cường mua thuốc tân dược có nhãn mác do Cơng ty Helix Pharmaceuticals Canada (Công ty Helix Canada) sản xuất để bán và đấu thầu cung cấp cho các Bệnh viện ở Việt Nam; trong đó có thuốc H-Capita

500 mg Caplet (Capicitabine 500 mg) chữa bệnh ung thư. Khi Công ty Cổ phần VN Pharma nhập 9.300 hộp thuốc H-Capita 500 mg Caplet về kho, do nghi ngờ về nguồn gốc thuốc nhập khẩu Cục Quản lý Dược đã yêu cầu Nguyễn Minh Hùng và Võ Mạnh Cường giải trình và tiến hành thanh tra, kiểm tra Cơng ty Cổ phần VN Pharma kịp thời niêm phong lô thuốc không cho bán ra thị trường. Ngày 01/8/2014, Cục Quản lý Dược có Cơng văn 13134/QLD-KD u cầu Cơng ty Cổ phần Pharma tạm ngừng nhập khẩu và lưu hành đối với các thuốc của nhà sản xuất Helix Pharmaceuticals Inc Canada. Ngày 08/8/2014, Cục Quản lý Dược có Cơng văn 13499/QLD-KD gửi Cục An ninh chính trị nội bộ, Bộ Cơng an đề nghị xác minh thông tin liên quan đến lô thuốc trên. Sau đó, Cục An ninh chính trị nội bộ đã chuyển hồ sơ, tài liệu liên quan sang Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

Kết quả điều tra xác định được: Nguyễn Minh Hùng đặt mua thuốc H- Capita với giá 0,8 USD/1 viên, quá trình thương lượng, Nguyễn Minh Hùng và Võ Mạnh Cường thống nhất giá mua thuốc H-Capita là 0,9 USD/viên tương đương 27 USD/1hộp. Sau khi thống nhất được giá, Võ Mạnh Cường liên hệ mua lại thuốc trên của người có tên là Raymundo ở Philippines (hiện khơng xác định được nhân thân, lai lịch) với giá 0,6 USD/1 viên (18 USD/1 hộp). Raymundo đã gửi các giấy chứng nhận từ Philippines về cho Cường, để Cường cung cấp cho Công ty Cổ phần VN Pharma gồm các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận bán hàng tự do (FSC) tại Canada của thuốc H-Capita 500 mg Caplet và Giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP) do Bộ Y tế Canada cấp cho Cơng ty Cơng ty Helix Canada, được đóng dấu hợp pháp hóa Lãnh sự của Đại sứ quán Việt Nam tại Canada và ký tên Tham tán Nguyễn Văn Quyền. Kết quả xác minh, Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao cho biết: Đại sứ quán Việt Nam tại Canada chỉ có Tham tán Nguyễn Văn Quyến, khơng có Tham tán tên là Nguyễn Văn Quyền; ông Nguyễn Văn Quyến nguyên Tham tán Đại sứ quán Việt Nam tại Canada khẳng định khơng ký hợp pháp hóa lãnh sự tài liệu nào cho Cơng ty Helix Canada. Kết quả Giám định số: 795/C54-P5 ngày 27/02/2015 của Viện Khoa học Hình sự Bộ Cơng an kết luận: Dấu hợp pháp hóa Lãnh sự và

chữ ký của Tham tán Đại sứ quán Việt Nam tại Giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất thuốc và Giấy chứng nhận bán hàng tự do đều là giấy tờ giả.

Do khơng có Hồ sơ kỹ thuật thuốc cũng như: “Tiêu chuẩn và phương pháp kiểm nghiệm thuốc” để nộp cho Cục Quản lý Dược thẩm định theo quy định của Bộ Y tế, nên Nguyễn Minh Hùng đã chỉ đạo Bùi Ngọc Duy Trưởng phịng và Hồng Trúc Vy nhân viên Phịng nghiên cứu phát triển Cơng ty Cổ phần VN Pharma thuê Dược sỹ Phạm Văn Thông viết hồ sơ kỹ thuật thuốc H-Capita 500mg Caplet; trong đó có phần “Tiêu chuẩn và phương pháp kiểm nghiệm thuốc” với giá thoả thuận là 2.000 USD, để hợp thức hồ sơ nộp cho Cục Quản lý Dược cấp giấy phép nhập khẩu và đăng ký lưu hành thuốc. Phạm Văn Thông dựa vào thành phần, công thức ghi trên FSC và tham khảo dược điển của Mỹ và hồ sơ kỹ thuật của loại thuốc có hoạt chất tương tự đã sản xuất tại Việt Nam để viết: Hồ sơ kỹ thuật; Hướng dẫn sử dụng (HDSD) và “Tiêu chuẩn, phương pháp kiểm nghiệm” thuốc H-Capita 500mg Caplet. Khi viết xong Phạm Văn Thơng chuyển cho Bùi Ngọc Duy và Hồng Trúc Vy - nhân viên của Phịng nghiên cứu phát triển Cơng ty Cổ phần VN Pharma đóng dấu Cơng ty Helix Canada trên Hồ sơ để đăng ký xin (Visa) và chuyển phần “Tiêu chuẩn, phương pháp kiểm nghiệm” cho Phan Cẩm Loan nộp cho Cục Quản lý Dược thẩm định cấp giấy phép nhập khẩu (khi khởi tố vụ án, Bùi Ngọc Duy đã vứt bỏ con dấu Công ty Helix cùng nhiều con dấu nước ngoài khác, Cơ quan điều tra đã thu giữ được các biên bản bàn giao các con dấu nước ngồi của Phịng nghiên cứu phát triển Công ty Cổ phần VN Pharma). Trong hồ sơ nộp Cục Quản lý Dược có một số nội dung không thống nhất giữa FSC, Tiêu chuẩn chất lượng và HDSD về thành phần tá dược, hạn dùng, nhiệt độ bảo quản… Do lúc đầu Bùi Ngọc Duy và Hoàng Trúc Vy cung cấp cho Phạm Văn Thơng FSC ghi sai tên hoạt chất chính, Thơng đã viết hồ sơ kỹ thuật theo FSC này, sau đó Thơng phát hiện lỗi của FSC và yêu cầu Bùi Ngọc Duy cung cấp lại FSC mới, vì vậy có tài liệu trong Hồ sơ kỹ thuật viết theo FSC mới và có tài liệu trong hồ sơ kỹ thuật viết theo FSC cũ, nên trong hồ sơ nộp cho Cục Quản lý Dược có một số nội dung khơng thống nhất.

Sau khi hoàn thiện hồ sơ kỹ thuật thuốc H-Capita 500mg Caplet, Nguyễn Minh Hùng chỉ đạo Nguyễn Trí Nhật - Phó tổng Giám đốc và Phan Cẩm Loan - Phó trưởng phịng Xuất nhập khẩu Cơng ty Cổ phần VN Pharma lập Đơn hàng số: 225/HĐ/VNP-NK ngày 16/10/2013, đề nghị Cục Quản Dược Bộ Y tế cấp phép nhập khẩu 200.000 hộp thuốc H-Capita 500mg Caplet do Công ty Helix Canada sản xuất; thông qua nhà cung cấp là Cơng ty Austin Specialities Co. có địa chỉ tại: Unit R2, R2U, G/F, Valiant IND CTR, 2-12 Au Pai Wan Str, Fo Tan Shai, NT, Hồng Kông (Công ty Austin-Hồng Kông) do ông Luk Heung Tung làm Giám đốc, đây là cơng ty nước ngồi kinh doanh dược phẩm đó được Bộ Y tế cấp Giấy phép hoạt động về thuốc tại Việt Nam); kèm theo hồ sơ pháp lý, gồm: Giấy chứng nhận FSC, GMP (giả); hộp thuốc và toa thuốc mẫu do Võ Mạnh Cường cung cấp; tiêu chuẩn, phương pháp kiểm nghiệm thuốc và Tờ HDSD bằng tiếng Việt do Phạm Văn Thông viết; nhãn mác lưu hành tại Việt Nam do Phòng nghiên cứu phát triển Công ty Cổ phần VN Pharma tự thiết kế.

Tại bản án sơ thẩm số 306/2017/HSST ngày 25/8/2017 Tòa án nhân dân Tp.HCM tuyên phạt như sau:

Tuyên bố các bị cáo Nguyễn Minh Hùng, Võ Mạnh Cường, Nguyễn Trí Nhật, Ngơ Anh Quốc, Phan Cẩm Loan, Lê Thị Vũ Phương phạm tội “Buôn lậu”; các bị cáo khác phạm tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”.

Bản án phúc thẩm 567/2017/HSPT ngày 30/10/2017 tại Tòa cấp cao tại TpHCM đã hủy toàn bộ bản án sơ thẩm số 306/2017/HSST, ngày 25/8/2017 để chuyển hồ sơ cho Viện Kiểm Sát Tp.HCM điều tra lại.

Qua vụ án này chúng ta thấy rằng tại bản án sơ thẩm lần thứ 1 thì Cơ quan Điều tra, VKS và Tịa án đã định tội danh bn lậu là không phù hợp với hành vi khách quan vụ án, Tội làm giả con dấu tài liệu của cơ quan Nhà Nước thì Cơ quan điều tra, VKS khơng chứng minh đó là con dấu giả…dẫn đến bản án đã bị Tòa án cấp trên hủy bỏ toàn bộ để điều tra, xét xử lại. Như vậy,trong vụ án hình sự, quá trình định tội danh sai là một trong những sai tố tụng cơ bản và nặng nhất khơng thể khắc phục nên việc Tịa cấp trên trả hồ sơ điều tra lại là hợp lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐỊNH tội DANH tội BUÔN lậu THEO PHÁP LUẬT HÌNH sự VIỆT NAM từ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 50 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)