Hồn thiện Bộ luật hình sự về tội buôn lậu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐỊNH tội DANH tội BUÔN lậu THEO PHÁP LUẬT HÌNH sự VIỆT NAM từ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 73 - 75)

Như chúng ta thấy từ quy định về tội buôn lậu ở BLHS năm 1985, đến BLHS năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009, hiện nay là BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 đã có nhiều tiến bộ vượt bậc về các quy định tội phạm và hình phạt

tội buôn lậu. Quy định mới về tội buôn lậu tại BLHS 2015, sửa đổi 2017 đảm bảo được ác nguyên tắc cơng bằng, dân chủ, nhân đạo của chính sách pháp luật hình sự là tơn trọng quyền tự do dân chủ, quyền con người từng bước tăng hình phạt tiền, giảm hình phạt tù, bỏ hình phạt chung thân, tử hình và nhiều biện pháp tư pháp tiến bộ khác…phù hợp với các công ước về nhân quyền, dân quyền và dân chủ mà Việt Nam đã ký kết cũng như tham gia. Tuy nhiên, để từng bước hoàn thiện quy định của BLHS về tội bn lậu thì chúng ta cần xem xét sửa đổi, bổ sung các vấn đề sau:

- Tiếp tục hồn thiện cấu thành tội phạm tội bn lậu, phân biệt rõ ràng với các tội danh khác như tội vận chuyển hàng hóa qua biên giới, tội sản xuất, mua bán hàng cấm, tội trốn thuế… giúp các cơ quan tố tụng dễ dàng hơn trong việc định tội danh trong quá trình giải quyết các vụ án bn lậu. Hiện nay hình phạt tiền tội bn lậu chỉ áp dụng từ khoản 1-3 của điều luật từ 50tr -5ty đối với cá nhân phạm tội, cịn khoản 4 thì vẫn chỉ có hình phạt tù là từ 12 năm đến 20 năm tù. Do đó kiến nghị nên áp dụng hình phạt tiền ở tất cả các khung hình phạt và với mức tiền phạt hợp lý, đủ sức răn đe.

- Về quy định pháp nhân thương mại cũng phải chịu trách nhiệm hình sự. Đây được coi là bước tiến mới, phù hợp với tình hình diễn biến của tội phạm bn lậu cũng như các nước khác trên thế giới. Vì hầu hết ở các Vụ án bn lậu đều có sự tham gia của các pháp nhân thương mại, đứng tên hợp đồng để xuất nhập khẩu hàng hóa, với sự chỉ đạo của cá nhân trong doanh nghiệp đó;

Quy định về pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự tại điều 75, 76 BLHS và tội bn lậu cịn nhiều điểm chưa phù hợp, cần được hồn thiện để có thể áp dụng quy định của pháp luật hình sự trên thực tế. Cụ thể: Về hình phạt đối pháp nhân thương mại trong tội bn lậu gồm có: Hình phạt tiền thấp nhất là 300 triệu đồng, cao nhất 15 tỷ đồng. Ngoài ra pháp nhân thương mại cịn có thể bị đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm, đình chỉ hoạt động vĩnh viễn, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

tuy nhiên đối với hình phạt đình chỉ hoạt động, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực thì các nhà làm luật nên xem xét lại, vì thời gian qua cũng có nhiều ý kiến về vấn đề này. Thực tế hoạt động ở các doanh nghiệp thương mại là để tìm kiếm lợi nhuận trong quá trình sản xuất, kinh doanh sau khi trừ các khoản chi phí, thuế…do vậy, ở các Doanh nghiệp này khơng chỉ có các ơng chủ doanh nghiệp hay đại diện pháp luật mà có thể có nhiều nhân cơng lao động, mối quan hệ với nhiều cơ quan, tổ chức…do vậy việc bắt doanh nghiệp phải đình chỉ hoạt động, rút giấy phép hay cấm hoạt động ở một số nghành nghề nhất định thì sẽ ảnh hưởng khơng nhỏ đến đời sống của người lao động của các doanh nghiệp này, gây áp lực lớn cho Nhà nước về bố trí, cơ cấu lại lao động, vấn nạn thất nghiệp sẽ dẫn đến rất nhiều hệ lụy về giáo dục, trật tự xã hội thậm chí là mơi trường…do đó, nên xem xét đối với PNTM chỉ nên phạt tiền, giá trị tiền phạt phải cao gấp nhiều lần giá trị tài sản phạm pháp và số lợi bất chính thì phù hợp và đủ sức răn đe hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐỊNH tội DANH tội BUÔN lậu THEO PHÁP LUẬT HÌNH sự VIỆT NAM từ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)