Các quy định của BLTTHS liên quan đến định tội danh tội Buôn lậu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐỊNH tội DANH tội BUÔN lậu THEO PHÁP LUẬT HÌNH sự VIỆT NAM từ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 41 - 44)

Như đã phân tích thì BLHS là cơ sở pháp lý duy nhất quy định về tội phạm và hình phạt. Khi định tội danh bắt buộc phải căn cứ vào cấu thành tội phạm tương ứng. Tuy nhiên, trong hoạt động định tội danh nhất thiết phải tuân thủ theo đúng trình tự, thủ tục về tiếp nhận, giải quyết nguồn báo, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử theo quy định tại BLTTHS. Căn cứ vào điều 2 BLTTHS nêu rõ về nhiệm vụ của BLTTHS là bảo đảm phát hiện chính xác và xử lý cơng minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, phịng ngừa, ngăn chặn tội phạm, khơng để lọt tội phạm, khơng làm oan người vơ tội; góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.

Khi định tội danh khơng riêng gì tội bn lậu thì phải đảm bảo các ngun tắc cơ bản của BLTTHS, ngoài quy định về thẩm quyền của Các cơ quan tiến hành tố tụng, Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng, bị can, bị cáo, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan ...người có thẩm quyền định tội phải chú ý đến các quy định của BLTTHS về thu thập, bảo quản, đánh giá chứng cứ, xác định sự thật vụ án để định tội và ra văn bản áp dụng pháp luật, như các quy định: Những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự (Điều 85); chứng cứ (Điều 86); Nguồn chứng cứ (Điều 87)thu thập chứng cứ (Điều 88); vật chứng (Điều 89); các tài liệu, đồ vật khác trong vụ án ( từ Điều 91đến Điều 104); đánh giá chứng cứ (Điều 108); căn cứ khởi tố vụ án hình sự (Điều 143); Trách nhiệm giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố (Điều 145); khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại (Điều 155); những căn cứ khơng được khởi tố vụ án hình sự (Điều 157). [10 tr.22,23]; [22]

BLTTHS năm 2013, đặc biệt BLTTHS 2015 bỏ sung một số nguyên tắc mới quan trọng ví dụ như Ngun tắc suy đốn vơ tội (điều 13), nguyên tắc không ai bị kết án 02 lần một tội phạm (điều 14), nguyên tắc tuân thủ pháp luật trong hoạt động điều tra (điều 19), nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm (điều 26).

Trong đó nguyên tắc tiến bộ và ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động định tội danh nói chung và định tội danh bn lậu nói riêng là ngun tắc suy đốn vơ tội: “Người bị buộc tội được coi là khơng có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật. Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội khơng có tội”. Với quy định thể hiện rõ ràng nguyên tắc chứng minh tội phạm thuộc về Các cơ quan tố tụng, nguyên tắc nếu không đủ căn cứ chứng minh được một người nào đó là phạm tội thì phải tun bố họ khơng có tội và hủy bỏ mọi biện pháp ngăn chặn, khôi phục các quyền lợi cho họ…đây là nguyên tắc tiến bộ đã được áp dụng từ lâu ở các nước có nền tư pháp pháp triển, tuy nhiên Việt Nam mới được luật hóa, tuy nhiên việc áp dụng cịn nhiều hạn chế do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan.

Như vậy, trong hoạt động định tội danh nói chung và tội bn lậu nói riêng phải đảm bảo tn thủ đẩy đủ, chính xác các quy định của BLTTHS về trình tự, thủ tục nhằm đảm bảo cơng bằng, chính xác và khách quan trong việc Điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.

Kết luận Chương 1

Với các quy định tại Chương 1 thì đã phân tích khái niệm của pháp luật hình sự về định tội danh đối với tội phạm hình sự nói chung và định tội danh đối với tội bn lậu nói riêng thơng qua cơ sở quan trọng nhất đó là BLHS và các CTTP được các nhà làm luật xây dựng nên từ các quy định PLHS.

Qua phân tích các quy định pháp luật, chúng ta thấy được tậm quan trọng, ý nghĩa của hoạt động định tội danh trong quá trình áp dụng pháp luật hình sự. Hoạt động định tội danh đúng có tác dụng lớn trong việc bảo đảm sự nghiêm minh của

pháp luật, nâng cao chất lượng phòng, chống tội phạm, ngược lại hoạt động định tội danh sai, dù chiếm tỷ lệ không lớn trong tổng số án các CQTT phải giải quyết hàng năm nhưng nó gây ra tác hại vơ cùng, lớn trước hết là tổn hại đến danh dự,uy tín, nhân phẩm, quyền con người của người bị làm oan sai…lớn hơn nửa là gây mất niềm tin của người dân đối với CQTT, Đảng và Nhà nước, ảnh hưởng rất lớn đến cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm.

Từ các quy định pháp luật về định tội danh nói chung và quy định pháp luật về tội Bn lậu nói trên chúng ta có căn cứ để đi sâu vào phân tích tình hình cụ thể về định tội danh bn lậu tại Tp.Hồ Chí Minh như đề tài mà tác giả đã lựa chọn.

Chương 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐỊNH tội DANH tội BUÔN lậu THEO PHÁP LUẬT HÌNH sự VIỆT NAM từ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)