Các gen khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích biến đổi di truyền của bệnh nhân mắc tật khuyết mống mắt ở việt nam (Trang 31 - 32)

Khuyết mống mắt cổ điển hầu như vẫn được coi là một rối loạn di truyền đơn gen. Hiếm khi nào kiểu hình giống KMM là do các đột biến trong hai gen gây bệnh rối loạn bán phần trước của mắt. Đã có công bố hai trường hợp KMM, một với đột biến nội gen PITX2 [65] và một với đột biến trong vùng điều hoà của PITX2 nằm ở đầu mút nhiễm sắc thể [45]. Hơn nữa, có bảy trường hợp với đột biến gen FOXC1 trong đó ba trường hợp là đột biến sai

21

nghĩa [45] và bốn trường hợp là mất toàn bộ gen [45, 66]. Trong chín trường hợp KMM này có bảy bệnh nhân với tăng nhãn áp bẩm sinh (một trường hợp không có thông tin), nhiều bệnh nhân khi sơ sinh biểu hiện với chứng mắt trâu. Điều này cho thấy rằng hiện tượng này phổ biến ở người KMM do

FOXC1 hơn là ở người với đột biến PAX6.

Zhang và cộng sự năm 2015 đã mô tả một đột biến sai nghĩa tách biệt trên gen TRIM44 ở một gia đình có bệnh KMM di truyền [67]. Gen này cũng nằm trên vùng 11p13 và cách PAX6 4 Mb. Tuy nhiên, một số tác giả cho rằng nên thận trọng khi mô tả khả năng gây bệnh vì đây là phả hệ duy nhất được hỗ trợ bởi dữ liệu nghiên cứu chức năng in vitro [45].

Vẫn còn một tỷ lệ đáng kể bệnh nhân KMM không chẩn đoán di truyền được [45]. Năm 2016, Ansari và cộng sự phân tích 42 trường hợp khuyết mống mắt nhưng âm tính với PAX6 bằng aCGH và chỉ xác định được 15 trường hợp. Do đó, còn 27 trường hợp không tìm được nguyên nhân. Sau đó, một số tác giả tiếp tục nghiên cứu trên số bệnh nhân này và xác định được các đột biến trong ITPR1 nên quy về hội chứng Gillespie [22, 23]. Vì vậy, một số tác giả ước tính rằng sẽ có khoảng 5% bệnh nhân với KMM cổ điển sẽ không tìm được nguyên nhân [68].

PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích biến đổi di truyền của bệnh nhân mắc tật khuyết mống mắt ở việt nam (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)