Một số hợp chất có trong rong nâu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tách chiết và nâng cao hàm lượng hoạt chất 6 shogaol trong cao gừng (zingiber officinale), fucoidan trong cao rong nâu (Trang 25 - 27)

1.3.4. Hoạt tính sinh học của rong nâu

Nhờ sự đa dạng về thành phần và cấu trúc mà fucoidan sở hữu nhiều hoạt tính sinh học thú vị như:

- Hoạt tính chống đơng tụ máu: Nishino và cộng sự đã thử nghiệm hoạt

tính chống đông máu của fucoidan được phân lập từ các loài rong E. Kurome, H.fusiforme, L.angustata. Kết quả cho thấy chúng có hoạt tính

kháng đơng tụ máu cao hơn so với heparin [44]. Hàm lượng sulfate càng cao thì hoạt tính kháng đơng tụ càng lớn [45-49]. Theo các nghiên cứu [50-54] fucoidan sulfate hóa ở vị trí C-2 hoặc C-2, C-3 thể hiện hoạt tính kháng đơng tụ, trong khi đó nhóm sulfate ở vị trí C-4 khơng thể hiện hoạt

kháng đông tụ máu. Fucoidan từ loài Lessonia vadosa có khối lượng

phân tử 320.000 Da MW cho thấy hoạt tính chống đơng máu tốt hơn các fucoidan đề polymer hóa có khối lượng phân tử 32.000 MW [45,51,55].

- Hoạt tính chống khối u và điều hịa miễn dịch: Fucoidan từ các lồi rong

L. saccharina, L. digitata, F. serratus, F. distichus và F. vesiculosus có

tác dụng khóa chặt tế bào ung thư vú MDA-MB-231 ngăn chúng kết dính với tiểu cầu [56-58]. Fucoidan có thể tăng cường chức năng tế bào lympho T, tế bào B, đại thực bào… thúc đẩy kháng thể phản ứng lại với tế bào hồng cầu cừu (SRBC) in vivo [59].

- Hoạt tính chống oxy hóa: Rất nhiều cơng bố cho thấy rằng fucoidan thể

hiện hoạt tính chống oxy hóa quan trọng trong các thí nghiệm in vitro. Hoạt tính chống oxy hóa liên quan đến trọng lượng phân tử và hàm lượng sulfate của fucoidan [60].

- Chống viêm: Năm 2007, Cumashi và cộng sự đã nghiên cứu hoạt tính

chống viêm của fucoidan từ 9 loài rong nâu. Kết quả cho thấy tất cả fucoidan của 9 lồi rong đều có khả năng ức chế tăng lượng bạch cầu trên mơ hình chuột bị viêm [56].

1.3.5. Một số nghiên cứu về fucoidan trong rong nâu

Năm 2012, Lee H., Kim J.S., Kim E. đã nghiên cứu fucoidan có trong rong

Fucus vesiculus ức chế sự di cư và xâm lấn tế bào ung thư phổi người thông

qua con đường PI3K-Akt-mTOR [61]. Fucoidan thể hiện tác dụng chống di căn trên các tế bào ung thư phổi A549 thông qua việc điều chỉnh giảm ERK1/2 và Akt-mTOR cũng như các con đường truyền tín hiệu NF-kB.

Năm 2016, Alwarsamy M., Gooneratne R., Ravichandran R. đã nghiên cứu ảnh hưởng của fucoidan từ Turbinaria conoides với tế bào biểu mô ung thư phổi (A549) [62]. Fucoidan làm giảm sự phụ thuộc vào liều bởi thử nghiệm MTT (GI50 0,75 μg/mL). Quá trình apoptosis trong tế bào A549 được điều trị bằng fucoidan được hiển thị bằng kính hiển vi đồng tiêu laser và phân tích chu kỳ tế bào cho thấy cảm ứng bắt giữ pha Go/G1 của chu kỳ tế bào. Có thể kết luận

rằng fucoidan có khả năng hoạt động như một tác nhân chống tăng sinh tế bào ung thư biểu mô phổi (A549).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tách chiết và nâng cao hàm lượng hoạt chất 6 shogaol trong cao gừng (zingiber officinale), fucoidan trong cao rong nâu (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(162 trang)