CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU APIGENIN TỪ CẦN TÂY
3.2.1. Điều kiện chiết tách apigenin
a) Lựa chọn dung môi
Sử dụng dung môi là ethanol đối với cần tây.
b) Ảnh hưởng nhiệt độ
Đối với cần tây, vì apigenin là hợp chất dễ phân hủy ở nhiệt độ cao nên chúng tôi quyết định chọn nhiệt độ trích ly là 40oC để đảm bảo không làm phân hủy các hợp chất cần chiết.
c) Ảnh hưởng của thời gian
Tiến hành thí nghiệm ở 1,2,3,5,8 giờ với khối lượng nguyên liệu ban đầu là 100g. Mẫu được lọc lấy dịch, cô quay thu hồi dung môi, xác định lượng cao thô cao nhất. Các thông số được giữ cố định gồm EtOH 80%, nhiệt độ 40℃, tỉ lệ nguyên liệu:dung môi 1:10. Số liệu ảnh hưởng của thời gian được trình bày trong Bảng 3.14 và Hình 3.15.
Bảng 3.14. Ảnh hưởng thời gian đến khả năng trích ly cao cần tây
Thời gian (giờ)
Khối lượng cao cần tây thô (g) 1 20,479 2 20,882 3 22,678 5 27,218 8 27,325 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28
Khối lượng cao cầ
n tây t
hô (g)
Thời gian (giờ)
Khối lượng cao cần tây thơ
Hình 3.15. Ảnh hưởng thời gian đến khả năng trích ly cao cần tây.
Khi tăng thời gian thì khối lượng cao thơ tăng dần. Từ 1-5 giờ khả năng trích ly tăng nhanh đáng kể, khối lượng cao thu được ở 5h là 27,218 g. Tuy nhiên ở thời gian dài hơn thì hiệu suất trích ly khơng thay đổi nhiều so với 5h. Do đó chọn 5h làm thời gian trích ly cần tây.
d) Ảnh hưởng của thể tích dung mơi
Khảo sát thể tích dung mơi lần lượt là 0,2; 0,3;0,5; 1; 1,5 L (ứng với tỉ lệ nguyên liệu:dung môi là 1:2; 1:3; 1:5; 1:10; 1:15 g/mL), khối lượng nguyên liệu ban đầu là 100g. Các thông số được giữ cố định là EtOH 80%, thời gian 5h, nhiệt độ 40oC. Số liệu khảo sát ảnh hưởng của thể tích dung mơi được trình bày trong Bảng 3.15 và Hình 3.16.
Bảng 3.15. Ảnh hưởng thể tích dung mơi đến khả năng trích ly cao cần tây
Thể tích dung mơi (L)
Khối lượng cao cần tây thô (g) 0,2 18,963 0,3 22,554 0,5 26,756 1 31,11 1,5 31,25 0.00 0.25 0.50 0.75 1.00 1.25 1.50 1.75 18 20 22 24 26 28 30 32
Khối lượng cao cầ
n tây t
hơ (g)
Thể tích dung mơi (L)
Khối lượng cao cần tây thơ
Hình 3.16. Ảnh hưởng thể tích dung mơi đến khả năng trích ly cao cần tây.
Kết quả cho thấy khối lượng cao EtOH thu được tăng theo thể tích sử dụng. Tuy nhiên, khi tăng thể tích từ 0,5 đến 1,5 L sau 5h thì lượng cao EtOH thu được thay đổi khơng đáng kể. Vì vậy để tiết kiệm dung mơi, thời gian đồng thời thu được lượng cao thơ nhiều nhất thì thể tích 1L (tỉ lệ ngun liệu:dung môi 1:10 g/mL) được chọn.
e) Ảnh hưởng nồng độ dung môi
Sử dụng EtOH ở nồng độ 60%, 70%, 80%, 96%, khối lượng nguyên liệu là 100g. Các thông số được giữ cố định là thể tích ngun liệu:dung mơi 1:10, nhiệt độ 40oC, thời gian 5h. Số liệu về ảnh hưởng nồng độ dung mơi được trình bày trong Bảng 3.16 và Hình 3.17.
Bảng 3.16. Ảnh hưởng nồng độ dung mơi đến khả năng trích ly cao cần tây
Nồng độ dung môi (%)
Khối lượng cao cần tây (g) 60% 29,451 70% 31,886 80% 35,892 90% 35,517 96% 35,569 55 60 65 70 75 80 85 90 95 100 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37
Khối lượng cao cầ
n tây t
hô (g)
Nồng độ dung môi (%) Khối lượng cao cần tây thơ
Hình 3.17. Ảnh hưởng nồng độ dung mơi đến khả năng trích ly cao cần tây.
Ở nồng độ 60% thì khối lượng cao thu được là 29,451g. Khi tăng nồng độ EtOH lên 70%, 80% thì khối lượng cao thơ tăng dần tương ứng là 31,886; 31,892g. Khi tăng nồng độ EtOH từ 90% lên 96%, lượng cao thô thay đổi không nhiều. Như vậy, cồn 80% phù hợp nhất nên được chọn để thực hiện.