mô hình hóa thành các khối lượng tập trung. Các khối lượng được phân bố theo chức năng được treo và không được treo.
Khối lượng của phần được treo được quy dẫn về trọng tâm O1 được đặc trưng bởi các thông số khối lượng M và các mô men quán tính Jx, Jy theo các trục OX và OY. Khối lượng được đặt tại vị trí trọng tâm O1 có khoảng cách so với cầu trước và cầu sau là a, b. Tọa độ suy rộng của phần được treo được phản ánh bởi các tọa độ Z, , .
Khối lượng của phần không được treo trên cầu trước được quy dẫn về trọng tâm O2 được đặc trưng bởi thông số khối lượng M1 và mô men quán tính theo trục OX là J1x. Tọa độ suy rộng của khối lượng treo cầu trước được phản ánh bới các tọa độ , .
Khối lượng của phần không được treo trên cầu sau được quy dẫn về trọng tâm O3 được đặc trưng bởi thông số khối lượng M2 và mô men quán tính theo trục OX là J2x. Tọa độ suy rộng của khối lượng treo cầu sau được phản ánh bới các tọa độ , .
Khối lượng của phần được treo và khối lượng không được treo được liên kết qua hệ thống treo của xe. Các phần tử hệ thống treo gồm các phần tử đàn hồi là các lò xo khí nén được coi là tuyến tính đối với từng trường hợp tải và áp suất làm việc nhất định. Các phần tử đàn hồi khí nén bố trí trên cầu trước và cầu sau được đặc trưng bởi các hệ số độ cứng C11, C12, C21, C22. Các phần tử giảm chấn của hệ thống treo của cầu trước và cầu sau được đặc trưng bởi các hệ số giảm chấn K11, K12, K21, K22. Các thanh ổn định được thay thế bởi các hệ số độ cứng CRR, CRf.
tính được đặc trưng bởi các hệ số độ cứng lốp CL1, CR1, CL2, CR2 và các hệ số giảm chấn KL1, KR1, KL2, KR2.
Kích thích dao động là các chiều cao mấp mô biên dạng mặt đường tác động tại các vị trí tiếp xúc bánh xe thể hiện qua các tín hiệu qL1, qR1, qL2, qR2.
Mô hình dao động không gian xe khách giường nằm sẽ gồm 07 bậc tự do tương ứng với 07 tọa độ suy rộng Z, , , , , , .