Việc thực thi quyền sở hữu cơng nghiệp đối với nhãn hiệu nói chung và NHTT nói trên dựa trên các quy định về xử lý hành chính, các biện pháp dân sự và xử lý hình sự đối với vi phạm về SHTT. Tuy nhiên, nhìn từ góc độ thực tế ở Việt Nam các biện pháp trên được áp dụng không cân đối. Thiên về xử lý hành chính, hậu quả là quyền và lợi ích của đối tượng bảo hộ là NHTT bị xâm hại chưa được quan tâm đúng mức. Các biện tư pháp như tịa án dân sự, tịa án hình sự là những biện pháp hiệu quả ít được quan tâm áp dụng. Việc xử lý thiên về hành chính dường như đi ngược lại với xu hướng của quốc tế là thực hiện giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp tư pháp.
Thêm nữa, hệ thống các cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành chính phức tạp, nhiều đầu mối. Từ đó dẫn tới hoạt động thực thi quyền bị phân tán, kém hiệu quả. Các cơ quan này gồm: Thanh tra Khoa học và Công nghệ, Thanh tra Thông tin và Truyền thông, Quản lý thị trường, Cảnh sát kinh tế, Hải quan, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và Uỷ ban nhân dân cấp huyện. Thẩm quyền xử phạt có thể cịn chồng chéo, trùng lặp. Ví dụ: các hành vi xâm phạm quyền SHCN liên quan đến hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý nêu tại Điều 12, Điều 13 của Nghị định số 99//2013/NĐ-CP thuộc thẩm quyền xử phạt của Thanh tra KH&CN, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an;
Chế tài xử phạt vi phạm hành chính cịn chưa đủ sức răn đe. Nhiều trường hợp xử phạt xong lại tiếp tục vi phạm. Một số hành vi xâm phạm
quyền ở mức độ rất nghiêm trọng, giá trị hàng hóa xâm phạm lên tới trên 500 triệu đồng, ảnh hướng xấu đến trật tự xã hội, môi trường kinh doanh, nhưng vẫn xử phạt hành chính như: Quy định tại khoản 12, điều 11 Nghị định số: 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2019 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực sở hữu cơng nghiệp.
Việc xử phạt hành chính hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối tượng bị xâm hại là chủ thể bị thiệt hại nhưng không được bồi thường những thiệt hại do hoạt động xâm hại gây ra mà khoản phí tổn chủ thể có hành vi xâm hại phải chịu là các khoản nộp vào ngân sách nhà nước. Do đó chưa có được sự cơng bằng như việc thực hiện giải quyết hành vi xâm hại theo hướng dân sự là bên bị thiệt hại được bên gây thiệt hại bù đắp.
Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật liên quan đến Luật sở hữu trí tuệ và các văn bản liên quan chưa được chú trọng. Phần lớn người dân chưa có hiểu biết pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ. Từ đó chưa có ý thức trong việc lựa chọn sử dụng các hàng hóa đã được bảo hộ quyền SHCN.
Cần nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư, các thành viên hộ gia đình đặc biệt các hộ gia đình, cá nhân là chủ sử dụng NHTT. Bởi chúng ta có hồn thiện pháp luật dựa trên các nền tảng lý thuyết đúng đắn đến đâu người thực hiện vẫn là nhân dân sống trong các cộng đồng nhất định. Pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ cũng vậy, cần được chú trọng tuyên truyền trong nhân dân, lấy ý kiến đóng góp của nhân dân trong việc xây dựng, sửa đổi các quy định thì các điều luật mới thực sự phát huy hiệu quả.
Tăng cường năng lực các cơ quan thi hành pháp luật về sở hữu trí tuệ từ xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hệ thống thông tin và nâng cao phẩm chất, năng lực đội ngũ cán bộ, chú trọng cải thiện khả năng tự quyết của các cơ quan thực thi hành chính, giảm sự lệ thuộc vào ý kiến chuyên môn về xâm phạm
quyền SHTT từ cơ quan quản lý chuyên ngành. Đây là giải pháp quan trọng bậc nhất bởi việc thực thi quyền không thể được bảo đảm khi năng lực, kiến thức chuyên môn về SHTT của cán bộ các cơ quan thực thi quyền chưa được cải thiện.
Tiếp tục sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các văn bản pháp luật chuyên ngành và văn bản liên quan đến thực thi quyền SHCN theo hướng giảm dần các biện pháp xử phạt hành chính, chuyển sang xử lý bằng chế tài dân sự. Chỉ nên xử lý hành chính đối với các vụ vi phạm rõ ràng như sản xuất, bn bán hàng hóa giả mạo về nhãn hiệu; các vụ việc phức tạp hoặc có bản chất của tranh chấp dân sự cần được chuyển sang xử lý bằng biện pháp dân sự tại tòa án
Cần tiến hành rà sốt, phân định thẩm quyền của các cơ quan có chức năng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực SHTT, theo hướng thu gọn đầu mối, với nguyên tắc mỗi loại hành vi xâm phạm quyền SHCN chỉ có 01 cơ quan có chức năng xử phạt hành chính; mức xử phạt vi phạm hành hành chính phải đủ mạnh để đảm bảo tính răn đe, ngăn ngừa hành vi tái phạm.
Đối với biện pháp dân sự, cần đảm bảo nguyên tắc bồi thường thỏa đáng thiệt hại cho chủ thể quyền; bổ sung các quy định pháp luật nhằm hướng dẫn việc định giá tài sản trí tuệ, cách xác định mức bồi thường thiệt hại trong các vụ tranh chấp, xâm phạm quyền SHCN làm cơ cở pháp lý cho việc xử lý các vụ tranh chấp, xâm phạm quyền.
Tiểu kết chương 3
Chương 3 kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu tập thể, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến giải pháp thay đổi cách thức xử lý đối với các hành vi xâm hại quyền SHCN của chủ sử dụng NHTT. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi quyền SHCN, hướng giải quyết tạo ra sự công bằng nhất định giữa chủ thể xâm hại và bị xâm hại hay chủ thể được hưởng lợi và chủ thể bị tổn thất.
KẾT LUẬN
Nhãn hiệu tập thể có vai trị riêng trong nền kinh tế. Đặc biệt khi xu thế hội nhập, tồn cầu hóa ngày càng sâu, rộng. Nhãn hiệu tập thể góp phần tăng cường vai trị của chủ sở hữu NHTT như hợp tác xã, các hội, hiệp hội; tạo lợi thế cạnh tranh không nhỏ khi chiếm lĩnh thị trường.
Luận văn đã làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản, phân tích các quy định của pháp luật về xác lập quyền, thực thi SHCN đối với nhãn hiệu tập thể. Dựa trên cơ sở lý luận, Luận văn đã phân tích thực trạng pháp luật về bảo hộ NHTT với các số liệu các vụ việc tranh chấp liên quan đến nhãn hiệu nói chung, nhãn hiệu tập thể nói riêng và thực tiễn giải quyết một số vụ việc tranh chấp điển hình liên quan đến nhãn hiệu tập thể trong thời gian qua.
Qua thực trạng thực thi quyền SHCN đối với NHTT có thể thấy. Cơ chế thực thi bảo hộ NHTT chủ yếu bằng biện pháp hành chính. Trong đó, các quy định để xử lý hành vi xâm phạm cịn nhẹ, chưa có tính răn đe. Có xu hướng hành chính hóa các vụ việc xâm phạm gây thiệt hại nghiêm trọng ảnh hưởng đến kinh tế xã hội. Chưa chú trọng biện pháp giải quyết tại tịa án dân sự.
Trên cơ sở đó, Luận văn cũng đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo hộ quyền SHCN đối với NHTT
Bảo hộ NHTT với mục đích cuối cùng có thể đem lại lợi nhuận cho chủ sử dụng NTTT và bảo đảm người tiêu dùng được sử dụng sản phẩm hàng hóa có chỉ dẫn như họ mong muốn.