Từ khi luật Sở hữu trí tuệ được ban hành (năm 2005) qua 10 năm thực hiện (đến hết năm 2016) chưa ghi nhận trường hợp nào có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu tập thể bị truy tố. Theo thống kê các TAND đã thụ lý sơ thẩm 21 vụ với 33 bị cáo, đã xét xử 13 vụ với 22 bị cáo xâm phạm quyền SHTT, trong đó có 12 vụ với 20 bị cáo về tội xâm phạm quyền SHCN [12, tr.9].
Như vậy, có thể nói thực trạng các tội phạm về xâm phạm quyền sở hữu cơng nghiệp nhìn chung là ít cả về số vụ và số người phạm tội.
Điều 226, bộ luật hình sự Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 Quy định về: tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp [1; tr70-72].
Theo quy định trên về hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với NHTT: có 2 hành vi đó là hành vi chiếm đoạt quyền sở hữu và hành vi sử dụng trái pháp luật.
Hành vi chiếm đoạt ở đây được hiểu là chuyển dịch một cách bất hợp pháp quyền sở hữu NHTT từ của người khác thành của mình đồng thời làm cho chủ sở hữu của NHTT mất đi khả năng thực tế thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với NHTT đã được cấp văn bằng bảo hộ.
Hành vi nêu trên phải đạt tới quy mơ thương mại thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.
Tiểu kết chương 2
Chương 2 đã phân tích sự phù hợp của việc sử dụng nhãn hiệu tập thể trong đăng ký nhãn hiệu đối với các đối tượng sản xuất, kinh doanh nhỏ. Sự cần thiết phải gắn kết để cùng sử dụng một nhãn hiệu của các thành viên để có thể phát huy thế mạnh trong sản xuất, kinh doanh gắn kết chuỗi cung ứng sản phẩm.
Tác giả phân tích thực trạng pháp luật về đăng ký NHTT, thực tế sử dụng quyền của chủ thể nhãn hiệu tập thể. Bên cạnh đó phân tích thực trạng thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối với NHTT.
Chương 3