Trên thực tế, các vụ việc tranh chấp liên quan đến NHTT ở Việt Nam được tòa án nhân dân các cấp thụ lý hầu như khơng có. Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, từ 01/7/2006 dến 30/9/2016, các TAND đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 168 vụ, trong đó có 158 vụ tranh chấp về quyền tác giả, 10 vụ tranh chấp quyền SHCN. Các TAND cũng đã giải quyết 200/235 vụ án tranh chấp kinh doanh thương mại có liên quan đến SHTT, giải quyết 24 vụ án hành chính trong lĩnh vực SHTT [12, tr. 9]. Từ số liệu trên có thể thấy rằng: việc xử lý các vụ tranh chấp, xâm phạm quyền bằng biện pháp dân sự tại tòa án chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp so với hàng chục ngàn các vụ xâm phạm quyền bị xử lý bằng biện pháp hành chính. và tập trung chủ yếu vào các tranh chấp liên quan đến lĩnh vực quyền tác giả (83,5%), các tranh chấp trong lĩnh vực SHCN chiếm tỷ lệ rất thấp (5,5%) [12, tr.9].
Đến nay, chưa ghi nhận trường hợp tranh chấp dân sự liên quan đến lĩnh vực SHCN đối với nhãn hiệu tập thể.
Nguyên nhân được cho là theo Khoản 2 Điều 30 và Khoản 1 Điều 37 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì tranh chấp xảy ra trong quá trình khai thác và sử dụng đối tượng SHTT trong đó có nhãn hiệu tập thể vì mục đích lợi nhuận là tranh chấp kinh doanh thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết sơ thẩm tại tòa án nhân dân cấp tỉnh. Khi các bên liên quan khơng chấp nhận phán quyết của tịa sơ thẩm có quyền kháng cáo. Việc kháng cáo bản án sơ thẩm đối với tranh chấp quyền SHTT được giải quyết theo trình tự chung theo quy định của
bộ luật Tố tụng dân sự giành cho các kháng cáo các bản án dân sự tại Tòa án nhân dân cấp cao.
Về quy định, khi khởi kiện vụ án dân sự, chủ sở hữu đối tượng SHTT có quyền u cầu Tịa án có thẩm quyền buộc bị đơn chấm dứt hành vi vi phạm; buộc xin lỗi, cải chính cơng khai; bị tiêu hủy hàng hóa phương tiện vi phạm và bồi thường thiệt hại vật chất và tinh thần theo mức độ mà họ có thể chứng minh được [3, tr. 71,72].
Ngoài ra, khi khởi kiện hoặc trong quá trình Tịa án thụ lý giải quyết tranh chấp, chủ sở hữu đối tượng SHTT có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong một số trường hợp.
Tuy nhiên, trên thực tế, việc áp dụng trình tự như quy định Luật tố tụng dân sự trong giải quyết tranh chấp quyền SHTT là rất hạn chế. Nguyên nhân được cho là trong khi các đại diện chủ thể quyền lại cho rằng cơ chế kiện dân sự hiện tại là rườm rà, tốn kém và ít hiệu quả. Ngành tòa án lại chưa nhận thấy sự cấp thiết phải quy định riêng hoặc hoàn thiện cơ chế hiện tại để giải quyết tranh chấp đối với nhãn hiệu tập thể. Theo hướng này ngành tịa án, có q ít vụ việc tranh chấp sở hữu trí tuệ đặc biệt là tranh chấp nhãn hiệu tập thể được nộp cho tòa giải quyết, do vậy, tịa ưu tiên hồn thiện cơ chế giải quyết các loại vụ việc khác đang cấp bách hơn.
Thực tế trên dẫn đến hệ quả là chủ thể quyền không chủ động bảo vệ quyền dân sự bằng biện pháp dân sự, và theo hướng ngược lại cơ chế dân sự có rất ít tác dụng để giải quyết tranh chấp xảy ra trong quá trình sử dụng đối tượng SHTT. Ngược lại biện pháp xử lý hành chính được cho là “nhanh”, “gọn” và “ít tốn kém” đối với chủ thể quyền khi sử dụng kênh pháp hành chính.