Thực trạng áp dụng hình thức xác lập quyền đối với nhãnhiệu tập thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo hộ nhãn hiệu tập thể theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 42 - 46)

2006. Nhưng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên còn có chỉ dẫn địa lý chè Tân Cương, thuộc thành phố Thái Nguyên năm 2007. Chỉ dẫn địa lý chè Tân Cương thuộc sở hữu Nhà nước (theo Luật SHTT) được quản lý bởi sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thái Nguyên, còn NHTT chè Thái Nguyên được quản lý bởi hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên

2.1.2. Thực trạng áp dụng hình thức xác lập quyền đối với nhãn hiệutập thể tập thể

Theo quy định tại Thông tư số: 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/2/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ, Hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp. Quyền SHCN đối với NHTT được xác lập trên cơ sở quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ về việc cấp văn bằng bảo hộ cho tổ chức đăng ký NHTT.

Các bước tiến hành thực hiện theo thủ tục sau [7, tr. 94-99]: -Bước 1: Tiếp nhận đơn

Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

-Bước 2: Thẩm định hình thức đơn Thời hạn thẩm định đơn: 01 tháng

Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không (Ra quyết định chấp nhậnđơn hợp lệ/từ chối chấp nhận đơn).

+ Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ;

+ Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ trong đó nêu rõ các lý do, thiếu sót khiến cho đơn có thể bị từ chối chấp nhận và ấn định thời hạn 2 tháng để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót. Nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót/sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu/không có ý kiến phản đối/ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn.

-Bước 3: Công bố đơn

Thời hạn công bố đơn là: 2 tháng kể từ ngày có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ.

Sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

-Bước 4: Thẩm định nội dung đơn

Thời hạn thẩm định nội dung: 9 tháng kể từ ngày công bố đơn.

Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.

-Bước 5: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ:

Thời hạn cấp văn bằng từ 2 đến 3 tháng kể từ ngày nộp đủ các khoản lệ phí. +Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;

+Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp phí, lệ phí đầy đủ, đúng hạn thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.

Thời gian để một nhãn hiệu tập thể nộp đơn đến khi có quyết định cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tập thể thông thường từ 12 đến 18 tháng.

Theo quy định tại Khoản 3, điều 87 Luật SHTT “Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép” [3, tr 29].

Theo quy định trên, các hợp tác xã, liên minh hợp tác xã, các hội, hiệp hội được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể. Theo thống kê của Liên minh các Hợp tác xã Việt Nam, đến 31/12/2017 cả nước có 19.487 hợp tác xã. Theo số liệu thống kê năm 2019, Việt Nam có 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh, 713 đơn vị hành chính cấp huyện, 11.050 đơn vị hành chính cấp xã. Các tổ chính trị, xã hội gồm có: Mặt trận Tổ quốc, Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội phụ nữ, Hội Nông dân và Hội Cựu Chiến binh. Ngoài ra trên cả nước có 28 hội đặc thù, gọi chung là các tổ chức quần chúng. Các tổ chức chính trị xã hội được thành lập ở bốn cấp thì đa số các tổ chức hội đặc thù đều có 4 cấp (trung ương, tỉnh (thành phố), huyện (quận) và xã (phường).

Đó là các chủ thể đủ điều kiện để đăng ký sở hữu nhãn hiệu tập thể. Số chủ thể có thể đăng ký NHTT và số lượng NHTT được đăng ký trong khoảng thời gian 12 năm (từ 2005-2017) có một sự chênh lệch lớn; từ khi Luật SHTT năm 2005 có hiệu lực đến ngày 31/12/2018 Cục sở hữu trí tuệ đã cấp văn bằng bảo hộ cho 981 nhãn hiệu tập thể [13].

Nếu chỉ nhìn từ số liệu đơn thuần. Không phải tổ chức tập thể nào được thành lập hợp pháp cũng có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu tập thể. Nhưng điều đó chỉ có thể lý giải được khi mà hiệu quả của các tổ chức trên được phát huy để việc đăng ký nhãn hiệu tập thể được sử dụng triệt để.

Tuy nhiên, vai trò hỗ trợ người nông dân của các tổ chức gần gũi nhất với họ như: Hội nông dân, Hợp tác xã nông nghiệp còn quá hạn chế. Có thể dẫn ra một vài ví dụ như: Tháng 7/2019, huyện Do Linh, tỉnh Quảng Trị tồn đọng 1.000 tấn cá nục sấy khô, nguyên nhân do phía Trung Quốc yêu cầu chủ hàng phải có giấy chứng nhận nguồn gốc cá và an toàn thực phẩm. Điều này làm cho giá mặt hàng cá nục sấy khô giảm từ 15.000 đồng xuống còn 7.000 đồng [30]. Giải pháp được đưa ra để giải quyết tình trạng trên theo ông: Nguyễn Đức Chính - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị thì: “Nếu cá tôm của dân đọng lại không bán được thì chủ tịch huyện đi bán cá vẫn tốt”[30]; bên cạnh giải pháp đó đã đề cập đến việc xây dựng nhãn hiệu tập thể cho cá nục Gio Linh, nhưng điều đó cho thấy sự tồn tại, bất cập khi sảy ra sự việc mới bàn cách giải quyết mà không có chiến lược lâu dài, ổn định. Tình trạng đó không chỉ diễn ra tại Quảng Trị, chúng ta có nhiều mặt hàng nông sản có sản lượng và giá trị cao nhưng cũng rơi vào tình trạng phải giải cứu như: Thanh Long – Bình Thuận; Dưa hấu - Quảng Nam; Chuối – Thanh Hóa, Nghệ An mà chưa có chiến lược xây dựng nhãn hiệu tập thể. Để quảng bá sản phẩm, để xác định nguồn gốc hàng hóa, đảm bảo chất lượng.

Theo danh sách nhãn hiệu tập thể đã được công bố của cục Sở hữu trí tuệ, nhiều địa danh gắn với sản phẩm đặc trưng của địa phương như: Cam Lạc

Thủy (Số bằng: 29082); Bưởi đỏ Tân Lạc (Số bằng: 290081); Gà Mía Sơn Tây (số bằng: 277206); Cốm làng Vòng (số bằng: 283983)…từ đó góp phần nâng cao uy tín, chất lượng và hiệu quả kinh doanh của các sản phẩm đặc trưng này.

2.2. Thực trạng về nội dung quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãnhiệu tập thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo hộ nhãn hiệu tập thể theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)