Hoàn thiện pháp luật về quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo hộ nhãn hiệu tập thể theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 62 - 64)

Đối với việc sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký được quy định là bắt buộc. Khoản 2, điều 136 luật SHTT khẳng định: “ Chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu đó”. Tuy nhiên việc sử dụng nhãn hiệu tập thể còn chưa thống nhất. Một số nhãn hiệu tập thể chưa được sử dụng để gắn nhãn mác sản phẩm. Trong cùng một tập thể sở hữu nhãn hiệu có sự sai khác nhau trong việc sử dụng nhãn mác.

Thực tế đó làm phát sinh những hạn chế trong việc cạnh tranh, không phát huy được thế mạnh của nhãn hiệu.

Bên cạnh đó, chưa có tiêu chuẩn cụ thể đối với sản phẩm sử dụng nhãn hiệu tập thể. Khi sản xuất các thành viên trong cùng một nhãn hiệu sử dụng quy trình, phương pháp khác nhau. Do đó chất lượng các sản phẩm trong cùng một NHTT lại có chất lượng khác nhau, giá bán khác nhau.

Chưa có quy định cụ thể áp dụng chung cho quy chế sử dụng nhãn hiệu. Từ đó dẫn đến tình trạng các chủ sở hữu đăng ký NHTT có phần tùy tiện xây dựng Quy chế này. Đối với quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể cần có một quy định khung thống nhất để áp dụng. Quy định này cần có những điều khoản bắt buộc áp dụng đối với việc quản lý, sử dụng NHTT đã đăng ký như: Thống nhất vị trí dán nhãn mác trên sản phẩm của chủ sở hữu NHTT, thống

nhất loại nhãn hiệu, logo gắn trên sản phẩm. Nên có quy định áp dụng tiêu chuẩn hàng hóa đối với các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp, sản phẩm là thực phẩm và việc chuyển giao nhãn hiệu tập thể cho các thành viên khi đảm bảo tiêu chuẩn. Có quy trình chế biến, sản xuất đáp ứng được yêu cầu chất lượng chung của các thành viên cùng sử dụng NHTT để tạo sự đồng đều, ổn định về chất lượng, mẫu mã sản phẩm.

Đối với các chủ sử dụng NHTT cần có các giải pháp công nghệ phù hợp cho việc dán tem, nhãn đối với hàng hóa, sản phẩm của mình cho phù hợp. Lợi ích từ việc quản lý tem, nhãn giảm thiểu được việc làm giả, làm nhái các sản phẩm, bên cạnh đó nâng cao uy tín và quảng bá rộng rãi nhãn hiệu tập thể đã đăng ký.

Thực tế thực thi quyền SHCN đối với NHTT ở nước ta chú trọng vào hai giải đoạn đó là giai đoạn đăng ký bảo hộ, và giai đoạn xử lý các hành vi xâm phạm quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu mà chưa chú trọng đến thời gian sử dụng quyền bảo hộ SHCN của NHTT. Điều này tạo ra một khoảng trống pháp lý trong việc quản lý, sử dụng đối với nhãn hiệu đã đăng ký. Đó là một trong những nguyên nhân nảy sinh những hành vi sâm phạm đối với chủ sở hữu. Vì vậy, để có thể thực hiện tốt quyền sử đụng NHTT cần phải tuyên truyền để nhân dân, khách hàng hiểu về luật SHTT, bên cạnh những quy định hành chính cần có những chính sách hỗ trợ riêng đối với NHTT.

Cần có chính sách khuyến khích, tuyên dương và nhân rộng các cách làm, phương pháp mới giúp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong việc sử dụng NHTT. Từ đó góp phần nâng cao vị thế của nhãn hiệu, mở rộng thị trường.

Bên cạnh đó, chủ sở hữu NHTT có quyền rất lớn trong việc quyết định chuyển giao/ không chuyển giao cho các thành viên sử dụng nhãn hiệu tập thể mà không có quy định ràng buộc dễ nảy sinh tiêu cực, tạo ra một loại “giấy phép con” là quyết định đồng ý hay không đồng ý cho một cá nhân, tổ chức

tham gia vào tổ chức và được sử dụng NHTT đã đăng ký. Cần có quy định ràng buộc về điều kiện của tổ chức được phép chuyển giao quyền này và có cơ chế giám sát việc thực hiện.

Bên cạnh đó, chưa quy định vấn đề chủ sở hữu NHTT bị phá sản, giải thể, chia tách, sáp nhập thì quyền sở hữu NHTT được định đoạt như thế nào vẫn chưa có quy định cụ thể.

3.3. Hoàn thiện pháp luật thực thi quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo hộ nhãn hiệu tập thể theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)