TẠI VIỆT NAM
2.1. Thực trạng pháp luật xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối vớinhãn hiệu tập thể nhãn hiệu tập thể
2.1.1. Thực trạng pháp luật về điều kiện xác lập quyền đối với nhãnhiệu tập thể hiệu tập thể
Với lợi thế là một nước sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp lâu đời vì vậy nước có nhiều làng nghề truyền thống. Tính đến năm 2017, nước ta có trên 3.000 làng nghề [33]. Với lợi thế về thổ nhưỡng, khí hậu các sản phẩm nông nghiệp ở nước ta rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, với nhiều lợi thế nhưng các mặt hàng nông sản, tiểu thủ công nghiệp chưa thực sự phát huy được những lợi thế đó. Có rất nhiều nguyên nhân được đề cập đến trong đó hàng hóa sản xuất không có xuất xứ, không có nhãn mác làm giảm đáng kể giá trị sản phẩm. Để có xuất xứ hàng hóa sản phẩm có thể thực hiện bằng một hình thức đó là NHTT.
Theo Quy định tại khoản 17, Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ "nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó" [3; tr.2].
Luật SHTT hiện nay không có điều khoản quy định về các dấu hiệu được sử dụng đăng ký NHTT mà chỉ đưa ra các dấu hiệu không được sử dụng làm nhãn hiệu (điều 73, Luật sở hữu trí tuệ). Để hiểu được các dấu hiệu có thể sử dụng để đăng ký NHTT căn cứ quy định tại khoản 1 điều 72 luật SHTT về điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu: “là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc”, đó là các điều kiện bảo hộ nhãn hiệu nói chung và NHTT nói riêng. Dấu hiệu nhìn thấy
được là dấu hiệu có thể xác định được bằng mắt thường. Đối với các dấu hiệu âm thanh, mùi, vị hiện nay không được bảo hộ là một NHTT.
Điều 15 của Hiệp định TRIPs quy định “Bất kỳ một dấu hiệu hoặc tổ hợp các dấu hiệu nào, có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hóa hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác đều có thể làm nhãn hiệu”. Theo quy định trên Hiệp định TRIPs không giới hạn các dấu hiệu phải nhìn thấy được mà có thể là “bất kỳ dấu hiệu nào”, có thể bao gồm cả các dấu hiệu mùi, vị hoặc một đơn âm, một phối âm hoặc tiếng động, âm thanh phát ra của loài vật mà trên thực tế đã có quốc gia bảo hộ như: Tiếng gầm của sư tử mở đầu cho phim của hãng MGM (Hoa Kỳ), tiếng chuông điện thoại mặc định của hãng NOKIA (Phần Lan), tiếng sấm rền của hãng môtô Harley – Davidson (Hoa Kỳ)….
Khoản 2, Điều 74 Luật SHTT nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt bao gồm: hình, hình học đơn giản, các chữ số, chữ cái không phát âm được như một từ ngữ là dấu hiệu không có khả năng phân biệt là không phù hợp vì theo thông lệ quốc tế cũng như trên thực tế, các dấu hiệu, hình vẽ, chữ số, chữ cái nếu đáp ứng được chức năng của một nhãn hiệu, tức là đảm bảo nhiệm vụ chỉ dẫn đặc trưng, đảm bảo tính phân biệt của hàng hóa, dịch vụ, của cơ sở sản xuất, kinh doanh thì hoàn toàn có quyền được đăng ký bảo hộ là NHTT. Đối với các chữ có thể phát âm được thành một từ ngữ hay không, hình vẽ có đơn giản hay không không quyết định tính phân biệt của dấu hiệu đó [3, tr.24]. Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2018 cũng chưa có quy định ghi nhận việc bảo hộ các nhãn hiệu tập thể về âm thanh; nhãn hiệu tập thể về mùi.
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương gọi tắt là Hiệp định CPTPP có hiệu lực từ ngày 14 tháng 01 năm 2019. Theo quy định tại mục C điều 18.18 thì:
“ Không Bên nào được yêu cầu, như một điều kiện để được đăng ký, là dấu hiệu phải nhìn thấy được, cũng như không Bên nào được từ chối đăng ký một nhãn hiệu chỉ với lý do rằng dấu hiệu cấu thành nhãn hiệu đó là âm thanh. Thêm vào đó, mỗi Bên phải nỗ lực hết sức để đăng ký nhãn hiệu mùi. Một Bên có thể yêu cầu phải có bản mô tả ngắn gọn và chính xác, hoặc bản thể hiện dưới dạng đồ họa, hoặc cả hai nếu phù hợp, của nhãn hiệu” [27, tr18-11]. Và theo cam kết thực thi CP TTP thì trong thời hạn 3 năm kể từ khi CP TTP có hiệu lực Việt Nam phải điều chỉnh các quy định để bảo hộ nhãn hiệu âm thanh để đảm bảo cam kết, chúng ta phải hoàn thiện khung pháp lý để thực hiện bảo hộ nhãn hiệu âm thanh, trong đó có nhãn hiệu tập thể sử dụng âm thanh làm nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ.
Tại Việt Nam, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã trở thành một trong những mục tiêu chính của các chính sách nhằm tạo ra sự tăng trưởng và việc làm. Giúp các doanh nghiệp nhỏ phát triển không phải là một nhiệm vụ dễ dàng, do những hạn chế mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải đối mặt. Đó là do thiếu khả năng tiếp cận nguyên liệu thô, tài chính, công nghệ và quy mô về thị trường sản phẩm. Về bản thân, các doanh nghiệp nhỏ rất khó vượt qua những trở ngại này. Đó là sự cô lập của họ, thực tế là họ đang hoạt động một mình trong môi trường cạnh tranh.
Để có thể khắc phục những hạn chế đó, mô hình tập thể có ý nghĩa rất lớn, vì nó cho thấy rằng, các hành động tập thể chung có thể giúp cải thiện các doanh nghiệp nhỏ nâng cao hiệu quả cạnh tranh và chiểm lĩnh thị trường.
Theo Giáo sư Khalid Nadvi - Đại học Manchester, hiệu quả của tập thể được định nghĩa là có hai khía cạnh: nền kinh tế bên ngoài tập hợp các tác nhân tích lũy nhờ vào vị trí của chúng và lợi ích hành động chung phát sinh từ sự hợp tác có chủ ý giữa các đại lý địa phương.[24, tr.1610]
a) Hợp tác giữa các doanh nghiệp cá nhân
b) Nhóm doanh nghiệp kết hợp với nhau để thành lập hiệp hội doanh nghiệp [25, tr.13]
Các hiệp hội doanh nghiệp địa phương có thể giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ cải thiện khả năng của họ và đạt được hiệu quả thị trường cao hơn bằng cách cung cấp cho họ các chức năng khác nhau của thị trường và bổ sung cho thị trường khác nhau. [23, tr.2].
Hiệp hội cũng có thể đóng một chức năng quan trọng trong việc hỗ trợ các nhà sản xuất cụm địa phương để giảm bớt các ràng buộc nội bộ của họ. Ngoài ra, vai trò can thiệp và hỗ trợ nhiều hơn này cũng có khả năng liên quan đến sự hiểu biết nhiều hơn về các trình điều khiển thị trường mà nhóm phải đối mặt và phát triển các phản ứng giúp cả nhóm cạnh tranh [11, tr.6].
Để có thể hiểu rõ vai trò của tập thể khi xây dựng một nhãn hiệu ta tìm hiểu qua một số ví dụ cụ thể:
Trường hợp nhãn hiệu Melinda : Một nhãn hiệu táo nổi tiếng của Ý phản ánh cách áp dụng nguyên tắc hiệu quả tập thể trong lĩnh vực Quyền sở hữu trí tuệ. Vào cuối những năm 1980, những người trồng táo của Val di Sole và Val di Non nhận thấy rằng trên thị trường có số lượng táo gấp ba lần được biết đến từ các vùng Val di Sole và Val di Non với số lượng thực được sản xuất ở đó. Do đó, các nhà sản xuất đã quyết định để tạo ra một nhãn hiệu phổ biến chiến lược trong trật tự để thúc đẩy sản phẩm của họ và bảo vệ họ khỏi những người trồng táo ở các vùng khác. Họ đã làm bằng cách đến với nhau dưới cùng một tên thương hiệu: MELINDA. [26, tr.23]
Tập đoàn mới sản xuất những loại trái cây này được thành lập bởi mười sáu hợp tác xã. Nó áp đặt các quy định nghiêm ngặt liên quan đến sản xuất để chuẩn hóa chất lượng của sản phẩm. Chỉ những người đáp ứng các yêu cầu mới được phép sử dụng nhãn hiệu tập thể. Cuối cùng, họ quản lý để đưa vào thị trường một sản phẩm được dán nhãn bởi một nhãn hiệu tập thể, ngày nay
cho thấy một chất lượng đặc biệt, hình ảnh và tiếng tăm. Hơn nữa, ngày nay, tập đoàn gồm 5.200 hợp tác xã và doanh số bán hàng chung của họ đã tăng lên đáng kể.
Một ví dụ khác là nhãn hiệu tập thể ở Cajamarca. Cajamarca là một khu vực ở Peru nổi tiếng với pho mát, sữa chua, bơ và các sản phẩm từ sữa khác. Vấn đề nảy sinh là việc sản xuất nằm trong tay những người nông dân nhỏ và người chăn nuôi, những người có tầm nhìn hạn chế của công ty [26, tr.24].
Sự nổi tiếng này do đó đã khiến các nhà sản xuất từ các thành phố khác bán sản phẩm của họ không đúng cách như Cajamarca chính hãng. Do đó, các nhà sản xuất sữa trong khu vực đó đã quyết định tập hợp lại thành một hiệp hội tập thể và ngăn chặn những người sử dụng miễn phí và hưởng lợi từ danh tiếng này. Do đó, họ đã đăng ký nhãn hiệu tập thể là Cajamarca. Bằng cách làm việc tập thể, nông dân Peru đã cải thiện các tiêu chuẩn của họ, đặc biệt là các khía cạnh chất lượng và đồng nhất hóa của sản phẩm. Ngày nay, họ đang làm việc trên chiến lược tiếp thị tốt nhất của họ.
Tại Việt Nam, khi thị trường mở cửa, sản xuất hàng hóa được nâng lên đáng kể thì vai trò của tổ chức, hiệp hội cũng đã được nâng cao. Tuy nhiên, thực tế hiện nay việc xây dựng nhãn hiệu tập thể chưa thực sự được chú trọng. Một trong ví dụ điển hình xây dựng thành công nhãn hiệu tập thể tại Việt Nam có thể kể đến nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên”: Với gần 22.000 ha đất trồng cây chè, Thái Nguyên là địa phương có diện tích chè lớn thứ hai trong cả nước. Năm 2017, sản lượng chè toàn tỉnh Thái Nguyên đạt trên 210.000 tấn, giá trị sản xuất đạt gần 120 triệu đồng/ha; sản lượng chè qua chế biến đạt trên 42.000 tấn, trong đó chế biến công nghiệp là hơn 8.500 tấn. Tỉnh Thái Nguyên đã phát triển trên 15 mô hình trồng chè theo quy trình VietGAP, 1 mô hình UTZ, 1 mô hình Biocer International. Tổng số đơn vị được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể chè Thái nguyên cho 687 đơn vị
gồm hộ nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã chè . Hiện nay, NHTT chè Thái Nguyên đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam năm 2006, và hiện nay đã được đăng ký bảo hộ tại các thị trường xuất khẩu chè chủ lực như: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Đài Loan [17, tr.100].
Đời sống vật chất, tinh thần và thu nhập của các hộ sản xuất, kinh doanh chè tại khu vực tỉnh Thái Nguyên được nâng cao đáng kể, thành công đó không chỉ là việc xây dựng, quảng bá một nhãn hiệu. Lớn hơn thế, nhãn hiệu đó đã mang lại lợi ích thực sự cho những người sở hữu.
Việc xây dựng thành công NHTT trong thực tế kinh doanh là minh chứng cho vai trò, sự tồn của NHTT trong nền kinh tế thị trường. Có thể thấy: khi có sự quản lý chuyên biệt về sử dụng NHTT của một tổ chức (hội, hiệp hội, hợp tác xã…) và sự tập chung về mặt địa lý, thì hiệu quả sử dụng nhãn hiệu được nâng cao rõ rệt, khắc phục được những hạn chế vốn có của hàng hóa, dịch vụ được cung cấp nhỏ lẻ, đơn thuần.