Hoàn thiện pháp luật xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo hộ nhãn hiệu tập thể theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 59 - 62)

3.1. Hoàn thiện pháp luật xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối vớinhãn hiệu tập thể nhãn hiệu tập thể

Theo báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật sở hữu trí tuệ thì: “Hệ thống văn bản pháp luật về bảo hộ quyền SHTT nói chung và các văn bản pháp luật về thực thi quyền SHTT nói riêng của nước ta đã tương đối đầy đủ và đồng bộ, về cơ bản đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn và yêu cầu của các điều ước quốc tế” [12, tr.7].

Xác lập quyền SHCN đối với NHTT là việc làm đầu tiên để khẳng định quyền sở hữu của chủ sở hữu đối với NHTT.

Khoản 1, Điều 87 Luật SHTT hiện nay quy định như sau: “Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp” được hiểu là tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh thì có quyền đăng ký nhãn hiệu. Trên thực tế, người nộp đơn không phải nộp giấy tờ chứng minh hoạt động sản xuất, kinh doanh, vì vậy có trường hợp, cá nhân không hoạt động sản xuất, kinh doanh vẫn nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Điều này có thể sẽ gây khó khăn cho cá nhân, tổ chức khác thực sự có nhu cầu sử dụng. Nhất là đối với các cá nhân ở những khu vực có các đặc sản nổi tiếng của địa phương. Khi được bảo hộ nhãn hiệu tập thể sẽ là công cụ để thao túng việc sử dụng nhãn hiệu tại địa phương đó.

Bên cạnh đó, từ khi Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực đã nảy sinh những vướng mắc khác về quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể của chủ đơn là “tổ hợp tác”. Theo quy định hiện hành “tổ hợp tác” không còn là một chủ thể của pháp luật dân sự và không đáp ứng điều kiện của một tổ chức tập thể. Đây cũng là một vấn đề cần được nghiên cứu để có hướng dẫn cụ thể hoặc sửa đổi quy định pháp luật có liên quan, tạo cơ sở pháp lý rõ ràng và chắc chắn cho

các chủ thể đăng ký nhãn hiệu tập thể. Trên thực tế, rất nhiều tổ hợp tác được thành lập và hiện vẫn đang hoạt động theo luật hợp tác xã.

Chủ thể đăng ký: Khi đăng ký NHTT phải có các thành viên hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế. Đối với các tổ hợp tác hoạt động theo quy định của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 10/10/2017 của Chính phủ quy định về Tổ chức và hoạt động của tổhợp tác. Ngày 14/5/2018, Chính phủ đã có Nghị quyết số: 55/NQ-CP, Nghị quyết xây dựng Nghị định về tổ hợp tác. Cần có quy định cụ thể để xây dựng tổ hợp tác là một pháp nhân đủ điều kiện đăng ký bảo hộ NHTT của các thành viên tổ hợp tác.

Về đối tượng bảo hộ, Điều 72 của Luật SHTT quy định một nhãn hiệu được bảo hộ phải “là dấu hiệu nhìn thấy được”. Nhưng với xu thế hội nhập quốc tế với mục đích khuyến khích và thu hút đầu tư, hoàn thiện pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu, nhiều ý kiến cho rằng cần mở rộng điều kiện bảo hộ. Ngoài các nhãn hiệu tập thể truyền thống nhìn thấy được, các nhãn hiệu phi truyền thống (âm thanh, mùi, vị, hình động...) cũng cần phải được quan tâm để nghiên cứu để có thể sửa đổi quy định của pháp luật cho phù hợp.

Về đánh giá tính phân biệt của nhãn hiệu tập thể nói riêng và nhãn hiệu nói chung còn chưa cụ thể. Chỉ dựa vào quy định “Khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng” là tiêu chí chung để đánh giá tính phân biệt của nhãn hiệu trong việc xác lập quyền cũng như xác định yếu tố xâm phạm trong thực thi quyền thì yếu tố này chưa được xem xét ở góc độ từ thực tế của khách hàng đối với một nhãn hiệu cụ thể. Chưa có quy định về đánh giá khả năng phân biệt/tính tương tự đến mức gây nhầm lẫn trong các trường hợp nhãn hiệu đã được sử dụng rộng rãi, nhãn hiệu nổi tiếng. Để phù hợp với các cam kết thi hành CPTTP, chúng ta cần có những quy định liên quan đến bảo hộ các nhãn hiệu phi truyền thống như bảo hộ âm thanh, mùi, vị, hình động…. Chúng ta cần điều tra và khảo sát để đánh giá đúng nhu cầu đăng ký nhãn hiệu phi truyền thống. Đánh giá toàn diện năng lực thẩm định của cơ quan SHTT cũng

như khả năng phân biệt của người tiêu dùng đối với các nhãn hiệu đặc biệt này. Cần có hướng dẫn cụ thể đối với việc bảo hộ các dấu hiệu là một nhãn hiệu như slogan…

Khoản 2 Điều 74 Luật SHTT quy định chi tiết đối với các trường hợp nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt. Tuy nhiên, còn một số vấn đề cần nghiên cứu để sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn, như: dấu hiệu chỉ mang tính mô tả gián tiếp hoặc gợi ý thì có bị coi là “mang tính mô tả” không; có thể bảo hộ nhãn hiệu dưới dạng khẩu hiệu thương mại (slogan) không; thời gian 5 năm để một nhãn hiệu đã hết hiệu lực là đối chứng để từ chối một nhãn hiệu khác có hợp lý không…

Về thủ tục xác lập quyền bảo hộ công nghiệp đối với NHTT: Giống như thủ tục đăng ký nhãn hiệu thông thường, NHTT cũng phải trải qua quá trình làm thủ tục theo quy trình 5 bước đã chỉ ra ở phần trên, còn quá dài. Thời gian kéo dài thông thường từ 12-18 tháng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến người sản xuất trong các tổ chức đề nghị xác lập quyền SHCN đối với NHTT của mình vì các lý do sau: Thời vụ thu hoạch các sản phẩm nông nghiệp nói chung khoảng 30 ngày/vụ sản xuất. Chu kỳ bình quân một vụ đối với cây trồng vật nuôi ngắn ngày là 6 tháng, dài ngày là 12 tháng như vậy từ khi nộp đơn đăng ký đến khi được bảo hộ đã trải qua từ 1,5 đến 3 chu kỳ sản phẩm. Chưa nói đến các sản phẩm ngắn ngày, sản phẩm tiểu thủ công nghiệp thì quy trình sản xuất còn ngắn hơn nữa. Đó còn chưa kể đến các rắc rối phát sinh khi làm thủ tục. Về thời gian hoàn thành thủ tục đăng ký bảo hộ cần tuân thủ quy định 12 tháng; tăng cường phương thức trực tuyến.Tình trạng để đơn tồn đọng trong nhiều năm qua chưa được giải quyết triệt để, chưa có các giải pháp mang tính đột phá để cải thiện mạnh mẽ tình trạng tồn đọng đơn; chất lượng và kết quả thẩm định đơn chưa đồng đều, thống nhất; quy trình xử lý đơn chưa đảm bảo được tính minh bạch, người nộp đơn không thể chủ động theo dõi và tra cứu tình trạng đơn đăng ký đã nộp

Đối với văn bằng bảo hộ, một số quy định trong Luật SHTT còn chung chung, chưa có hướng dẫn rõ ràng gây khó khăn trong áp dụng và cần được sửa đổi, bổ sung, ví dụ: quy định về việc không sử dụng nhãn hiệu dẫn đến việc chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ (khoản 1 Điều 95);

Để tháo gỡ những khó khăn đang gặp phải từ thực tiễn xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với NHTT. Các giải pháp đưa ra cần phải tạo thuận lợi cho các tổ chức đăng ký xác lập quyền sở hữu nhưng cũng phải đảm bảo tính chính xác, khách quan, dựa trên nhu cầu thực tế.

3.2. Hoàn thiện pháp luật về quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo hộ nhãn hiệu tập thể theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)