Cơ chế bảo hộ NHTT được hiểu là hệ thống các cơ quan, tổ chức có chức năng, thẩm quyền tham gia bảo hộ quyền SHCN đối với NHTT; cơ chế này cũng chính là cơ chế bảo hộ quyền SHTT nói chung. Từ giai đoạn xác lập quyền SHCN đến việc thực thi bảo vệ quyền SHCN đối với NHTT. Trên cơ sở cách hiểu về cơ chế bảo hộ NHTT như vậy, cơ chế bảo hộ NHTT gồm các cơ quan sau:
1.3.2.1. Cơ quan xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể
Cơ quan xác lập quyền SHCN là cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và tiến hành các thủ tục đăng ký xác lập quyền SHCN. Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, cơ quan xác lập quyền SHCN là một cơ quan thuộc Chính phủ với sự độc lập tương đối về mặt cơ cấu tổ chức và trách nhiệm pháp lý nhằm
đảm bảo các quyết định của cơ quan về cấp, từ chối, đình chỉ, hủy bỏ hiệu lực đối với nhãn hiệu hoặc quyết định giải quyết tranh chấp giữa các bên liên quan đến nhãn hiệu, quyền SHCN đối với nhãn hiệu được đưa ra một cách độc lập, không bị can thiệp bởi mệnh lệnh hành chính của cơ quan cấp trên mà chỉ có thể bị khiếu nại theo thủ tục khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện ra tòa theo thủ tục tố tụng hành chính.
Tại Việt Nam, theo quy định của Nghị định 95/2017/NĐ-CP ngày 16/8/2017 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ. Cục Sở hữu trí tuệ thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ được thành lập theo Quyết định số 14/2004/QĐ- BKHCN ngày 25/6/2004 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ. Có chức năng quản lý nhà nước về quy trình, thử tục đăng ký và xác lập quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng và chuyển nhượng tài sản trí tuệ của tổ chức, cá nhân; hướng dẫn, tổ chức thực hiện việc xác lập, chuyển giao quyền SHCN .
Theo quy định trên, Cục SHTT vừa đảm nhiệm chức năng của một cơ quan quản lý nhà nước, vừa là một đơn vị sự nghiệp trực tiếp thực hiện các thủ tục xác lập quyền đối với các đối tượng SHCN là nhãn hiệu nói chung và thủ tục xác lập quyền SHCN đối với NHTT nói riêng.
1.3.2.2. Cơ quan thực thi bảo vệ quyền SHCN đối với NHTT
Cơ quan thực thi quyền SHCN đối với NHTT là cơ quan được nhà nước giao quyền áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền SHCN đối với NHTT khi bị xâm phạm. Nhiệm vụ của các cơ quan thực thi quyền SHCN đối với NHTT gồm:
-Kiểm tra, kiểm soát hàng hóa lưu thông trên thị trường và xử phạt các hành vi vi phạm về SHCN và cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến NHTT.
- Ngăn chặn, xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến NHTT tại khu vực biên giới thông qua hoạt động kiểm soát đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu.
-Xử lý xâm phạm, giải quyết các tranh chấp liên quan đến nhãn hiệu. - Đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến quyền SHCN đối với nhãn hiệu.
Trong thời gian qua, hệ thống các cơ quan thực thi pháp luật về xử lý xâm phạm nhãn hiệu đã được hình thành từ hệ thống quản lý hành chính cho đến hệ thống tư pháp. Hệ thống quản lý hành chính đã phản ánh được thẩm quyền chung và thẩm quyền riêng được phân định cũng khá rõ ràng giữa các Bộ, ngành thuộc Trung ương và các địa phương.
Tiểu kết chương 1
Chương 1 luận văn đã phân tích các khái niệm về bảo hộ nhãn hiệu tập thể; làm rõ một số nội dung đặc điểm nhãn hiệu tập thể từ đó định nghĩa quyền sở hữu công nghiệp và đặc điểm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tập thể.
Trên cơ sở khái niệm quyền SHCN đối với nhãn hiệu và cơ chế bảo hộ nhãn hiệu, luận văn đã phân tích lý luận về nội dung bảo hộ nhãn hiệu và cơ sở pháp lý cũng như cơ chế bảo hộ NHTT làm tiền đề cho Chương 2 đánh giá thực trạng pháp luật.
Chương 2