Thực trạng sử dụng nhãnhiệutậpthể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo hộ nhãn hiệu tập thể theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 46 - 50)

Quyền sử dụng NHTT được hiểu là quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu sử dụng nhãn hiệu của mình để mang lại lợi ích. Vì vậy, sử dụng nhãn hiệu được xem là quyền quan trọng nhất của chủ sở hữu nhãn hiệu. Đối với NHTT, quyền sử dụng NHTT là quyền của các thành viên và tổ chức sở hữu nhãn hiệu sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký vào các mục đích theo quy định tại Khoản 5 Điều 124 Luật SHTT:

“5. Sử dụng nhãn hiệu là việc thực hiện các hành vi sau đây:

a) Gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh;

b) Lưu thông, chào bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ;

c) Nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ.

Trong thời hạn được bảo hộ theo quy định, chủ sở hữu có độc quyền sử dụng các đối tượng SHCN vào trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình để nhằm mục đích sinh lợi. Điều này đồng nghĩa với việc chủ sở hữu NHTT có có quyền năng cấm bất kỳ ai sử dụng nhãn hiệu đó khi không có sự đồng ý của mình. Mọi người trong xã hội đều có nghĩa vụ phải tôn trọng, không được có các hành vi cản trở hoặc xâm phạm khi chủ sở hữu nhãn hiệu thực hiện quyền sử dụng của mình.

Đối với việc sử dụng nhãn hiệu tập thể, các thành viên và tổ chức sở hữu NHTT còn phải tuân thủ quy Quy chế sử dụng NHTT. Đi vào thực tế sử dụng quy chế có thể ví dụ: Quy chế quản lý sử dụng nhãn hiệu tập thể chè Thái Nguyên được ban hành theo Quyết định số: 42/2010/QĐ-UBND ngày 06/12/2010 cuả UBND tỉnh Thái Nguyên, điều 2 quy chế này quy định:

“Điều 2. Điều kiện để trở thành thành viên đăng ký sử dụng. 2.1. Các thành viên đăng ký sử dụng nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên” phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:

-Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm từ chè có xuất xứ từ vùng sản xuất chè Thái Nguyên đã được quy hoạch.

- Sản xuất, chế biến và bảo quản sản phẩm chè phù hợp với quy trình chuẩn cho sản phẩm chè Thái Nguyên.

- Có sản lượng chè ổn định, liên tục và đạt tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm chè Thái Nguyên theo quy định.

2.2. Các thành viên đăng ký sử dụng nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên” phải được Ban Thường vụ Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên công nhận bằng Giấy chứng nhận theo mẫu quy định”.

Một ví dụ khác về quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu tập thể “dầu tràm Lộc Thủy” cho sản phẩm tràm sản xuất tại xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, điều 13 quy chế này khẳng định:

“Điều 13. Thẩm quyền, trình tự đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể “Dầu tràm Lộc Thủy”

1. HTX sản xuất, chế biến, dịch vụ dầu tràm xã Lộc Thủy cấp phép sử dụng nhãn hiệu tập “Dầu tràm Lộc Thủy” cho tổ chức, cá nhân theo đề nghị, được thể hiện bằng hồ sơ đề nghị cấp quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể theo quy định tại Quy chế này.

2. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể “Dầu tràm Lộc Thủy”:

- Tổ chức, cá nhân gửi 02 bộ hồ sơ như quy định tại Điều 12 của Quy chế này đến HTX sản xuất, chế biến, dịch vụ dầu tràm xã Lộc Thủy. Trong thời gian 5 ngày làm việc (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ), đơn vị chủ quản phối hợp với các tổ chức liên quan tổ chức thẩm định và quyết định cấp quyền (hoặc từ chối cấp quyền) sử dụng nhãn hiệu tập thể “Dầu tràm Lộc Thủy””.

Theo các quy định viện dẫn ở trên thì tổ chức quản lý các nhãn hiệu này có quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể cho các tổ chức, cá nhân khác. Ở các ví dụ trên là Thường vụ hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên và Hợp tác xã sản xuất, chế biến, dịch vụ dầu tràm Lộc Thủy. Như vậy đã hình thành một thứ “giấy phép con”. Trong khi việc quản lý, cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu là Cục SHTT. Nhưng khi nhãn hiệu đã được cấp thì các tổ chức này lại trở thành cơ quan quản lý nhãn hiệu. Việc trao quyền tương đối lớn trong việc cấp phép sử dụng nhãn hiệu tập thể có thể tạo cho chủ sở hữu NHTT chủ động trong việc mở rộng nhãn hiệu, hỗ trợ các cá nhân, tổ chức nhanh chóng có nhãn hiệu. Tuy nhiên việc này cũng đồng nghĩa với việc nhãn hiệu tập thể khó quản lý, việc đánh giá cấp nhãn hiệu tập thể không dựa vào tiêu chí trung mà dựa vào tiêu chí nội bộ.

Việc cấp giấy phép sử dụng nhãn hiệu tập thể theo thủ tục này cũng tạo ra một sự không công bằng nhất định, khi mà các nhãn hiệu thông thường được cấp để sử dụng phải trải qua một quá trình thẩm định, cấp phép với thời gian từ 12 tháng trở lên mới hoàn thành.

Thực tế, việc sử dụng nhãn hiệu tập thể tại hợp tác xã Lộc Thủy cũng tồn tại một số bất cập. Việc các cơ sở nhập hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ đã sảy ra. Theo thông tin từ Công an huyện Phú Lộc, cơ quan này từng lập biên bản thu giữ hơn 1.700 chai dầu tràm chứa dung dịch màu vàng, trắng không rõ nguồn gốc xuất xứ tại điểm kinh doanh dầu tràm của bà Nguyễn Thị Mỹ Hoa (trú thôn Phước Hưng, xã Lộc Thủy). Theo bà Hoa khai nhận, đã mua số dung dịch trên ở chợ Đông Ba với giá khoảng 130.000 đồng/lít rồi

đưa về sang chiết thành nhiều chai nhỏ sau đó dán nhãn mác “Dầu tràm nguyên chất” để bỏ mối cho các quầy tạp hóa và điểm bán dầu tràm sỉ, lẻ dọc quốc lộ 1A đoạn qua xã Lộc Thủy, Lộc Tiến và thị trấn Lăng Cô. Cũng mới đây, vào ngày 8/5/2018, Công an thành phố Huế cho biết đơn vị này vừa phát hiện cơ sở sản xuất kinh doanh dầu tràm Phước Quy, trú tại 218 Chi Lăng, phường Phú Cát, thành phố Huế đã “biến” hàng trăm lít dầu chổi thành dầu tràm để mang ra thị trường tiêu thụ [21, tr.100].

Hay như Nhãn hiệu tỏi lý sơn, hiện nay tình trạng “vàng thau lẫn lộn” sảy ra. Tình trạng vận chuyển tỏi từ đất liền ra đảo Lý Sơn để bán diễn ra phức tạp. Tỏi từ khắp nơi được các thương lái vận chuyển ra đảo rồi trộn lẫn với tỏi Lý Sơn, bày bán công khai hoặc vận chuyển ngược lại vào đất liền dưới mác Tỏi Lý Sơn [34].

Có thể thấy rằng việc sử dụng quyền bảo hộ nhãn hiệu tập thể đã được cấp văn bằng bảo hộ chưa hiệu quả, chưa có biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn tình trạng hàng giả, hàng nhái. Ngay cả đối với những nông sản tưởng như chỉ có thể sản xuất tại địa phương đó cũng có thể bị trà trộn. Điều đó làm suy giảm uy tín của nhãn hiệu, mất lòng tin của người tiêu dùng.

Việc sử dụng nhãn hiệu tập thể làm tem nhãn có nhiều ưu điểm như: dễ nhận dạng hàng hóa sản phẩm, phân biệt được với sản phẩm không thuộc tổ chức sở hữu, quảng bá hình ảnh nhãn hiệu rộng rãi. Ví dụ: Tem nhãn hiệu tập thể cua Năm Căn được dán trên sản phẩm.

Có nhiều sản phẩm sau khi được cấp văn bằng bảo hộ đã phát huy được hiệu quả. Tuy nhiên, ở một số địa phương. Sau khi được cấp văng bằng bảo hộ NHTT thì việc đưa các nhãn hiệu này vào thực tế áp dụng chưa thật sự hiệu quả. Qua khảo sát của Sở KH&CN Hà Nội, trên địa bàn TP hiện có gần 100 nhãn hiệu tập thể đã được đăng ký và bảo hộ. Song, mới chỉ có khoảng 30% các NHTT được sử dụng tương đối hiệu quả, được người tiêu dùng biết đến và ghi nhận, giá trị sản phẩm được tăng cao, chất lượng sản phẩm cũng

được đảm bảo nhằm bảo vệ giá trị thương hiệu. Trong khi đó, có tới 60% NHTT được xây dựng chưa thật sự bài bản và gấp gáp vì chỉ mong muốn bảo vệ giá trị danh tiếng nhưng chưa hiểu sâu giá trị thật của NHTT và cách thức xây dựng và sử dụng NHTT sao cho đạt hiệu quả nhất. Do vậy, gặp nhiều khó khăn trong việc sử dụng NHTT trên sản phẩm trong quá trình lưu thông hàng hóa. Đặc biệt, 10% NHTT còn lại, sau khi được bảo hộ đã không được sử dụng thực tế [28].

Việc sử dụng NHTT trên thực tế đặt ra vấn đề cần phải giải quyết đó là: Các cá nhân, tổ chức là thành viên của một tổ chức sở hữu NHTT sử dụng đồng thời NHTT và nhãn hiệu riêng của mình nhưng không có quy định về việc có đồng thời hai nhãn hiệu trên cùng một sản phẩm thì việc dán nhãn mác, logo như thế nào?. Trong cùng một nhãn hiệu tập thể lại có thành viên chỉ dùng NHTT dẫn đến việc không đồng nhất giữa một nhãn hiệu tập thể. Trong cùng một nhãn hiệu tập thể lại có sự phân biệt hàng hóa của thành viên này và thành viên khác. Điều đó tạo ra sự cạnh tranh ngay trong chính một nhãn hiệu tập thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bảo hộ nhãn hiệu tập thể theo pháp luật việt nam hiện nay (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)