Yếu tố bên trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty TNHH MTV xe điện DK việt nhật (Trang 29 - 32)

- Cơ sở vật chất kỹ thuật

Cơ sở vật chất kỹ thuật phản ánh nguồn tài sản cố định doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, bao gồm thiết bị, nhà xưởng… Doanh nghiệp càng có cơ sở vật chất kỹ thuật đầy đủ, trang thiết bị máy móc hiện đại thì khả năng nắm bắt thông tin, công tác quản lý, vận hành cũng như việc thực hiện hoạt động kinh doanh xuất khẩu càng thuận tiện và có hiệu quả.

- Yếu tố con người

Yếu tố con người luôn được coi là một yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả hoạt động xuất khẩu. Trong nền kinh tế hiện đại, với sự phát triển của công nghệ, máy móc sẽ hỗ trợ và nâng cao hiệu quả quản lý, làm việc và thực hiện công việc của con người trong quá trình thực hiện hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên, nguồn

21

nhân lực vẫn đóng vai trò yếu tố tạo ra sự khác biệt giữa các doanh nghiệp trên thị trường, và trình độ nguồn nhân lực ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hoạt động kinh doanh và và hoạt động xuất khẩu.

Nguồn nhân lực trình độ cao cho phép các doanh nghiệp, các quốc gia phát huy được tiềm năng, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh trong nước, từ đó mở rộng thị trường quy mô xuất khẩu sang thị trường các quốc gia khác. Bởi vậy nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố tạo nên khả năng cạnh tranh quan trọng nhất của doanh nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp cần chú trọng vào công tác đào tạo, phát triển đội ngũ nhân viên dày dạn kinh nghiệm.

- Yếu tố chất lượng và giá cả sản phẩm

Giá cả và chất lượng là hai yếu tố thể hiện rõ nhất khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Một sản phẩm chất lượng tốt, giá cả hợp lý luôn mang lại lợi thế to lớn để doanh nghiệp cạnh tranh với các đối thủ kinh doanh sản phẩm cùng loại khác trên thị trường.

Giá cả là một yếu tố quan trọng, là thước đo sự cân bằng cung – cầu trong nền kinh tế thị trường. Giá xe điện xuất khẩu của Việt Nam bị ảnh hưởng bởi giá xe điện xuất khẩu của các đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc, Ấn Độ và phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ và cầu tại các nước nhập khẩu lớn (như Trung Quốc, EU, Mỹ). Do đó, các doanh nghiệp cần chú ý tới sự cạnh tranh về giá để nắm bắt được tình hình cụ thể trên thị trường và đặt ra những chiến lược xuất khẩu hiệu quả, phù hợp.

Trong hoạt động xuất khẩu xe điện, Việt Nam cần căn cứ vào giá xe điện chung quốc tế để làm cơ sơ định giá xe điện xuất khẩu của mình. Hiện nay, hoạt động sản xuất và xuất khẩu xe điện của Việt Nam phải chịu ảnh hưởng rất lớn từ Trung Quốc bởi chúng ta đang phải nhập khẩu rất nhiều linh kiện điện tử từ thị trường này. Bên cạnh đó, thị trường xuất khẩu của Việt Nam còn hẹp cùng với thương hiệu xe điện của Việt Nam trên trường quốc tế còn chưa cao, chi phí sản xuất trong nước vẫn còn lớn, do đó giá cả xe điện của Việt Nam chưa mang tính cạnh tranh so với các quốc gia xuất khẩu xe điện khác. Ngoài ra, việc tiếp cận thông tin, nắm bắt thị trường, giao dịch mua bán, đàm phán ký hợp đồng, cơ sở hạ tầng

22

vận chuyển, logistics, chi phí vận tải, chi phí cầu cảng còn cao, khiến cho giá xe điện xuất khẩu của Việt Nam vẫn bị đẩy lên cao.

Chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau: chất lượng nguồn cung nguyên vật liệu, trình độ tay nghề của công nhân lắp ráp/chế biến, công nghệ, máy móc dùng để chế tạo ra sản phẩm, công tác quản lý, kiểm tra của doanh nghiệp.

- Yếu tố về dịch vụ, marketing

Bao gồm các hoạt động khuyến mại, quảng cáo, trưng bày, giới thiệu sản phẩm hàng hóa trực tiếp tại hội chợ, triển lãm thương mại, các dịch vụ sau bán hàng,… Việc xúc tiến thương mại là những kế hoạch mang tính định hướng lâu dài, các doanh nghiệp áp dụng những phương thức xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường như tham dự hội chợ triển lãm tại nước ngoài, cử đại diện làm việc tại thị trường để tìm kiếm khách hàng, thành lập trung tâm giới thiệu sản phẩm và cung cấp thông tin cho nhà xuất khẩu... Có thể thấy, các dịch vụ hỗ trợ và xúc tiến thương mại hoạt động hiệu quả sẽ góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu xe điện trên thị trường quốc tế.

- Yếu tố về phương thức kinh doanh

Yếu tố này bao gồm các phương thức xuất khẩu mà doanh nghiệp áp dụng đối với hoạt động kinh doanh xuất khẩu của mình. Có hai phương thức chính là xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu gián tiếp, mỗi phương thức lại bao gồm nhiều hình thức khác nhau. Việc lựa chọn phương thức kinh doanh sẽ quyết định tới khả năng nắm bắt thông tin và kiểm soát thị trường, từ đó ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Lựa chọn phương thức xuất khẩu trực tiếp sẽ giúp doanh nghiệp am hiểu rõ hơn về nhu cầu khách hàng, tập quán kinh doanh tại thị trường nước xuất khẩu. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp có quá ít kiến thức và kinh nghiệm thì nên cân nhắc phương thức xuất khẩu gián tiếp.

Dựa trên quy mô và tình hình hoat động của công ty, nhà quản lý lựa chọn và áp dụng các phương thức cho phù hợp.

23

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH MTV XE ĐIỆN DK VIỆT NHẬT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty TNHH MTV xe điện DK việt nhật (Trang 29 - 32)