Kết quả kim ngạch xuất khẩu xe điện của công ty giai đoạn 2015-20

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty TNHH MTV xe điện DK việt nhật (Trang 47 - 68)

2.2.1.1. Doanh thu và lợi nhuận của hoạt động xuất khẩu

Công ty TNHH MTV DK Việt Nhật đã bắt đầu xuất khẩu xe điện ra thế giới từ năm 2015 sau khi tên tuổi của DKBike đã bắt đầu nổi tiếng trên thị trường Việt Nam, Từ đó trở đi, sản lượng xe điện xuất khẩu của công ty ra thị trường thế giới ngày càng tăng lên, giá trị xe điện xuất khẩu cũng tăng lên, được thể hiện cụ thể qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.2. Tình hình xuất khẩu của công ty DKBike giai đoạn 2015-2018

Đơn vị: triệu đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

1 Tổng doanh thu 380.832 698.686 861.832 1.027.286

2

Xuất khẩu 51.249 108.668 144.269 182.157 Tỷ trọng (%) 13,46 15,55 16,73 17,73 Tốc độ tăng trưởng (%) - 112,04 32,76 26,26 3 Chi phí xuất khẩu 43.050 92.112 120.855 154.615

4

Lợi nhuận xuất khẩu 8.199 16.556 23.414 27.542 Tốc độ tăng trưởng (%) - 101,92 41,42 17,63

39

Trong giai đoạn 2015-2018 doanh thu bán hàng của công ty tăng dần lên, trong đó cả doanh thu nội địa và kim ngạch xuất khẩu đều tăng lên về giá trị tuyệt đối. Về tỷ trọng doanh thu nội địa và kim ngạch xuất khẩu có xu hướng khá ổn định qua các năm, không có biến động nhiều.

Kim ngạch xuất khẩu của công ty tăng lên khá ổn định trong giai đoạn này. Cụ thể năm 2015 kim ngạch xuất khẩu của công ty mới chỉ đạt 51.249 triệu đồng thì đến năm 2016 đã tăng lên 108.668 triệu đồng (tương ứng với tốc độ tăng 112,04% so với năm 2015). Trong hai năm 2017-2018 tốc độ tăng doanh thu chậm hơn nhưng vẫn là khá cao với tỷ trọng tương ứng là 32,76% và 26,26%. Xét về cơ cấu thì kim ngạch xuất khẩu của công ty cũng tăng dần lên trong giai đoạn này, cụ thể năm 2015 tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu là 13,46% thì đến năm 2018 tỷ trọng đã tăng lên đến 17,73% trong tổng doanh thu của công ty, điều này cho thấy hoạt động xuất khẩu của công ty có chiều hướng phát triển.

Lợi nhuận xuất khẩu công ty cũng tăng dần trong giai đoạn này. Năm 2015 lợi nhuận đạt 8.199 triệu đồng, năm 2016 lợi nhuận tăng lên tới con số 16.556 triệu đồng với mức tăng 101,92%, sau đó tốc độ tăng chậm lại. Năm 2018 lợi nhuận tăng nhẹ so với năm 2017, từ 23.414 triệu đồng lên đến 27.542 triệu đồng với mức tăng17,63%. Tuy tốc độ tăng trưởng của cả doanh thu và lợi nhuận đều giảm dần nhưng cơ cấu doanh thu xuất khẩu trong tổng doanh thu của công ty đã có xu hướng tăng lên, dù con số về tỷ trọng vẫn còn khá khiêm tốn.

2.2.1.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

Hiện nay, công ty đang xuất khẩu hai nhóm sản phẩm sang thị trường quốc tế là xe đạp điện và xe máy điện. Tình hình xuất khẩu sản phẩm xe máy điện và xe đạp điện được thể hiện qua bảng sau:

40

Bảng 2.3. Kim ngạch xuất khẩu phân theo mặt hàng xuất khẩu của công ty giai đoạn 2015-2018

Đơn vị: triệu đồng

STT Mặt hàng Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

I Xe máy điện 33.674 72.674 92.461 122.669 1 DK Roma 9.112 16.296 21.188 27.112 2 DK Munar 10.683 21.372 27.670 35.636 3 DK Xman 8.197 18.797 20.992 31.391 4 DK Luxury 5.682 16.209 22.611 28.530 II Xe đạp điện 17.575 35.994 51.808 59.488 1 DK Samurai 5.823 13.421 16.291 19.286 2 DK Tron 7.138 10.127 20.614 24.468 3 DK Miku 4.614 12.446 14.902 15.734 Tổng 51.249 108.668 144.269 182.157

41

Hình 2.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của DKBike năm 2018

(Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu Công ty DKBike)

Qua bảng trên có thể thấy, kim ngạch xuất khẩu của các dòng sản phẩm xe máy điện có xu hướng tăng lên trong giai đoạn 2015-2018 cả về giá trị và cơ cấu trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Cụ thể năm 2015 kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm xe máy điện của công ty là 33.674 triệu đồng với tỷ trọng 65,71% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Đến năm 2018 kim ngạch xuất khẩu sản phẩm xe máy điện đã tăng lên thành 122.669 triệu đồng và tỷ trọng tăng đến 67,34%. Dòng sản phẩm xe máy điện hiện đang được ưa chuộng tại nhiều quốc gia trên thế giới do có thể đi được khoảng cách khá xa (80-100km) mới phải sạc pin nên các sản phẩm của DKBike cũng được nhập khẩu tại nhiều quốc gia trên thế giới và được người tiêu dùng lựa chọn sử dụng.

Trong số các sản phẩm xe máy điện xuất khẩu thì kim ngạch xuất khẩu của các dòng xe DK Munar như DK Munar 133GS, DK Munar 133Gsi… đang được ưa chuộng nên có nhiều đối tác lựa chọn nhập các sản phẩm này. Ngoài ra một số dòng sản phẩm khác của công ty như DK Roma với loại xe DK RomaS2; dòng sản phẩm DK Xman có DK Yadea Xman và DK Xman-One cũng đang được nhập khẩu nhiều do đã được thiết kế phù hợp với các thị trường nhất định như sử dụng pin Lithium để có thời lượng sử dụng lâu hơn và bền hơn đối với thị trường

42

EU hay trang bị các thiết bị công nghệ thông minh như nút khởi động Start/Stop, hệ thống cảm biến mở khóa thông minh, cổng kết nối USB… đối với các thị trường Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ…

Dòng sản phẩm xe đạp điện cũng có doanh số bán hàng tăng khá nhanh trong giai đoạn này. Cụ thể năm 2015 kim ngạch xuất khẩu xe đạp điện của công ty là 17.575 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 34,29% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty. Đến năm 2018 kim ngạch xuất khẩu xe đạp điện của công ty đã tăng lên 59.488 triệu đồng và tỷ trọng là 32,66% trong tổng kim ngạch của công ty. Những sản phẩm xe đạp điện thường đáp ứng nhu cầu của những học sinh hay người lớn tuổi không sử dụng được những dòng xe nặng hơn và có động cơ mạnh hơn. Những dòng sản phẩm xe đạp điện hiện nay cũng đang được trang bị nhiều thiết bị mới như cơ chế chống nước, km tối đa đi được khi pin đầy, khóa báo động chống trộm… Một số dòng sản phẩm xe đạp điện được ưa chuộng hiện nay của công ty là DK Miku Max, DK Samurai 2, DK Tron One….

Với việc tập trung và các hoạt động nghiên cứu và phát triển, trong thời gian tới công ty có thể đưa ra các mẫu xe mới với các trang bị hiện đại, các phụ kiện đi kèm và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các khách hàng khó tính nhất. Từ đó hiệu quả hoạt động xuất khẩu của công ty có thể tăng nhanh hơn cả về số lượng xe và giá trị kim ngạch xuất khẩu trong tương lai.

2.2.1.3. Thị trường xuất khẩu

Hiện nay, do mới tham gia vào thị trường xuất khẩu nên công ty mới xuất khẩu sang một số thị trường như Lào, Canada, Thổ Nhĩ Kỳ và một số nước thuộc khu vực EU như Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Điển. Đây là những thị trường rất khó tính và yêu cầu chất lượng hàng hóa cao. Trong giai đoạn này, công ty đang mở rộng các thị trường nhập khẩu sản phẩm xe điện của mình, đặc biệt là thị trường các nước EU đang chiếm tỷ trọng ngày càng cao về kim ngạch xuất khẩu, ngoài ra thị trường các nước Đông Nam Á và các thị trường khác cũng đang có khả năng tăng trưởng khá tốt.

43

Bảng 2.4. Tình hình xuất khẩu theo thị trƣờng của DKBike trong giai đoạn 2015-2018

Đơn vị: triệu đồng STT Thị trƣờng Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2 018

1 Thị trường Đông Nam Á 26.197 41.667 46.242 54.288 2 Thị trường Châu Mỹ 0 15.746 29.174 37.430 3 Thị trường EU 13.930 26.247 37.666 46.241 4 Thị trường khác 11.122 25.008 31.187 44.198

Tổng 51.249 108.668 144.269 182.157

(Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu Công ty DKBike)

Hình 2.3. Cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu của DKBike giai đoạn 2015-2018

(Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu Công ty DKBike)

Năm 2015 kim ngạch xuất khẩu của thị trường Đông Nam Á đạt giá trị 26.197 triệu đồng với tỷ trọng 51,12% trong tổng KNXK. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu tại thị trường này lớn như vậy là do trong năm đầu xuất khẩu, công ty mới tiếp cận được các thị trường trong khu vực, nơi có thị hiếu, nhu cầu sử dụng tương đối giống với Việt Nam. Thị trường châu Mỹ chưa được công ty xuất khẩu các sản phẩm tới

44

trong năm này. Thị trường EU và một số thị trường khác như Đài Loan, Trung Quốc cũng đạt được tỷ trọng xuất khẩu trên 20% trong năm này. Thị trường EU là thị trường khó tính nhưng có nhu cầu sử dụng các dòng xe điện rất cao nên nếu xuất khẩu được sản phẩm vào thị trường này thì công ty có thể dễ dàng tiếp cận các thị trường khó tính khác nên ngay từ đầu công ty đã tập trung nghiên cứu thị trường và đáp ứng nhu cầu của thị trường này.

Năm 2016, khu vực các nước EU có kim ngạch xuất khẩu với giá trị 26.247 triệu đồng, chiếm 24,15% tỷ trọng tổng KNXK. Khu vực ASEAN kim ngạch xuất khẩu đạt 41.667 triệu đồng, chiếm 38,34%. Mặc dù về giá trị xuất khẩu sang khu vực Đông Nam Á tăng lên trong năm này nhưng tỷ trọng lại giảm do các thị trường khác đang có giá trị xuất khẩu tăng dần lên.Thị trường châu Mỹ cũng đã có những đơn hàng đầu tiên với giá trị 15.746 triệu đồng với tỷ trọng 14,49% trong tổng kim ngạch xuất khẩu; các thị trường các nước khác cũng đạt 25.008 triệu đồng, tỷ trọng chiếm 23,01 % về giá trị xuất khẩu.

Năm 2017, thị trường EU có kim ngạch xuất tăng lên là 37.666 triệu đồng, tỷ trọng xuất khẩu tại thị trường này là 26,11%. Tại thị trường ASEAN giá trị xuất khẩu tăng lên 46.242 triệu đồng nhưng tỷ trọng giảm xuống 32,05% tổng KNXK. Thị trường châu Mỹ cũng tăng lên 29.174 triệu đồng và thị trường khác tăng lên 31.187 triệu đồng, trong đó có các thị trường mới được công ty khai thác và phát triển.

Năm 2018, kim ngạch xuất khẩu tại các thị trường EU tăng lên 46.241 triệu đồng, với tỷ trọng giảm nhẹ xuống còn 25,39% tương ứng tốc độ tăng 22,77% so với năm 2017. Kim ngạch xuất khẩu tại khu vực ASEAN tiếp tục tăng 17,4% và đạt giá trị cao nhất là 54.288 triệu đồng, tỷ trọng về kim ngạch xuất khẩu của công ty giảm còn 29,8%. Tại các thị trường khác kim ngạch xuất khẩu tăng lên 44.198 triệu đồng, và chiếm tỷ trọng 24,26% về giá trị xuất khẩu của công ty.

Đối với các khu vực xuất khẩu, công ty đã và đang khai thác khá tốt các khu vực thị trường này, trong đó thị trường EU luôn có tốc độ tăng khá cao, các thị trường khác cũng đang được mở rộng hơn, nhưng so với nhu cầu của thị trường thì vẫn còn khá thấp. Công ty cần có sự đầu tư và mở rộng tại các thị trường trên toàn

45

thế giới, tại thị trường các nước khác cần đẩy mạnh hơn tại thị trường các nước ở Châu Mỹ, và đặc biệt là thị trường các nước Đông Á. Do đó, công ty cần có chiến lược khi thâm nhập các thị trường này, để nâng cao tỷ trọng xuất khẩu của thị trường này trong cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty.

2.2.1.4. Phương thức xuất khẩu

Vì mục tiêu nâng cao kim ngạch xuất khẩu và tối đa hóa lợi nhuận nên hiện nay công ty đang áp dụng các hình thức xuất khẩu khác nhau. Hiện nay công ty đang sử dụng các phương xuất khẩu như sau:

Bảng 2.5. Tình hình xuất khẩu theo hình thức xuất khẩu của DKBike giai đoạn 2015-2018

Đơn vị: triệu đồng

STT Thị trƣờng Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

1 Xuất khẩu trực tiếp 14.619 33.218 49.664 76.624 2 Xuất khẩu gián tiếp 36.630 75.450 94.605 105.533

Tổng 51.249 108.668 144.269 182.157

(Nguồn: Phòng Xuất nhập khẩu Công ty DKBike)

Hình 2.4. Cơ cấu hình thức xuất khẩu của DKBike giai đoạn 2015-2018

46

Do mới tham gia vào hoạt động xuất khẩu nên trong giai đoạn đầu, công ty chủ yếu xuất khẩu theo hình thức xuất khẩu gián tiếp, công ty thông qua một doanh nghiệp lớn có chức năng xuất khẩu trực tiếp do công ty chưa quen biết thị trường, chưa thông thạo các nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu. Cụ thể năm 2015 giá trị kim ngạch xuất khẩu theo hình thức gián tiếp của công ty là 36.630 triệu đồng, tương ứng tỷ trọng 71,47% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Hoạt động xuất khẩu theo hình thức này có xu hướng giảm dần về tỷ trọng, đến năm 2018 kim ngạch xuất khẩu theo hình thức này là 105.533 triệu đồng, tăng mạnh về giá trị xuất khẩu nhưng giảm về tỷ trọng, tỷ trọng giảm xuống 57,94% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, hình thức này là hình thức kinh doanh khá thụ động, bởi công ty phải phụ thuộc vào hoạt động xuất khẩu của các tổ chức gián tiếp nên nếu các đơn vị này không có nhu cầu xuất khẩu hay khối lượng hàng xuất khẩu không ổn định thì có thể làm giảm doanh số và lợi nhuận hoạt động xuất khẩu của công ty.

Hoạt động xuất khẩu theo hình thức trực tiếp có xu hướng gia tăng dần lên trong giai đoạn này do công ty đã dần quen thuộc hơn với hoạt động xuất khẩu, và đã trực tiếp tìm kiếm thêm nhiều đối tác tại các thị trường có nhu cầu xe điện lớn trên thế giới. Cụ thể năm 2015 kim ngạch xuất khẩu theo hình thức xuất khẩu trực tiếp là 14.619 triệu đồng, tương ứng tỷ trọng 28,53% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty. Đến năm 2018 kim ngạch xuất khẩu đã tăng lên 76.624 triệu đồng, tăng mạnh về giá trị trực tiếp cũng như tỷ trọng, tỷ trọng tăng lên 42,065% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty. Công ty ngày càng chú trọng đến hoạt động xuất khẩu trực tiếp bởi hình thức này đem lại lợi nhuận cao vì không phải chia sẻ với các doanh nghiệp uỷ thác và các tổ chức tiêu thụ. Tuy nhiên, do hình thức này đòi hỏi công ty phải tự lo bán trực tiếp các sản phẩm của mình ra nước ngoài nên trình độ của cán bộ nhân viên và quy mô của công ty còn chưa đủ nên hiện nay hình thức này vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với hình thức xuất khẩu gián tiếp. Thêm vào đó, hình thức xuất khẩu trực tiếp của công ty phần lớn hiện nay là thông qua các nhà phân phối nước ngoài. Lợi thế của hình thức này là công ty không cần lo công tác quảng bá, xúc tiến sản phẩm. Tuy nhiên về lâu dài hình thức này sẽ khiến công ty gặp nhiều bất lợi như không trực tiếp nắm được tình hình giá cả thị

47

trường, không trực tiếp tiếp nhận phản ứng người tiêu dùng về sản phẩm nên có thể không nắm chắc được nhu cầu và thị hiếu của khách hàng , không học hỏi được kiến thức và kinh nghiệm kinh doanh tại thị trường nước ngoài.

2.3. Những yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động xuất khẩu xe điện của Công ty TNHH MTV xe điện DK Việt Nhật

2.3.1. Yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

- Xu thế tự do hóa thương mại, khu vực hóa và toàn cầu hóa

Theo diễn đàn The Leader, hiện nay, xu hướng thương mại toàn cầu vẫn rất mạnh mẽ, đặc biệt là ở châu Á, nơi xuất khẩu đang tăng trưởng nhanh nhất kể từ năm 2011. Nhiều quốc gia đang phát triển mạnh mẽ nhờ giao dịch thương mại. Hiệp định CPTPP có hiệu lực từ 14/01/2019 sẽ tạo điều kiện tốt để các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty DK Bike nói riêng tham gia vào một thị trường kinh tế tự do rộng lớn với những tiềm năng về thương mại và thu hút đầu tư nước ngoài. Hầu hết các ngành công nghiệp nhẹ và thâm dụng lao động được hưởng lợi từ CPTPP. Hiệp định có thể tạo thêm mức tăng trưởng cho nhóm ngành này từ 4% – 5% và mức tăng xuất khẩu có thể đạt thêm từ 8,7% – 9,6%.

Theo thông tin từ Bộ Công Thương, Ủy ban châu Âu (EC) đã ban hành quyết định về việc áp dụng thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp chính thức đối với xe đạp điện nhập khẩu từ Trung Quốc vào Liên minh châu Âu (EU). Mức thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp cộng gộp là từ 18,8% đến 79,3% tùy thuộc vào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty TNHH MTV xe điện DK việt nhật (Trang 47 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)