3.3.5.1. Tập trung nghiên cứu phát triển sản phẩm mới
Hiện nay nhu cầu của người tiêu dùng luôn luôn thay đổi do đó để đáp ứng được nhu cầu đó của ngươì tiêu dùng công ty phải thường xuyên thay đổi, cải tiến mẫu mã sản phẩm của mình. Hiện nay các mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm của Công ty chưa đa dạng và phong phú, chưa có những thay đổi hợp lý để phù hợp với từng thị trường khác nhau. Trong thời gian tới để đẩy mạnh hơn nữa khả năng đa dạng hoá sản phẩm, công ty cần chú trọng đến các vấn đề sau:
- Tăng cường hoạt động nghiên cứu và phát triển R&D để tìm ra nhu cầu hiện tại của người tiêu dùng từ đó tìm cách đáp ứng tốt nhất các nhu cầu này.
- Cần có chiến lược đa dạng hoá sản phẩm một cách cụ thể và các điều kiện cần thiết cho triển khai thực hiện chiến lược đó.
- Chú trọng thích đáng cho công tác nghiên cứu thị trường phục vụ cho sáng tạo sản phẩm mới.
- Chú ý đến các sản phẩm mới của đối thủ cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
74
- Các thông tin phản ánh từ phía khách hàng, nhà phân phối trung gian thương mại quốc tế.
Sau khi đã thu thập đầy đủ các thông tin cần thiết công ty cần tiến hành xây dựng và phát triển sản phẩm mới theo một quy trình sau:
Công ty cần chuyên môn hóa những đặc điểm nhu cầu của khách hàng thành đặc điểm của sản phẩm để chất lượng ở lĩnh vực này càng phản ánh chất lượng với sự phù hợp nhu cầu thị trường. Để các thông số kỹ thuật thiết kế có thể áp dụng vào sản xuất cần thỏa mãn các yêu cầu sau:
- Đáp ứng được nhu cầu của khách hàng - Thích hợp với khả năng của Công ty
75
Hình 3.1. Quy trình phát triển sản phẩm mới của Công ty
Ngoài ra, Công ty cũng cần thực hiện đa dạng hóa chủng loại sản phẩm nhằm tạo ra sự phù hợp hơn đối với các nhóm đối tượng tiêu dùng, tạo điều kiện thuận lợi cho công ty mở rộng và phát triển thị trường. Đồng thời, đa dạng hóa chủng loại sản phẩm góp phần làm cho nguồn sản phẩm thay thế các sản phẩm lỗi thời trở nên dồi dào hơn, người tiêu dùng có thể lựa chọn sản phẩm rộng hơn.
3.3.5.2. Nâng cao chất lượng sản phẩm
Đối với bất kỳ một công ty hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt với công ty có sản phẩm xuất khẩu thì vấn đề nâng cao chất lượng sản phẩm luôn là một yếu tố quan trọng và đó chính là vũ khí cạnh tranh hàng đầu. Tăng chất lượng sản phẩm cũng có nghĩa là tăng năng suất lao động xã hội, từ đó tăng giá trị sử dụng và lợi ích
Nghiên cứu nhu cầu thị trường về sản phẩm mới Xây dựng ý tưởng về sản phẩm mới Phát triển mẫu sản phẩm mới Tiến hành các kiểm nghiệm Giới thiệu sản phẩm mới Hoàn thiện các đặc tính của sản phẩm Chưa đạt Đạt
76
kinh tế trên một đơn vị đầu vào, góp phần tiết kiệm nguyên vật liệu, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành và tăng sản lượng tiêu thụ. Để nâng cao được chất lượng sản phẩm thì cần phải hoàn thiện chất lượng ngày từ yếu tố nguyên vật liệu đầu vào, từ công nghệ sản xuất, tay nghề người lao động.
Công ty cần chú trọng ổn định và duy trì nguyên vật liệu đầu vào có chất lượng. Để công ty có thể hoạt động sản xuất – lắp ráp xe điện được liên tục thì nguyên liệu cung cấp cho công ty cũng phải đáp ứng liên tục. Vấn đề này luôn là bài toán khó cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm xe điện ở nước ta, bởi tỷ lệ nội địa hóa các loại linh kiện sản xuất còn khá thấp.
Hiện các sản phẩm xe điện xuất khẩu của công ty chủ yếu sử dụng ắc quy được nhập từ Trung Quốc chỉ phù hợp với thị trường Châu Á, châu Phi, còn đối với các thị trường khác như EU lại có nhu cầu lớn đối với các loại xe điện có pin lithium, mà số lượng loại sản phẩm này của công ty còn khá ít. Nguồn gốc xuất xứ của từng loại nguyên vật liệu, liinh kiện sản xuất trước khi đưa vào sản xuất phải rõ ràng, có như vậy mới phần nào hạn chế tình trạng nhập các linh kiện có nguồn gốc từ Trung Quốc, có thể dẫn đến nước ta bị ảnh hưởng bởi quy định chống bán phá giá đối với sản phẩm xe điện của thị trường Trung Quốc tại EU hoặc sản phẩm kém chất lượng dẫn đến chất lượng đầu ra kém hoặc mất lòng tin khách hàng.
Kiểm tra các tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm vì khách hàng nước ngoài nói chung rất quan tâm đến các vấn đề kỹ thuật, các thông số đối với sản phẩm: sản phẩm có chịu lực không, kết cấu có an toàn cho người sử dụng hay không, kích thước có phù hợp với người sử dụng hay không, thời lượng pin, tốc độ tối đa...Vì vậy cần phải kiểm tra tất cả các chi tiết trên trước thiết kế, đưa vào sản xuất. Kiểm tra chất lượng trong quy trình chế biến từ khâu sản xuất khung, máy, sơn, đến lắp ráp thành phẩm với đội ngũ kiểm tra trên dây chuyền sản xuất chứ không phải kiểm tra ở đầu vào và đầu cuối của sản phẩm.
Bên cạnh các giải pháp quản lý chất lượng trên cũng cần chú ý đến khâu hoàn thiện sản phẩm và đóng gói, đối với sản phẩm có thể tháo rời, phải kiểm hàng, phải ráp thử sản phẩm đầy đủ theo bộ, phải chú ý màu sắc. Trên bao bì phải thể hiện chi tiết, nhãn hiệu, phụ kiện, các dòng thông tin sử dụng bảo quản... Ngoài ra cũng phải
77
chú trọng đến chất lượng giao hàng: giao hàng đúng thời hạn, đúng số lượng, xuất trình bộ chứng từ nhanh chóng và chính xác.
3.3.5.3. Nâng cao ứng dụng khoa học kỹ thuật – công nghệ vào sản xuất
Nếu như chất lượng sản phẩm có vai trò quan trọng trong việc gia nhập vào một quốc gia thì khoa hoc kỹ thuật - công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh, chỉ đầu tư công nghệ mới có khả năng cạnh tranh và