Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần VICEM thương mại xi măng (Trang 33 - 38)

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại doanh

1.3.2. Các nhân tố khách quan

1.3.2.1. Thị trường

Thị trường là nhân tố quan trọng quyết định tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó thị trường vốn quyết định tới việc huy động vốn của doanh nghiệp còn thị trường hàng hóa quyết định tới việc sử dụng vốn. Thị trường tiêu thụ sản phẩm có tác động lớn đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Các thị trường này phát triển ổn định sẽ là nhân tố tích cực thúc đẩy doanh nghiệp tái sản xuất mở rộng và tăng thị phần.

- Khả năng cạnh tranh trên thị trường

Thị trường cạnh tranh càng khốc liệt thì sức ép mà các doanh nghiệp phải gánh chịu càng lớn, các doanh nghiệp cần tìm mọi cách để VKD đạt hiệu quả cao nhất. Doanh nghiệp nào không cạnh tranh được sẽ sớm bị thị trường đào thải.

Vốn vay là đòn bẩy tài chính giúp doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận hơn. Vì việc vay vốn đã tạo ra một “lá chắn thuế” cho doanh nghiệp, làm khuếch đại tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu. Nhưng lãi suất vay vốn lại chịu tác động lớn của lãi suất thị trường. Khi lãi suất thị trường tăng cao thì việc huy động vốn của doanh nghiệp cũng chịu ảnh hưởng do chi phí huy động vốn tăng cao, có thể làm cho doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, rủi ro tài chính tăng.

1.3.2.2. Tình hình nền kinh tế

Đây là nhân tố có ảnh hưởng quan trọng tới hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp. Khi nền kinh tế phát triển ổn định, vững mạnh thì doanh nghiệp sẽ có điều kiện thuận lợi trong việc phát triển hoạt động SXKD, đồng thời trong điều kiện đó, nhu cầu của thị trường sẽ tăng cao, làm cho việc tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp trở nên dễ dàng hơn, tạo điều kiện để doanh nghiệp có thể tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng VKD. Do đó, bên cạnh các điều kiện cần thiết cho việc phát triển hoạt động kinh doanh như: thị trường, nguyên nhiên vật liệu, nhân công, chính sách khuyến khích đầu tư,… thì các nhà đầu tư luôn chu trọng tới môi trường đầu tư có sự ổn định vĩ mô hay không.

- Mức độ lạm phát của nền kinh tế

Lạm phát ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua giá nguyên vật liệu đầu vào và giá thành sản phẩm đầu ra. Nền kinh tế có lạm phát cao sẽ làm cho sức mua của đồng tiền giảm sút, doanh nghiệp phải ứng ra một lượng vốn lớn hơn để có những tài sản tương đương so với trước, năng lực vốn bị giảm sút. Mặt khác, trong thời kỳ lạm phát sức mua đồng tiền giảm, thu nhập người dân điều chỉnh chậm gây khó khăn cho doanh nghiệp trong vấn đề tiêu thụ sản phẩm. Do đó nếu như doanh nghiệp không có biện pháp quản lý tốt có thể dẫn tới tình trạng mất vốn, có thể làm cho doanh nghiệp đứng trên bờ vực phá sản.

1.3.2.3. Về cơ chế chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước

Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, mọi doanh nghiệp được tự do lựa chọn ngành nghề kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật và khả năng của mình. Nhà nước tạo hành lang pháp lý và môi trườngthuận lợi cho doanh nghiệp

phát triển sản phẩm SXKD theo ngành nghề mà doanh nghiệp đã lựa chọn và hướng các hoạt động đó theo chính sách quản lý kinh tế vĩ mô. Từ cơ chế giao vốn, đánh giá lại tài sản, sự thay đổi các chính sách thuế (thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu...), chính sách cho vay, bảo hộ và khuyến khích nhập khẩu công nghệ... Chỉ một thay đổi nhỏ trong cơ chế quản lý và chính sách của nhà nước đều ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới quá trình SXKD của doanh nghiệp từ đó ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn.

Một số chính sách kính tế vĩ mô của nhà nước như:

- Chính sách lãi suất: Lãi suấttín dụng là một công cụ để điều hành lượng cung cầu tiền tệ, nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc huy động vốn và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Khi lãi suấttăng làm chi phí vốn tăng, nếu doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả thì hiệu quả sử dụng vốn, nhất làvới phần vốn vay sẽ giảm sút. Nhà nước ổn định mức lãi suất cơ bản và đưa ra biên độ daođộng đối với lãi suấttiền gửi và lãi suấtcho vay.

- Chính sách tỷ giá : Tỷ giá tác động đến cung cầu ngoại tệ, điều tiết sản xuất thông qua việc thúc đẩy hoặc hạn chế sản xuất hàng hoá nhập khẩu hay xuất khẩu. Mặt khác, bản thân tỷ giá hối đoái cũng tác động đến thu nhập của doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Nếu tỷ giá của đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ cao sẽ kích thích xuất khẩu, làm tăng hiệu quả sử dụng VKD và ngược lại. Do đó, khi tỷ giá thay đổi, có doanh nghiệp thu lãi nhưng cũng có doanh nghiệp chịulỗ.

- Chính sách thuế: Thuế là công cụ quan trọng của nhà nước để điều tiết kinh tế vĩ mô nói chung và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng. Chính sách thuế của nhà nước tác động trực tiếp vào hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Mức thuế cao hay thấp sẽ làm cho phần LNST nhiều hay ít, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

Nếu Nhà nước tạo ra một cơ chế chính sách chặt chẽ, đồng bộ và ổn định sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Mỗi ngành nghề SXKDđều có đặc điểm kinh tế, kỹ thuật riêng như: tính chất ngành nghề, tính thời vụ, chu kỳ sản xuất.

Ảnh hưởng của tính chất ngành nghề tới hiệu quả sử dụng vốn thể hiện ở quy mô, cơ cấu kinh doanh. Ví dụ những doanh nghiệp trong ngành như xây dựng thường cần quy mô vốn rất lớn, vòng quay vốn nhỏ, trong khi những doanh nghiệp trong ngành thương mại hoặc dịch vụ thường có quy mô vốn nhỏ, thời gian quay vòng vốn nhỏ. Quy mô, cơ cấu vốn khác nhau sẽ ảnh hưởng tới tốc độ luân chuyển vốn, tới phương pháp đầu tư, hình thức thanh toán chi trả...do đó ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.

Ảnh hưởng của tính thời vụ và chu kỳ sản xuất thể hiện ở nhu cầu vốn và doanh thu tiêu thụ sản phẩm. Những doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất có tính thời vụ thì nhu cầu VLĐ giữa các quý trong năm thường có sự biến động lớn, doanh thu bán hàng không đều, tình hình thanh toán chi trả cũng gặp khó khăn ảnh hưởng tới kỳ thu tiền bình quân, tới hệ số vòng quay vốn,… từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp có chu kỳ SXKD ngắn thì nhu cầu vốn giữa các kỳ trong năm không có biến động lớn, doanh nghiệp sẽ thu được tiền nhanh chóng, thuận lợi cho việc cân đối thu chi, đảm bảo vốn cho kinh doanh, vốn được quay nhiều lần trong năm. Ngược lại, những doanh nghiệp có chu kỳ SXKD dài thì phải ứng ra một lượng vốn tương đối lớn, vốn thu hồi chậm, số vòng quay của vốn ít, đồng thời phải gánh chịu rủi ro từ các biến động của các nhân tố vĩ mô như lạm phát, tỷ giá.

1.3.2.5. Điều kiện tự nhiên và rủi ro kinh doanh

Do đặc điểm ngành nên nhiều doanh nghiệp có sản phẩm bị ảnh hưởng trực tiếp từ điều kiện tự nhiên như: ngành xây dựng, ngành khai thác mỏ, ngành nông nghiệp… Nhiều doanh nghiệp bị các yếu tố thiên nhiên tác động mạnh mẽ và quyết định như nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, dịch vụ du lịch... Những rủi ro trong kinh doanh như hỏa hoạn, bão lũ, những biến động về thị trường… làm cho tài sản của doanh nghiệp bị tổn thất hư tổn, giảm giá dẫn đến vốn của doanh nghiệp bị mất mát.

Nghiên cứu các yếu tố về tự nhiên cũng như phòng ngừa các rủi ro có thể gặp phải giúp doanh nghiệp tránh được các tình huống xấu ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.

1.3.2.6. Sự tiến bộ khoa học công nghệ

Sự phát triển của khoa học công nghệ vừa là cơ hội cũng vừa là thách thức đối với từng doanh nghiệp. Các tiến bộ của khoa học công nghệ tạo điểu kiện cho doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận với trang thiết bị hiện đại, giúp doanh nghiệp có cơ hội nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD. Tuy nhiên sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ có thể làm tăng hao mòn vô hình của TSCĐ. Điều này ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp.

KẾT LUẬN CHƯƠNG

Vốn kinh doanh là yếu tố cơ bản cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh cũng là mục tiêu hàng đầu của tất cả các doanh nghiệp. Trong phần trên, tác giả đã trình bày những lý thuyết chung về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, doanh nghiệp trước tiên cần tự đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn của mình, mặt khác cần xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp. Ứng dụng các lý thuyết chung vào thực tiễn, tác giả sẽ đi xem xét hiệu quả sử dụng vốn của một doanh nghiệp cụ thể là Công ty Cổ phần VICEM Thương mại Xi măng.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VICEM THƯƠNG MẠI XI MĂNG TỪ NĂM 2013-2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần VICEM thương mại xi măng (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)