Tổ chức hoạt động và đặc diểm kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần VICEM thương mại xi măng (Trang 39 - 44)

2.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần VICEM Thương mại Xi măng

2.1.2. Tổ chức hoạt động và đặc diểm kinh doanh

2.1.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý

Bộ máy quản lý và tổ chức của Công ty Cổ Phần VICEM Thương Mại Xi măng được tổ chức theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức Công ty Cổ Phần VICEM Thương Mại Xi măng

Nguồn: cơ cấu tổ chức–website Công ty Cổ phần VICEM Thương mại Xi măng http://tmx.com.vn/bai-viet/co-cau-to-chuc-225.html

Cụ thể:

Đại hội đồng cổ đông(ĐHĐCĐ): Là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty. ĐHĐCĐ sẽ bầu ra hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát của Công ty.

Hội đồng quản trị (HĐQT): Là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ; HĐQT có trách nhiệm giám sát Giám đốc và những người quản lý khác.

Ban Kiểm soát: Do ĐHĐCĐ bầu ra. Ban Kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty. Ban Kiểm soát hoạt động độc lập với HĐQT và Ban Giám đốc.

Ban Giám đốc (BGĐ): BGĐ gồm có 01 Giám đốc và 01 Phó Giám đốc điều hành. Giám đốc là người điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Phó Giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về phần việc được phân công.

Các phòng ban chức năng

Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu cho giám đốc công ty trong việc tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức cán bộ. Tham mưu cho giám đốc thực hiện chính sách cho người lao động. Tổ chức quản lý hồ sơ lý lịch cán bộ công nhân viên Công ty.

Phòng Tài chính kế toán: Có nhiệm vụ thu thập xử lý và cung cấp đầy đủ các thông tin về tài chính và kinh tế cho BGĐ. Phân tích tình hình tài chính giúp BGĐ đưa ra quyết định đúng đắn.

Phòng kế hoạch thị trường: Tổ chức xây dựng phương án, mục tiêu SXKD của toàn Công ty. Từ đó xây dựng mục tiêu SXKD giao cho các đơn vị trực thuộc Công ty.

Phòng bán hàng: Quản lý các cửa hàng, đại lý và các nhà phân phối xi măng; tổ chức bán xi măng theo mục tiêu Công ty; đề xuất với lãnh đạo Công ty về giá bán xi măng cho phù hợp với tình hình thị trường.

Các Chi nhánh và Văn phòng đại diện: Có nhiệm vụ tổ chức kinh doanh tiêu

thụ xi măng trên địa bàn, đề xuất các giải pháp cũng như cơ chế giá cả trên địa bàn để lãnh đạo Công ty quyết định kịp thời.

Hiện tại công ty chỉ còn chi nhánh Thái Nguyên, có địa chỉ tại số 56, Đường Phú Xá, Tổ 15, Phường Phú Xá, Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên.

Theo phương án tái cơ cấu Công ty Cổ phần VICEM Thương mại Xi măng, Công ty đã ra quyết định giải thể một số Chi nhánh và văn phòng Đại diện, theo đó

Chi nhánh số 1, Chi nhánh số 2. Chi nhánh số 3, Chi nhánh số 4, Chi nhánh số 5, Văn phòng đại diện tại các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái và Lào Cai đã được giải thể kể từ ngày 01/7/2015.

2.1.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý tài chính – kế toán

Phòng tài chính kế toán của Công ty gồm 12 người trong đó đứng đầu là kế toán trưởng kiêm trưởng phòng; phó phòng; 2 kế toán tổng hợp; 1 kế toán Đầu tư XDCB-SCL, TSCĐ, CCDC và kế toán thuế; 1 kế toán ngân hàng, 3 kế toán hàng hóa; 1 kế toán Thanh toán vận tải, bốc xếp; 1 thủ quỹ.

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty Cổ Phần VICEM Thương Mại Xi măng

Nguồn: Bản cáo bạch Công ty Cổ phần VICEM Thương mại Xi măng

2.1.2.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh

Đặc điểm kinh doanh

Công ty cổ phần Thương mại xi măng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, chủ yếu như mua, bán xi măng do các Công ty sản xuất xi măng trong Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam cung cấp. Nhiệm vụ chính của Công ty là tổ chức lưu thông, kinh doanh tiêu thụ xi măng trên địa bàn Thành phố Hà Nội, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Cạn. Kế toán trưởng Bộ phận tổng hợp Phó phòng KT KT ĐT-SCL TSCĐ BC Thuế KT Hàng mua KT vận chuyển Bốc xếp KT tiền mặt KT Ngân hàng KT Hàng bán KT Chi nhánh trung tâm

Các Công ty sản xuất xi măng Điểm giao nhận Công ty Cổ Phần VICEM Thương Mại Xi măng tại địa bàn tiêu thụHệ thống các cửa hàng, đại lý và nhà Phân phối

Người tiêu dùng

Ngoài việc kinh doanh tiêu thụ xi măng, Công ty còn tiến hành nghiên cứu phát triển nhiều ngành nghề, sản phẩm kinh doanh khác. Cụ thể: kinh doanh sắt thép, kinh doanh sơn Việt Nhật, kinh doanh cho thuê bất động sản và dich vụ khác (cho thuê trụ sở, kho bãi, cho thuê nhà ở và kiốt tại Vĩnh Tuy,…). Hiện nay, Công ty đang đầu tư phát triển, nghiên cứu thực hiện dự án tổ hợp nhà cao tầng văn phòng và nhà ở cho thuê tại Giáp Nhị.

Quy trình phân phối sản phẩm

Với đặc điểm là công ty thương mại, chủ yếu kinh doanh chủ yếu các loại xi măng thuộc tổng công ty xi măng Việt Nam, công ty tổ chức mô hình kinh doanh của mình phù hợp với chức năng của công ty. Từ khâu tiếp nhận xi măng từ nhà máy, vận chuyển về địa bàn tiêu thụ, sau đó giao cho hệ thống phân phối tới người tiêu dùng. Có thể mô tả quá trình kinh doanh theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.3: Mô hình phân phối sản phẩm của công ty Cổ Phần VICEM Thương Mại Xi măng

Nguồn: Bản cáo bạch Công ty Cổ phần VICEM Thương mại Xi măng

Tình hình cung ứng vật tư (yếu tố đầu vào)

Nguồn cung cấp xi măng cho Công ty là các đơn vị sản xuất xi măng thành viên của Tổng Công ty công nghiệp xi măng Việt Nam tại miền Bắc bao gồm:

- Công ty xi măng Hoàng Thạch.

- Công ty xi măng Bút Sơn.

- Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn.

- Công ty xi măng Tam Điệp.

- Công ty cổ phần xi măng Hoàng Mai.

Nguồn xi măng từ các công ty sản xuất này được giao cho công ty theo hợp đồng mua bán, trên cở sở định hướng kế hoạch của Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam và điều chỉnh theo nhu cầu thị trường. Nguồn xi măng này luôn được ổn định, đảm bảo cung cấp cho công ty từ ngày thành lập đến nay.

Thị trường đầu ra:

Theo sự phân công của Tổng Công ty xi măng Việt Nam, Công ty cổ phần Thương mại xi măng chịu trách nhiệm tổ chức lưu thông, kinh doanh tiêu thụ xi măng trên địa bàn 15 tỉnh thành phía Bắc, bao gồm Thành phố Hà Nội, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Cạn…v.v

Vị thế kinh doanh, đối thủ cạnh tranh:

Công ty cổ phần Thương mại xi măng có địa bàn kinh doanh tiêu thụ rộng lớn gồm 15 tỉnh thành phía Bắc. Mặc dù có khá nhiều Công ty cung cấp dịch vụ thương mại xi măng nhưng Công ty đang là nhà phân phối khối lượng lớn của các công ty sản xuất xi măng thuộc Tổng Công ty trên các địa bàn tại khu vực các tỉnh phía Bắc. Trong đó, xi măng Hoàng Thạch chiếm phần lớn số lượng xi măng tiêu thụ.

Giá xi măng mua vào luôn cố định do các doanh nghiệp sản xuất định giá theo sự quản lý của Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam. Giá bán ra nằm trong khung giá trần - giá sàn của Tổng công ty theo và ủy quyền cho giám đốc Công ty sản xuất và kinh doanh căn cứ vào đó để điều chỉnh cho phù hợp, định ra giá bán buôn, bán lẻ phù hợp với chiến lược kinh doanh cụ thể (Xem Phụ lục 01: Bảng giá bán tại nhà máy của các Công ty xi măng thuộcVICEM đầu 2016).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần VICEM thương mại xi măng (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)