Định hướng phát triển kinh doanh của Công ty từ năm 2017 đến năm 2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần VICEM thương mại xi măng (Trang 80 - 83)

3.1.1. Bối cảnh kinh tế xã hội

3.1.1.1. Tình hình kinh tế tế giới năm 2016 và triển vọng phát triển từ năm 2017 đến 2020

Năm 2016, nền kinh tế thế giới bước ra khỏi cuộc khủng hoảng tài chính kéo dài từ năm 2007, tuy nhiên nền kinh tế vẫn tăng trưởng khá chậm. Trong nửa đầu năm 2016, tình hình kinh tế thế giới diễn biến khá trầm lắng, tuy nhiên nhiều sự kiện lớn diễn ra vào nửa cuối năm 2016 đã ảnh hưởng đến xu hướng kinh tế toàn cầu. Các sự kiến lớn diễn ra trong năm 2016 như cuộc trưng cầu dân ý về việc nước Anh rời khỏi EU (Brexit) ngày 23/06/2016 cùng sự kiện ông Donald Trump trở thành Tổng thống Mỹ ngày 08/11/2016, cũng như sự kiện OPEC và Nga ký kết thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu mỏ xuống ngày 30/11/2016 đã làm dấy lên những lo ngại về sự biến động khó lường của kinh tế thế giới trong năm 2017. Trong báo cáo do IMF công bố hồi tháng 1/2017, ước tính tăng trưởng của kinh tế toàn cầu năm 2016 đạt mức 3,1, dự báo kinh tế thế giới năm 2017 sẽ đạt mức 3,4. Ở chiều hướng bi quan khác, Tổ chức Conference Board dự báo kinh tế thế giới sẽ tiếp tục chuỗi suy giảm và khuyến cáo giới kinh doanh cần chuẩn bị để đối đầu với những căng thẳng về chính trị, bất ổn chính sách, thị trường tài chính biến động, sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ…

3.1.1.2. Tình hình kinh tế Việt Nam

 Tình hình nền kinh tế nói chung

Trong năm 2015- 2016, tình hình kinh tế Việt Nam cũng trải qua khá nhiều biến động, khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế không đạt được chỉ tiêu như đã đề ra. GDP năm 2016 của Việt Nam ước tính tăng 6,21 so với năm 2015. Trong đó, quý I tăng 5,48; quý II tăng 5,78; quý III tăng 6,56, quý IV tăng 6,68. Nguyên nhân khiến

nền kinh tế Việt Nam không đạt chỉ tiêu tăng trưởng trong năm 2016 là do sự sụt giảm của ngành công nghiệp khai khoáng và các tác động về môi trường. Trong đó ngành nông – lâm – thủy sản chịu tác động mạnh mẽ nhất từ yếu tố môi trường với mức tăng trưởng âm trong 6 tháng đầu năm. Tuy nhiên, theo đánh giá của Tổng cục thống kê, mặc dù mức tăng trưởng năm 2016 thấp hơn của năm 2015 (6,68) và mục tiêu tăng trưởng (6,7) nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới không thuận lợi, trong nước gặp nhiều khó khăn thì đây đã là một thành công.

 Tình hình thị trường xi măng nói riêng

Năm 2015, cung cầu xi măng trong nước đang khá cân bằng do giai đoạn suy thoái năm 2012 - 2013, ngành vật liệu đã chủ động điều chỉnh kế hoạch sản xuất, quy hoạch phát triển cho phù hợp tình hình thực tế. Theo số liệu của Vụ Vật liệu Xây dựng (Bộ Xây dựng), 6 tháng đầu năm 2016, tiêu thụ toàn ngành xi măng đạt gần 39 triệu tấn, tăng 12,5 so với cùng kỳ, đạt 51 kế hoạch. Ước tính, trong 7 tháng đầu năm, tổng sản lượng xi măng tiêu thụ đạt 44 triệu tấn, trong đó, xuất khẩu đạt gần 10 triệu tấn. Sản lượng xi măng tiêu thụ nội địa tăng do Nhà nước đã bố trí vốn đầu tư cho các công trình hạ tầng kỹ thuật như hạ tầng giao thông, thủy điện, nhà ở xã hội… nên nhu cầu tiêu thụ xi măng xây dựng cơ sở hạ tầng tăng. Bên cạnh đó, thị trường bất động sản ấm lên kéo theo nhu cầu xây dựng tăng, tiêu thụ xi măng cho xây dựng nhà ở cũng tăng theo.

Xuất khẩu xi măng năm 2015-2016 thì giảm so với các năm trước. Tính đến năm 2015, xi măng và clinker của Việt Nam xuất khẩu đạt 15,858 triệu tấn, giá trị xuất khẩu xi măng thu về 667,92 triệu USD, giảm 24,9 về lượng và 26,8 về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Bangladesh vẫn là thị trường xuất khẩu xi măng lớn nhất của Việt Nam. Nguyên nhân dẫn đến giá và lượng xuất khẩu xi măng và clinker sụt giảm là do thị trường xi măng thế giới có nhiều biến động do nguồn cung tăng, nhưng nhu cầu xây dựng tại một số quốc gia lại giảm, vì vậy các đối tác ép giá xuất khẩu. Đối thủ lớn nhất của xi măng xuất khẩu Việt Nam chính là xi măng Trung Quốc.

Dự báo trong vòng 5 năm tiếp theo, công suất thiết kế ngành xi măng của Việt Nam sẽ chạm mốc 98,76 triệu tấn/ năm. Hiện nay, Việt Nam đứng thứ 5 sau Trung Quốc, Ấn Độ, Iran và Mỹ về sản lượng sản xuất xi măng đứng đầu Thế giới, khi 6 dây chuyền sản xuất mới đi vào hoạt động vị trí này có thể sẽ thay đổi lên vị trí thứ 3 hoặc 4. Dự báo giá xi măng vẫn tiếp tục ổn định do chi phí sản xuất cơ bản ổn định.

3.1.2. Mục tiêu và định hướng hoạt động của công ty từ năm 2017 đến năm2020 2020

3.1.2.1. Mục tiêu của công ty trong năm 2017

Kinh doanh tiêu thụ xi măng:

Tổng số : 1.300.000 tấn

- Xi măng Hoàng Thạch : 750.000 tấn - Xi măng Bỉm Sơn : 55.000 tấn - Xi măng Bút Sơn : 400.000 tấn - Xi măng Tam Điệp

- Xi măng Hải Phòng

: :

65.000 tấn 30.000 tấn  Công tác tài chính năm 2017:

Bảng 3.1: Mục tiêu của Công ty Cổ phần VICEM Thương mại Xi măng năm 2017

Chỉ tiêu Đơn vị tính Mục tiêu

- Doanh thu triệu đồng 1.294.985

- Phải nộp ngân sách triệu đồng 8.100

- Lợi nhuận trước thuế triệu đồng 9.059

- Tỷ lệ cổ tức 5

Nguồn: Báo cáo thường niên 2016- TMX

3.1.2.2. Định hướng hoạt động từ năm 2017 đến năm 2020

Để thực hiện được các mục tiêu nhiệm vụ thời gian tới trong điều kiện phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, Công ty cần tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện những biện pháp chủ yếu sau đây:

 Tăng cường mối quan hệ hợp tác với các Công ty sản xuất. Thường xuyên trao đổi thông tin để phối hợp quản lý kiểm soát chặt chẽ xi măng về đúng địa bàn, hạn chế đến mức thấp nhất việc cạnh tranh nội bộ, tạo nên sự bình đẳng trong kinh doanh đem lại hiệu quả SXKD cho Công ty.

 Xây dựng mục tiêu SXKD cho từng đơn vị và xác định thị phần mà các đơn vị nắm giữ trên từng địa bàn để đảm bảo sản lượng tiêu thụ đạt và vượt mục tiêu Công ty giao cho.

 Từng bước chủ động trong khâu tổ chức, quản lý phương tiện vận tải và nguồn xi măng về địa bàn. Theo dõi sát diễn biến của thị trường, đặc biệt là khu vực đặc thù và khu vực giáp ranh, xử lý kịp thời cơ chế bán hàng để tăng khả năng cạnh tranh và nâng cao sản lượng tiêu thụ.

 Tăng cường và củng cố mối quan hệ với khách hàng và bạn hàng truyền thống thông qua việc thăm hỏi, giao lưu để giữ được bạn hàng. Tiết kiệm triệt để chi phí quản lý, chi phí bán hàng để nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty.

 Từng bước cải tiến cơ chế và phương thức kinh doanh của Công ty sao cho phù hợp với tình hình thị trường hiện nay, đặc biệt là công tác tiêu thụ xi măng Hoàng thạch, xi măng Bút Sơn. Thường xuyên đôn đốc công tác quản lý tiền – hàng và thu hồi công nợ của các đơn vị, không để xảy ra tình trạng phát sinh công nợ dây dưa kéo dài, khó đòi.

 Tiếp tục nghiên cứu mở rộng phương án đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh để đảm bảo công ăn việc làm cho một số CBCNV trong Công ty.

 Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng tập trung giải quyết dứt điểm số công nợ tồn đọng lâu để thu hồi vốn cho Công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần VICEM thương mại xi măng (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)