Một số biện pháp gián tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần VICEM thương mại xi măng (Trang 93 - 98)

3.2. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công

3.2.5. Một số biện pháp gián tiếp

3.2.5.1. Dự báo tình hình kinh tế xã hội và phân tích tài chính doanh nghiệp

Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, việc lập kế hoạch, dự báo tình hình kinh tế xã hội cũng như phân tích tài chính doanh nghiệp giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về môi trường kinh doanh hiện tại cũng như năng lực của mình, từ đó thấy được những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức đối với Công ty. Từ đó, Công ty sẽ đưa ra các chính sách hợp lý để tận dụng thuận lợi, và cơ hội, khắc phục khó khăn và vượt qua thách thức.

Theo Quyết định số 1488/QĐ-TTg, ngày 29-8-2011, dự báo nhu cầu Xi măng trên toàn bộ thị trường Việt Nam giai đoạn 2010 - 2030 do Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt như dưới đây. Dựa vào đó, Tổng công ty sẽ có chỉ đạo cụ thể tới từng công ty con sản xuất và phân phối xi măng theo từng địa bàn.

Bảng 3.2: Dự báo nhu cầu xi măng cả nước giai đoạn 2010 -2030 2030

Năm Nhu cầu xi măng (triệu tấn)

2011 54-55

2015 75-76

2020 93-95

2030 113-115

Nguồn: Công văn số 1581/VPCP-V.I của Văn phòng Chính phủ

Các biện pháp cụ thể như sau:

- Theo dõi, lập kế hoạch, dự báo tình hình thị trường, môi trường kinh doanh một cách thường xuyên, đặc biệt là đối với các yếu tố ảnh hưởng một cách trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của công ty (tình hình thị trường đầu ra, tình hình thị trường đầu vào…)

- Hoàn thiện quy trình phân tích: xác định rõ mục tiêu, phạm vi phân tích, cập nhật thông tin kịp thời và khoa học. Các nội dung phân tích cần định lượng rõ ràng, có hệ thống các chỉ tiêu khoa học và toàn diện.

- Hoàn thiện các phương pháp đánh giá tình hình tài chính trong doanh nghiệp. - Đào tạo, nâng cao trình độ nguồn nhân lực cho công tác quản trị tài chính doanh nghiệp.

- Kết hợp công tác hạch toán, kế toán, kiểm toán nội bộ với công tác quản trị tài chính doanh nghiệp.

- Tách biệt bộ phận kế toán và bộ phận bộ phận tài chính. Mỗi bộ phận đảm nhiệm một công việc nhất định, tránh chồng chéo dẫn đến hiệu quả công việc bị giảm sút.

- Đặt tình hình thực tế của công ty giữa tình hình thị trường kinh doanh, từ đó có biện pháp hợp lý để bắt kịp thị trường, phát huy điểm mạnh của công ty, khắc phục điểm yếu và khó khăn.

3.2.5.2. Mở rộng kinh doanh, phát triển thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh

Việc mở rộng kinh doanh, phát triển thị trường là điều mà doanh nghiệp nào cũng cẩn phải làm. Nó có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả sử dụng vốn của công ty thông qua các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận. Mở rộng kinh doanh giúp tăng doanh thu cũng như lợi nhuận đạt được, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty.

Để có thể mở rộng kinh doanh, phát triển thị trường, điều cần thiết trước tiên là công ty phải có sự nghiên cứu tình hình thị trường, nhu cầu thị trường, từ đó xây dựng kế hoạch kinh doanh đối với từng phân khúc, từng vùng miền phù hợp. Bên cạnh đó, công ty cần nghiên cứu các phân khúc thị trường, khu vực thị trường mới có tiềm năng để khai thác, mở rộng hoạt động kinh doanh của mình.

Từ trước đến nay, địa bàn phân phối của Công ty Cổ phần VICEM Thương mại Xi măng chủ yếu là các tỉnh thành miền Bắc như Thành phố Hà Nội, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Cạn. Ngay trên địa bàn Hà Nội, Công ty Công ty Cổ phần VICEM Thương mại Xi măng đã có khá nhiều đối thủ cạnh tranh phân phối xi măng như Công ty CP đầu tư xây dựng Phú Thái, Công ty CP Kinh doanh vật liệu - Xây dựng - Vận tải HN, Công ty Cổ phần thương mại Xi măng Thành Đạt và rất rất nhiều công ty khác. Trong thời gian tới, Công ty nên đầu tư cho phòng phát triển kinh doanh, nghiên cứu và khai thác thêm một số tỉnh thành có tiềm năng kinh doanh, đặc biệt có ít đối thủ cạnh tranh như Điện Biên, Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình…v.v. Ngoài ra Công ty có thể nghiên cứu phát triển tới một số tỉnh thành miền Trung giáp ranh phía Bắc như Thanh Hóa, Nghệ An.

3.2.5.3. Chú trọng các biện pháp phòng ngừa rủi ro

Trong hoạt động kinh doanh, rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Điều này có thể do nguyên nhân chủ quan, có thể do nguyên nhân khách quan từ phía khách hàng làm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của Công ty. Bởi vậy, Công ty phải có kế hoạch phòng ngừa nhằm hạn chế những tổn thất có thể xảy ra, đảm bảo cho hoạt động kinh

doanh không bị gián đoạn và có thể đầu tư mở rộng kinh doanh: định kỳ kiểm soát đánh giá lại toàn hàng hóa, lượng vốn bằng tiền và lượng vốn trong thanh toán, từ đó điều chỉnh hợp lý phần chênh lệch kiểm kê lượng dự trữ đầy đủ. Đôn đốc các khoản nợ, giải quyết tích cực các khoản vốn bị chiếm dụng quá hạn.

3.2.5.4. Tăng cường hoàn thiện công tác tổ chức kế toán, công tác phân tích tình hình tài chính tại công ty

Công tác phân tích, đánh giá tình hình tài chính có vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của công ty. Nhất là trong bối cảnh thị trường hiện nay, việc phân tích sẽ giúp cho nhà quản lý có cái nhìn chính xác nhất về tình hình cụ thể của công ty mình, từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn trong kinh doanh.

Qua thực tế, công tác phân tích, đánh giá tình hình tài chính tại Công ty chưa được hoàn thiện và triệt để, chưa nhận được sự quan tâm đúng mức. Do vậy, để khắc phục tình trạng này, Công ty cần phải có các biện pháp kịp thời để có thể phân tích, đánh giá tình hình tài chính của công ty một cách sâu sắc, thường xuyên hơn, trên cơ sở việc lập kế hoạch phân tích cụ thể, tiến hành phân tích và báo cáo kết quả phân tích; thường xuyên cập nhật những chế độ chính sách mới, hạch toán đầy đủ, chính xác, đúng chế độ; đồng thời phải cân đối nguồn tài chính của công ty để vừa phục vụ SXKD vừa đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho dự án sao cho hiệu quả nhất. Công tác này được thực hiện tốt sẽ góp phần làm cho tình hình tài chính của công ty đạt hiệu quả cao hơn, việc sử dụng VKD của công ty tốt hơn, từ đó cải thiện những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động SXKD.

Để công tác phân tích tình hình tài chính đạt hiệu quả cao, công ty cần chú trọng các biện pháp:

- Hoàn thiện quy trình phân tích: gồm các giai đoạn như chuẩn bị và lập kế hoạch phân tích, tiến hành phân tích; lập báo cáo phân tích. Trong mỗi một giai đoạn lại có những công việc cụ thể khác nhau, đòi hỏi người phân tích phải có hiểu biết đầy đủ về tình hình thực tế của công ty…

- Hoàn thiện các phương pháp phân tích thực trạng tài chính trong công ty như: xây dựng hệ thống các chỉ tiêu phân tích, phân tích tài chính thông qua bảng

cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh; phân tích tài chính thông qua điểm hòa vốn; đánh giá rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính qua các mô hình tài trợ; đánh giá tình hình tài chính qua khả năng thanh toán, các chỉ tiêu về khả năng sinh lời, hiệu quả quản lý cũng như khả năng tăng trưởng của Công ty…

- Kết hợp công tác hạch toán kế toán, kiểm toán với công tác phân tích tài chính trong quản lý tài chính Công ty. Muốn vậy, cần có sự chuyên môn hóa phòng tài chính, đào tạo cán bộ có chuyên môn và năng lực về tài chính doanh nghiệp, cung cấp thông tin đầy đủ…

3.2.5.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ và người lao động trong công ty

Đội ngũ lao động là nhân tố quyết định đến hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, nguồn nhân lực được coi là tài sản quý của quốc gia. Đầu tư vào con người là đầu tư có lợi và hiệu quả nhất bởi nó quyết định tới việc sử dụng, khai thác nguồn lực khác. Nếu một doanh nghiệp có đủ vốn, máy móc thiết bị hiện đại nhưng không có đội ngũ lao động có trình độ cao thì không thể vận hành, khai thác triệt để chúng để phục vụ cho hoạt động SXKD. Ngược lại, nếu doanh nghiệp có đội ngũ lao động giỏi thì có thể khai thác tốt các nguồn lực khác giúp cho doanh nghiệp tăng năng suất, nâng cao hiệu quả, tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí… Do đó, công ty cần phải phát huy được sức mạnh của đội ngũ lao động, cũng như tạo mọi điều kiện để họ có cơ hội thăng tiến và phát triển. Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, công ty cần:

- Khuyến khích người lao động không ngừng học hỏi nâng cao kiến thức để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật.

- Có chính sách lương thưởng công bằng, động viên, quan tâm và hỗ trợ kịp thời đối với công nhân viên và người lao động trong Công ty.

- Bên cạnh việc nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, Công ty cũng nên tổ chức những buổi giao lưu, tạo cơ hội để người lao động hiểu rõ hơn bộ máy quản lý, đồng thời cũng là cơ hội để bộ máy quản lý hiểu rõ hơn tâm tư người lao động, để biết đâu là cái mà người lao động cần để có thể đáp ứng kịp thời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần VICEM thương mại xi măng (Trang 93 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)