đến năm 2015
2.3.1. Những kết quả đạt được
Trong điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế như lạm phát tăng cao, giá cả hàng hóa nguyên vật liệu biến động mạnh, cạnh tranh gay gắt, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp trong ngành vật liệu xây dựng nói riêng đã gặp phải rất nhiều khó khăn, thử thách. Tuy vậy, trong những năm qua Công ty Cổ Phần VICEM Thương Mại Xi măng vẫn đạt được một số thành tích về hoạt động kinh doanh như sau :
- Mặc dù lợi nhuận có biến động giảm trong các năm qua, tuy nhiên việc duy trì tỷ suất lợi nhuận ROE đạt hơn 8% trong điều kiện khó khăn đã là rất thành công, so sánh với một số doanh nghiệp cùng ngành như Công ty Cổ phần xây dựng và kinh doanh vật tư và Công ty Cổ phần VICEM vật liệu xây dựng Đà Nẵng thì tỷ suất lợi nhuận của Công ty Cổ phần VICEM Thương mại Xi măng cao hơn rất nhiều.
- Công ty không sử dụng nợ vay mà chỉ sử dụng vốn chiếm dụng từ đối tác, điều này giúp giảm bớt rất nhiều chi phí tài chính cho công ty. Bên cạnh đó, với tỷ lệ vốn chiếm dụng chỉ khoảng 36% so với tổng nguồn vốn (cuối năm 2015), công ty có mức độ tự chủ về tài chính rất cao, hạn chế được rủi ro về mặt thanh khoản.
- Công ty duy trì các khoản phải thu ở mức khá cao (chiếm hơn 50% tổng tài sản vào cuối năm 2015), điều này giúp tăng mối quan hệ hợp tác với khách hàng, từ đó tạo đà khuếch đại việc tiêu thụ sản phầm trong năm 2016 – 2017 tới.
- Công ty đã chủ động đánh giá các khoản phải thu, thực hiện các biện pháp phòng tránh rủi ro, theo đó công ty đã thực hiện trích lập dự phòng nợ phải thu ngắn hạn khó đòi với số tiền khoảng 40 tỷ đồng vào cuối năm 2015. Điều này giúp công ty chủ động hơn đối với những biến động xấu của khách hàng.
- Trong 3 năm 2013-2015, công ty cũng tăng dần trích lập các quỹ đầu tư phát triển và một số quỹ khác để chuẩn bị đầu tư mở rộng kinh doanh.
- Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động, vốn cố định nói riêng đều biến động tích cực trong những năm qua. Đặc biệt, công ty lượng vốn cố định của công ty sử dụng thấp nhưng vẫn tạo ra doanh thu cao, khiến cho hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty đạt mức rất cao. So sánh với các doanh nghiệp cùng ngành như như Công ty Cổ phần xây dựng và kinh doanh vật tư và Công ty Cổ phần VICEM vật liệu xây dựng Đà Nẵng thì hiệu quả sử dụng vốn của CTCP VICEM Thương mại Xi măng cũng cao hơn. Điều này cho thấy công ty khá thành công trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của mình.
- Tài sản ngắn hạn cũng như vốn bằng tiền của công ty giảm dần qua các năm (Giảm từ 167 tỷ đồng và 77 tỷ đồng và cuối năm 2013 xuống 138 tỷ đồng và 53 tỷ đồng vào cuối năm 2015). Tuy nhiên các chỉ tiêu thanh toán lại tăng dần qua các năm và đạt mức cao so với các công ty cùng ngành. Trong giai đoạn khó khăn, Công ty thu hẹp VKD, việc cắt giảm tài sản có tính lỏng cao, đặc biệt là vốn bằng tiền được xem là hợp lý, tránh lãng phí và ứ đọng vốn nhưng vẫn đảm bảo khả năng thanh toán tốt so với các doanh nghiệp cùng ngành.
- Với số vòng quay hàng tồn kho đạt hơn 100 vòng qua các năm gần đây, so sánh với số vòng quay của DXV (15,26 vòng) và CNT (2,05 vòng), công tác quản lý HTK của CTCP VICEM Thương mại Xi măng được đánh giá cao so với doanh nghiệp cùng ngành, việc duy trì lượng hàng tồn kho thấp với số vòng quay HTK lớn giúp Công ty tiết kiệm được nhiều chi phí liên quan tới công tác lưu trữ, giảm thiệt hại do lưu trữ gây ra.
2.3.2. Những hạn chế, tồn tại
Bên cạnh những kết quả đạt được, công ty vẫn còn tồn tại một số vấn đề như: - Công ty sử dụng chính sách tài trợ quá an toàn, không sử dụng vốn vay, đồng thời cũng sử dụng quá nhiều nguồn vốn dài hạn để đầu tư cho tài sản ngắn hạn. Như đã phân tích tại Đồ thị 2.1, công ty phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn tự có và điều này càng tăng dần qua các năm. Việc tài trợ vốn như vậy mặc dù có thể giúp
công ty giữ an toàn trong thanh khoản, tuy nhiên lại gây lãng phí nguồn vốn, không tận dụng được lợi thế của đòn bẩy tài chính, không khuếch đại được tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ.
- Phần vốn bị chiếm dụng của công ty chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản mặc dù có thể giúp công ty tăng cường mối quan hệ với khách hàng, tuy nhiên lại tạo ra rủi ro không thu hồi được nợ. Trong đó có nhiều khoản nợ mà bản thân Công ty cũng đánh giá là nợ khó đòi và thực hiện trích lập dự phòng với tỷ lệ khá cao. Điều này ảnh hưởng tực tiếp tới hiệu quả quản lý các khoản phải thu, tốc độ luân chuyển các khoản phải thu được đánh giá là chậm so với các doanh nghiệp cùng ngành. Ngoài ra, các khoản nợ đến hạn và quá hạn của Công ty cũng nhiều, Công ty đang gặp rủi ro tín dụng.
- Như đã phân tích tại đồ thị 2.3, công ty hiện tại bị chiếm dụng vốn ngày càng nhiều và chênh lệch giữa khoản bị chiếm dụng với các khoản đi chiếm dụng ngày càng tăng. Từ việc chiếm dụng của đối tác nhiều hơn vào cuối năm 2013, đến cuối năm 2015 công ty đã bị chiếm dụng ngược lại. Điều này gây mất cân đối trong việc tài trợ vốn, khiến công ty phải sử dụng vốn tự có để tài trợ cho các khoản bị chiếm dụng. Điều này vừa gây lãng phí nguồn vốn, vừa có thể gây rủi ro nợ khó đòi.
- Việc kinh doanh đang trong giai đoạn khó khăn, doanh thu giảm nhưng Công ty vẫn sử dụng lãng phí chi phí, đặc biệt là chi phí quản lý doanh nghiệp. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, đã được phân tích và chỉ ra tại phần phân tích dupont.
2.3.3. Nguyên nhân
Nguyên nhân của cá hạn chế, tồn tại trên bao gồm nhóm nguyên nhân khách quan và nhóm nguyên nhân chủ quan như sau :
2.3.3.1. Chủ quan:
Khách hàng của Công ty đa phần là khách hàng truyền thống, công nợ phải thu vẫn phải duy trì đối với khách hàng mua xi măng truyền thống phục vụ thi công cho các công trình trong nhiều năm qua. Bên cạnh đó, các nhà cung cấp là các nhà máy xi măng thuộc các công ty trong cùng hệ thống VICEM. Khi các công ty này
gặp khó khăn trong việc huy động vốn để duy trì sản xuất, Công ty bắt buộc phải thanh toán nhanh chóng các khoản nợ theo chỉ thị của Tổng công ty.
Là doanh nghiệp kinh doanh lâu năm trên lĩnh vực thương mại xi măng, nguồn khách hàng của Công ty rất ổn định. Ngoài ra, các quyết định về tài chính đều phải có sự đồng ý của các cổ đông lớn, đặc biệt là Tổng công ty. Nguồn vốn chủ yếu là do Tổng công ty và các cá nhân là nhân viên trong Công ty đóng góp, phần còn lại là chiếm dụng từ các nhà máy xi măng, nên Công ty khá an toàn về vốn và không mạo hiểm trong việc sử dụng đòn bẩy tài chính nhằm gia tăng tỷ suất lợi nhuận.
Như đã nói, là Công ty với gần 60 vốn góp là của Nhà nước, hình thức tổ chức hoạt động vẫn mang tính chất doanh nghiệp Nhà nước nên bộ máy quản lý còn khá cồng kềnh, chi phí cho công tác quản lý cao và làm việc kém hiệu quả. Bên cạnh đó, các trang thiết bị, công nghệ hiện đại cũng không được chú trọng đầu tư.
2.3.3.2. Khách quan:
Theo quyết định số 1488/QĐ-TTg, ngày 29-8-2011 đã phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng cho cả giai đoạn từ 2011 đến 2020, Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam đã chỉ đạo, điều chỉnh các công ty sản xuất cũng như đối với các công ty thương mại nhằm điều chỉnh lại sản lượng sản xuất và tiêu thụ xi măng cho toàn bộ công nghiệp Xi măng Việt Nam trong đó có Công ty Cổ phần VICEM Thương mại Xi măng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới kế hoạch phát triển của Công ty.
Địa bàn phân phối của Công ty gồm nhiều khu vực hệ thống giao thông không thuận tiện, phải qua nhiều lần trung chuyển, thời gian vận chuyển lâu làm tăng chi phí, thời trong quá trình vận chuyển hàng hoá không bảo quản tốt làm hư hỏng và giảm chất lượng xi măng.
Trong vài năm gần đây (2013-2015), nền kinh tết bắt đầu phục hồi, ngành xây dựng phục hồi, cầu trong lĩnh vực xây dựng đang tăng cao. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ cạnh tranh kinh doanh vật liệu xây dựng, đó là những doanh nghiệp mới với nhiều yếu tố tốt hơn làm giảm khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường tiêu thụ.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VICEM THƯƠNG MẠI XI MĂNG