2.1.1. Giới thiệu về công ty
Tên công ty: Công ty Cổ Phần VICEM Thương Mại Xi Măng.
Trụ sở chính: 348, Giải Phóng, Phương Liệt, Thanh xuân, Hà Nội.
Loại hình công ty: Là doanh nghiệp Nhà nước chuyển sang hoạt động theo
hình thức công ty Cổ phần. Công ty hoạt động theo hình thức công ty mẹ, công ty con.
Hình thức pháp lý: Công ty cổ phần
Vốn điều lệ: 60 tỷ đồng, trong đó Nhà nước (Tổng Công ty Công nghiệp Xi
măng Việt Nam) nắm giữ 35 tỷ 784 triệu đồng = 59,64%.
Mã chứng khoán: TMX
Số lượng chứng khoán niêm yết: 6.000.000 CP (Sáu triệu cổ phiếu) Danh sách cổ đông sáng lập
- Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam :
- Đại diện Ông Vũ Văn Hiệp: 3.578.614 CP
- Ông Dương Công Hoàn:2.400 CP
- Ông Đinh Xuân Cầm: 2.500 CP
- Ông Phạm Văn Nhận: 2.200 CP
- Ông Nông Tuấn Dũng: 2.600 CP
2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty
Tiền thân là Công ty Vật tư Kỹ thuật Xi măng - doanh nghiệp nhà nước, đơn vị thành viên của Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam.
Ngày 12/2/1993 thành lập Xí nghiệp Vật tư Kỹ thuật Xi măng trực thuộc Liên hiệp các Xí nghiệp Xi măng (sau đổi tên là Tổng Công ty Xi măng Việt Nam và nay là Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam)
Từ 01/8/1995, Công ty Vật tư Kỹ thuật Xi măng tiếp nhận 2 Chi nhánh Công ty Xi măng Bỉm Sơn tại Hà Nội và Chi nhánh Công ty Xi măng Hoàng Thạch tại Hà Nội.
Ngày 11/5/2006, Cổ phần hoá các doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty Xi măng Việt Nam, trong đó có Công ty Vật tư Kỹ thuật Xi măng. Ngày 28/5/2007, Công ty Vật tư Kỹ thuật Xi măng chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Thương mại Xi măng. Với giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103018236 do Sở Kế hoạch Đầu tư thành phố Hà nội cấp ngày 02/7/2007, đăng ký thay đổi lần thứ 6 ngày 26/01/2015.
Công ty được đổi tên thành Công ty Cổ Phần VICEM Thương Mại Xi măng theo giấy đăng ký kinh doanh số 0100105694 ngày 15 tháng 9 năm 2011.
2.1.1.2. Ngành nghề kinh doanh và hoạt động chính
- Kinh doanh các loại xi măng; sản xuất và kinh doanh các loại phụ gia, vật liệu xây dựng và vật tư phục vụ sản xuất xi măng;
- Sản xuất và kinh doanh bao bì (phục vụ sản xuất xi măng, dân dụng và công nghiệp);
- Sửa chữa ô tô, xe máy và gia công cơ khí;
- Kinh doanh vận tải và dịch vụ vận tải đường sông, biển, sắt và đường bộ;
- Kinh doanh dịch vụ thể thao, vui chơi giải trí;
- Xây dựng dân dụng, kinh doanh phát triển và cho thuê bất động sản.
2.1.2. Tổ chức hoạt động và đặc diểm kinh doanh
2.1.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý
Bộ máy quản lý và tổ chức của Công ty Cổ Phần VICEM Thương Mại Xi măng được tổ chức theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức Công ty Cổ Phần VICEM Thương Mại Xi măng
Nguồn: cơ cấu tổ chức–website Công ty Cổ phần VICEM Thương mại Xi măng http://tmx.com.vn/bai-viet/co-cau-to-chuc-225.html
Cụ thể:
Đại hội đồng cổ đông(ĐHĐCĐ): Là cơ quan quyền lực cao nhất của Công ty. ĐHĐCĐ sẽ bầu ra hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát của Công ty.
Hội đồng quản trị (HĐQT): Là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ; HĐQT có trách nhiệm giám sát Giám đốc và những người quản lý khác.
Ban Kiểm soát: Do ĐHĐCĐ bầu ra. Ban Kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính của Công ty. Ban Kiểm soát hoạt động độc lập với HĐQT và Ban Giám đốc.
Ban Giám đốc (BGĐ): BGĐ gồm có 01 Giám đốc và 01 Phó Giám đốc điều hành. Giám đốc là người điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Phó Giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về phần việc được phân công.
Các phòng ban chức năng
Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu cho giám đốc công ty trong việc tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức cán bộ. Tham mưu cho giám đốc thực hiện chính sách cho người lao động. Tổ chức quản lý hồ sơ lý lịch cán bộ công nhân viên Công ty.
Phòng Tài chính kế toán: Có nhiệm vụ thu thập xử lý và cung cấp đầy đủ các thông tin về tài chính và kinh tế cho BGĐ. Phân tích tình hình tài chính giúp BGĐ đưa ra quyết định đúng đắn.
Phòng kế hoạch thị trường: Tổ chức xây dựng phương án, mục tiêu SXKD của toàn Công ty. Từ đó xây dựng mục tiêu SXKD giao cho các đơn vị trực thuộc Công ty.
Phòng bán hàng: Quản lý các cửa hàng, đại lý và các nhà phân phối xi măng; tổ chức bán xi măng theo mục tiêu Công ty; đề xuất với lãnh đạo Công ty về giá bán xi măng cho phù hợp với tình hình thị trường.
Các Chi nhánh và Văn phòng đại diện: Có nhiệm vụ tổ chức kinh doanh tiêu
thụ xi măng trên địa bàn, đề xuất các giải pháp cũng như cơ chế giá cả trên địa bàn để lãnh đạo Công ty quyết định kịp thời.
Hiện tại công ty chỉ còn chi nhánh Thái Nguyên, có địa chỉ tại số 56, Đường Phú Xá, Tổ 15, Phường Phú Xá, Thành phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên.
Theo phương án tái cơ cấu Công ty Cổ phần VICEM Thương mại Xi măng, Công ty đã ra quyết định giải thể một số Chi nhánh và văn phòng Đại diện, theo đó
Chi nhánh số 1, Chi nhánh số 2. Chi nhánh số 3, Chi nhánh số 4, Chi nhánh số 5, Văn phòng đại diện tại các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái và Lào Cai đã được giải thể kể từ ngày 01/7/2015.
2.1.2.2. Tổ chức bộ máy quản lý tài chính – kế toán
Phòng tài chính kế toán của Công ty gồm 12 người trong đó đứng đầu là kế toán trưởng kiêm trưởng phòng; phó phòng; 2 kế toán tổng hợp; 1 kế toán Đầu tư XDCB-SCL, TSCĐ, CCDC và kế toán thuế; 1 kế toán ngân hàng, 3 kế toán hàng hóa; 1 kế toán Thanh toán vận tải, bốc xếp; 1 thủ quỹ.
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty Cổ Phần VICEM Thương Mại Xi măng
Nguồn: Bản cáo bạch Công ty Cổ phần VICEM Thương mại Xi măng
2.1.2.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh
Đặc điểm kinh doanh
Công ty cổ phần Thương mại xi măng hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, chủ yếu như mua, bán xi măng do các Công ty sản xuất xi măng trong Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam cung cấp. Nhiệm vụ chính của Công ty là tổ chức lưu thông, kinh doanh tiêu thụ xi măng trên địa bàn Thành phố Hà Nội, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Cạn. Kế toán trưởng Bộ phận tổng hợp Phó phòng KT KT ĐT-SCL TSCĐ BC Thuế KT Hàng mua KT vận chuyển Bốc xếp KT tiền mặt KT Ngân hàng KT Hàng bán KT Chi nhánh trung tâm
Các Công ty sản xuất xi măng Điểm giao nhận Công ty Cổ Phần VICEM Thương Mại Xi măng tại địa bàn tiêu thụHệ thống các cửa hàng, đại lý và nhà Phân phối
Người tiêu dùng
Ngoài việc kinh doanh tiêu thụ xi măng, Công ty còn tiến hành nghiên cứu phát triển nhiều ngành nghề, sản phẩm kinh doanh khác. Cụ thể: kinh doanh sắt thép, kinh doanh sơn Việt Nhật, kinh doanh cho thuê bất động sản và dich vụ khác (cho thuê trụ sở, kho bãi, cho thuê nhà ở và kiốt tại Vĩnh Tuy,…). Hiện nay, Công ty đang đầu tư phát triển, nghiên cứu thực hiện dự án tổ hợp nhà cao tầng văn phòng và nhà ở cho thuê tại Giáp Nhị.
Quy trình phân phối sản phẩm
Với đặc điểm là công ty thương mại, chủ yếu kinh doanh chủ yếu các loại xi măng thuộc tổng công ty xi măng Việt Nam, công ty tổ chức mô hình kinh doanh của mình phù hợp với chức năng của công ty. Từ khâu tiếp nhận xi măng từ nhà máy, vận chuyển về địa bàn tiêu thụ, sau đó giao cho hệ thống phân phối tới người tiêu dùng. Có thể mô tả quá trình kinh doanh theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.3: Mô hình phân phối sản phẩm của công ty Cổ Phần VICEM Thương Mại Xi măng
Nguồn: Bản cáo bạch Công ty Cổ phần VICEM Thương mại Xi măng
Tình hình cung ứng vật tư (yếu tố đầu vào)
Nguồn cung cấp xi măng cho Công ty là các đơn vị sản xuất xi măng thành viên của Tổng Công ty công nghiệp xi măng Việt Nam tại miền Bắc bao gồm:
- Công ty xi măng Hoàng Thạch.
- Công ty xi măng Bút Sơn.
- Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn.
- Công ty xi măng Tam Điệp.
- Công ty cổ phần xi măng Hoàng Mai.
Nguồn xi măng từ các công ty sản xuất này được giao cho công ty theo hợp đồng mua bán, trên cở sở định hướng kế hoạch của Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam và điều chỉnh theo nhu cầu thị trường. Nguồn xi măng này luôn được ổn định, đảm bảo cung cấp cho công ty từ ngày thành lập đến nay.
Thị trường đầu ra:
Theo sự phân công của Tổng Công ty xi măng Việt Nam, Công ty cổ phần Thương mại xi măng chịu trách nhiệm tổ chức lưu thông, kinh doanh tiêu thụ xi măng trên địa bàn 15 tỉnh thành phía Bắc, bao gồm Thành phố Hà Nội, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Cạn…v.v
Vị thế kinh doanh, đối thủ cạnh tranh:
Công ty cổ phần Thương mại xi măng có địa bàn kinh doanh tiêu thụ rộng lớn gồm 15 tỉnh thành phía Bắc. Mặc dù có khá nhiều Công ty cung cấp dịch vụ thương mại xi măng nhưng Công ty đang là nhà phân phối khối lượng lớn của các công ty sản xuất xi măng thuộc Tổng Công ty trên các địa bàn tại khu vực các tỉnh phía Bắc. Trong đó, xi măng Hoàng Thạch chiếm phần lớn số lượng xi măng tiêu thụ.
Giá xi măng mua vào luôn cố định do các doanh nghiệp sản xuất định giá theo sự quản lý của Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam. Giá bán ra nằm trong khung giá trần - giá sàn của Tổng công ty theo và ủy quyền cho giám đốc Công ty sản xuất và kinh doanh căn cứ vào đó để điều chỉnh cho phù hợp, định ra giá bán buôn, bán lẻ phù hợp với chiến lược kinh doanh cụ thể (Xem Phụ lục 01: Bảng giá bán tại nhà máy của các Công ty xi măng thuộcVICEM đầu 2016).
2.1.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những nămgần đây (2012-2015) gần đây (2012-2015)
Xem xét kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ Phần VICEM Thương Mại Xi măng giai đoạn 2011-2015:
Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của công ty Cổ Phần VICEM Thương Mại Xi măng từ năm 2012-2015
Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2015 Năm 2014 Năm 2013 Năm 2012
Tổng Tài sản bq Triệu
đồng 157.585 189.337 211.136 219.733 Vốn chủ sở hữu bq Triệu
đồng 88.373 85.825 83.060 80.354 Doanh thu thuần Triệu
đồng 1.062.511 996.774 1.031.523 1.094.745 Lợi nhuận HĐSXKD Triệu đồng 7.914 2.689 9.460 6.444 LNST Triệu đồng 7.172 7.020 10.581 8.470 ROA (1.20) % 4,6 3,7 5,0 3,9 ROE (1.21) % 8,1 8,2 12,7 10,5
Lãi cơ bản trên Cổ
phiếu (EPS) đồng/CP 1.195 1.053 1.763 1.412
Nguồn : Báo cáo tài chính của Công ty và tính toán của tác giả
Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần VICEM Thương mại Xi măng có xu hướng giảmtrong vài năm gần đây. Năm 2015 doanh thu cũng như lợi nhuận có chút tăng trở lại nhưng không đáng kể. Doanh thu giảm kéo theo lợi nhuận trước và sau thuế các năm đều giảm. Năm 2014, lợi nhuận hoạt động SXKD rất thấp, giảm gần 7 nghìn tỷ so với năm 2013 nhưng LNST lại chỉ giảm gần 3 tỷ và xấp xỉ năm 2015 do nhiều khoản chi phí và dự phòng tăng trong khi lợi nhuận khác cũng tăng. Từ năm 2012 tới năm 2015, tổng nguồn vốn của công ty cũng giảm dần, trong khi phần vốn góp không thay đổi thì lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư dưới dạng các quỹ đầu tư phát triển tăng, các khoản phải trả cho các đối tác giảm mạnh. Những biến động về lợi nhuận làm lợi tức trên cổ phần của công ty Cổ Phần VICEM Thương Mại Xi măng cũng có những biến động tương tự. Nhìn chung, kết quả kinh doanh của Công ty trong 3 năm gần đây (2013-2015) không được khả quan.
2.2. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần VICEM Thươngmại Xi măng từ năm 2013 đến năm 2015 mại Xi măng từ năm 2013 đến năm 2015
Phân tích hiệu quả sử dụng VKD của Công ty Cổ phần VICEM Thương mại Xi măng trong giai đoạn năm 2013-2015, tác giả sử dụng các số liệu từ báo cáo tài
chính của công ty năm 2013, 2014 và 2015. Để đảm bảo tính chính xác của chỉ tiêu phân tích cũng như đảm bảo tính so sánh được của các chỉ tiêu phân tích giữa các năm, một số số liệu thời điểm trong báo cáo tài chính được tính toán lại về số liệu thời kỳ bằng các tính bình quân số liệu thời điểm đầu năm và số liệu thời điểm cuối năm.
2.2.1. Tổng quan về tài sản và nguồn vốn kinh doanh của Công ty Cổ phầnVICEM Thương mại Xi măng VICEM Thương mại Xi măng
2.2.1.1. Tình hình nguồn vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần VICEM Thương mại Xi măng
Là một doanh nghiệp cổ phần nhưng có trên 50% vốn nhà nước, tỷ trọng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu tại Công ty Cổ phần VICEM Thương mại Xi măng là khá cân đối.
Nợ phải trả :
Cuối năm 2013, tỷ trọng nợ phải trả khá cao, lên tới 59%. Tuy nhiên, sang năm 2014 và 2015, số nợ phải trả của Công ty đã giảm rõ rệt. Điều này góp phần giúp Công ty giảm sự thụ động trong thanh toán.
Nợ phải trả của Công ty bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Trong đó, giá trị cũng như cơ cấu các khoản nợ cũng có sự thay đổi. Cụ thể như sau:
Nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối, cuối năm 2013 chiếm 58%/59% cơ cấu nguồn vốn. Nợ phải trả nói chung và nợ ngắn hạn nói riêng chiếm tỷ trọng lớn, tuy nhiên lại có xu hướng giảm dần qua các năm. Nợ phải trả giảm chủ yếu do nợ ngắn hạn từ các nhà cung cấp là các nhà máy trong VICEM đã được thanh toán, tình trạng chiếm dụng nợ không được các nhà máy hỗ trợ. Phần lớn nguyên nhân là do kết quả của việc kinh doanh không thuận lợi, giá trị hàng nhập không nhiều dẫn tới công nợ giảm là tất yếu. Bên cạnh đó, khoản thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, phải trả nội bộ, phải trả ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ nhưng cũng có biến động giảm. Điều này cho thấy Công ty đang hoạt động không hiệu quả, không chiếm dụng được các nguồn vốn ngắn hạn.
Bảng 2.2: Tình hình nguồn vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần VICEM Thương mại Xi măng Chỉ Tiêu 31/12/2015 31/12/2014 31/12/2013 Chênh lệch 2015/2014 Chênh lệch 2014/2013 Số tiền (Trđ) Tỷ trọng (%) Số tiền (Trđ) Tỷ trọng (%) Số tiền (Trđ) Tỷ trọng (%) Số tiền (Trđ) Tỷ lệ (%) Số tiền (Trđ) Tỷ lệ (%) A. Theo quan hệ sở hữu 143.035 100 172.135 100 206.538 100 (29.100) -17 (34.402) -17 I. Nợ phải trả 52.926 37 85.498 50 121.525 59 (32.572) -38 (36.027) -30 1. Nợ ngắn hạn 50.881 36 83.344 48 119.595 58 (32.463) -39 (36.252) -30