7. Cấu trúc của luận văn
2.2.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của từng hoạt động sử dụng
Hiệu quả sử dụng vốn của VietinBank Cẩm Phả chủ yếu đến từ hoạt động tín dụng do chi nhánh chưa phát sinh hoạt động đầu tư. Hiệu quả của hoạt động tín dụng còn thể hiện qua các chỉ tiêu sau:
- Tỷ lệ nợ xấu:
Chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả của hoạt động tín dụng là tỷ lệ nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh Cẩm Phả thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.8: Tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh giai đoạn 2013-2017
Chỉ tiêu/Năm 2013 2014 2015 2016 2017
Tổng dư nợ (tỷ đ) 2.316 2.445 2.432 3.344 3.885
Nợ xấu (tỷ đ) 5,34 4,57 10,97 22,21 17,72
Tỷ lệ nợ xấu (%) 0,23 0,19 0,45 0,66 0,46
(Nguồn: Cân đối vốn kinh doanh VietinBank Cẩm Phả 2013-2017)
Tỷ lệ nợ xấu của VietinBank Cẩm Phả hàng năm đều ở mức rất thấp <1%. Tỷ lệ nợ xấu năm 2014 có giảm so với năm 2013, tỷ lệ giảm 17%, tuy nhiên sang năm 2015 lại tăng trở lại, tăng 136,8%, đặc biệt năm 2016 tỷ lệ nợ xấu còn tăng so với năm 2015, tỷ lệ tăng 57,4%, nợ xấu của Chi nhánh năm 2016 lên tới trên 22 tỷ đồng, đến năm 2017 tỷ lệ nợ xấu có giảm nhưng số tuyệt đối giảm không nhiều, vẫn ở mức 17,72 tỷ đồng. Điều đó cho thấy chất lượng tín dụng của Chi nhánh ngày càng bị giảm sút so với các năm trước.
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu/Năm 2013 2014 2015 2016 2017
Nợ xấu 5.344 4.572 10.967 22.211 17.723
Trong đó: KHDN VVN 4.035 3.998 9.915 20.038 14.507
KH cá nhân 1.309 574 1.052 2.173 3.216
(Nguồn: Cân đối vốn kinh doanh VietinBank Cẩm Phả 2013-2017)
Từ bảng trên cho thấy nợ xấu của Chi nhánh tập trung là ở phân khúc KHDN vừa và nhỏ và khách hàng cá nhân, phân khúc KHDN lớn với số dư nợ chiếm tỷ trọng rất lớn tuy nhiên không để xảy ra tình trạng nợ xấu. Đặc biệt điều đáng lo ngại là nợ xấu tập trung lớn ở phân khúc KHDN VVN, dư nợ xấu KHDN VVN ngày càng tăng, đặc biệt dư nợ xấu năm 2015 tăng hơn 2 lần so với năm 2014 và năm 2016 lại tăng gấp hơn 2 lần so với năm 2015, trong khi đó Dư nợ KHDN VVN chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng dư nợ của Chi nhánh, do đó Chi nhánh cần phải xem xét đến đối tượng khách hàng này. Nợ xấu KHCN cũng tăng tuy nhiên quy mô dư nợ KHCN tăng tương đối lớn do đó việc nợ xấu cũng không đáng lo ngại. Tuy nhiên Chi nhánh cũng cần phải có biện pháp thu hồi triệt để nợ xấu, giảm đến mức thấp nhất nợ xấu phát sinh mới.
- Trích lập dự phòng rủi ro:
Căn cứ vào các quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro của NHNN; Căn cứ vào tình trạng nợ quá hạn và các yếu tố định tính khác như chấm điểm và xếp hạng tín dụng, các khoản cho vay của Chi nhánh được phân loại nợ theo đúng quy định. Theo đó các khoản trích lập dự phòng rủi ro cũng tưng ứng với từng khoản nợ sau khi khấu trừ đi tài sản bảo đảm cho khoản nợ. Để đánh giá việc trích lập dự phòng rủi ro của Chi nhánh thông qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.10: Bảng số dự phòng rủi ro trích lập giai đoạn 2013-2017
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu/Năm 2013 2014 2015 2016 2017
Dự phòng chung 17.335 18.308 18.201 25.021 29.017
Tổng 19.701 20.429 19.796 27.641 32.015
(Nguồn: Báo cáo nội bộ VietinBank Cẩm Phả)
Từ bảng trên cho thấy hàng năm Chi nhánh thực hiện trích lập dự phòng chung mức theo quy định tương ứng với dư nợ nhóm 1 đến nhóm 4. Dự phòng chung tăng lên tương đối nhiều, đặc biệt là năm 2019 đã trích lập trên 29 tỷ đồng do dư nợ năm 2017 có sự tăng trưởng rất lớn.
Việc trích lập dự phòng cụ thể không chỉ phụ thuộc vào dư nợ từ nhóm 2 trở lên mà còn phụ thuộc vào tỷ lệ khấu trừ đối với từng loại tài sản. Do đó mặc dù năm 2016 nợ xấu của Chi nhánh là 22,21 tỷ đồng, có tăng cao so với năm trước nhưng do tài sản bảo đảm của khoản vay nợ xấu là bất động sản, có giá trị lớn so với dư nợ nên việc trích lập dự phòng cũng không tăng cao. Trong khi năm 2017 nợ xấu giảm 4,49 tỷ đồng, tuy nhiên đã trích lập dự phòng cụ thể tăng so với năm 2016 do khoản nợ xấu phát sinh năm 2017 là khoản nợ xấu có tài sản bảo đảm một phần là động sản với tỷ lệ khấu trừ tài sản thấp.