Đặc điểm địa bàn hoạt động của VietinBank Cẩm Phả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động sử dụng vốn tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh cẩm phả (Trang 44)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.4 Đặc điểm địa bàn hoạt động của VietinBank Cẩm Phả

- Môi trường kinh doanh: VietinBank Cẩm Phả nằm trên địa bàn Thành phố Cẩm Phả của tỉnh Quảng Ninh. Quảng Ninh là tỉnh nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam - nằm trong tam giác kinh tế, đang là tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao. Được thiên nhiên ban tặng nhiều lợi thế mà các tỉnh khác của Việt Nam không có là tài nguyên khoáng sản than đá có giá trị kinh tế cao, có tiềm năng du lịch lớn như Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long, Huyện đảo Vân Đồn, Huyện đảo Cô Tô....

Giám đốc

Phó Giám đốc Phó Giám đốc Phó Giám đốc

Phòng kế toán Phòng tiền tệ kho quỹ Phòng KHDN Phòng hành chính Phòng tổng hợp Phòng Bán lẻ 07 phòng giao dịch Phòng Hỗ trợ tín dụng

Cẩm Phả là một trong bốn thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Ninh, nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng 200km về phía Đông Bắc, cách thành phố Hạ Long 30km. Phía đông của thành phố giáp với huyện Vân Đồn, phía tây giáp huyện Hoành Bồ và thành phố Hạ Long, phía nam giáp thành phố Hạ Long và huyện Vân Đồn, phía bắc giáp huyện Ba Chẽ và huyện Tiên Yên. Thành phố Cẩm Phả là trọng điểm phát triển kinh tế của tỉnh với các ngành công nghiệp khai thác than; nhiệt điện; sản xuất xi măng, cùng với hệ thống cảng biển lớn. Trữ lượng than đá khoảng 40 - 50% sản lượng của tỉnh; hàng năm khai thác khoảng 25 – 30 triệu tấn. Môi trường kinh doanh có nhiều lợi thế nhưng đồng thời cũng nhiều thách thức đối với VietinBank Cẩm Phả.

- Đặc điểm khách hàng: Nằm trên địa bàn thành phố công nghiệp chủ yếu là công nghiệp khai thác than, dân số khoảng 200.000 người phần lớn là công nhân mỏ. Hiện trên địa bàn có khoảng hơn 30 doanh nghiệp lớn, chủ yếu là các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn than như Công ty than Cao Sơn, Công ty than Cọc Sáu, Công ty CP Nhiệt điện Cẩm Phả - TKV, Công ty than Khe Chàm....và Tổng công ty Đông Bắc như Công ty TNHH MTV 86, Công ty TNHH MTV Khe Sim, Công ty Vận tải và chế biến than Đông Bắc... và khoảng 2.500 doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu vi mô hoạt động (trong đó theo thống kê của Cục thuế Quảng Ninh và Chi cục thuế Cẩm Phả năm 2017 thì có khoảng hơn 1.000 doanh nghiệp hoạt động có doanh thu). Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu vi mô chủ yếu là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ vận tải, bốc xúc, xây dựng, cung cấp vật tư, hàng hóa cho các mỏ. Hiện nay ngành Công nghiệp khai thác than đang dần thu hẹp do trữ lượng than ngày càng giảm, quá trình khai thác ngày càng khó khăn do quy hoạch của Chính phủ sẽ dần đóng cửa các mỏ lộ thiên do ảnh hưởng đến môi trường, tập trung khai thác than hầm lò, hiện nay có những mỏ đã phải khai thác xuống sâu ở độ sâu -1000m. Do đó mà đối tượng khách hàng doanh nghiệp lớn của các ngân hàng cũng chỉ ở mức duy trì và dần thu hẹp, không có tiềm năng tăng trưởng. Tuy nhiên đối tượng KHDN vừa và nhỏ có tiềm năng phát triển do hiện nay có một số doanh nghiệp nắm bắt được định hướng của tỉnh phát triển du lịch xanh, bền vững nên trên địa bàn cũng đã có rất nhiều doanh nghiệp đi vào hướng dịch vụ du lịch, nhà hàng, khách sạn...

Khách hàng cá nhân trên địa bàn chủ yếu là các hộ kinh doanh nhỏ lẻ và các cá nhân là Công nhân mỏ vay tiêu dùng phục vụ đời sống, các khách hàng này có nguồn thu nhập ổn định nhưng nhu cầu vốn thường không cao. Hiện nay do thị trường bất động sản trên địa bàn Hạ Long, Bãi Cháy rất sôi động, nên cũng có nhiều nhu cầu sử dụng vốn cho mục đích kinh doanh bất động sản.

- Đối thủ cạnh tranh: Hiện tại trên địa bàn thành phố Cẩm Phả có 24 ngân hàng hoạt động trong đó có 01 ngân hàng nhà nước, 03 NHTM Cổ phần Nhà nước, còn lại là NHTM Cổ phần khác. Các ngân hàng hoạt động bình đẳng trên mọi phương diện. Tuy vậy cơ hội tiếp cận khách hàng hoàn toàn khác nhau. Có thể thấy điểm yếu, điểm mạnh của một số NHTM như sau:

Các NHTM cổ phần có thị phần lớn trên địa bàn: Ngân hàng Đầu tư và phát triển, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB), Ngân hàng TMCP Ngoại thương, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng TMCP Quân Đội... Ngoài Ngân hàng Nông nghiệp và phát tiển nông thôn có đội ngũ cán bộ có tuổi đời cao, sức ì lớn còn lại các ngân hàng lớn đều có với đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, nhanh nhạy với thị trường. Ngoài ra trên địa bàn còn Ngân hàng Á Châu, Ngân hàng Quốc tế, NH Sài gòn – Công thương, Ngân hàng Hàng hải..., những ngân hàng nhỏ này chủ yếu là làm công tác huy động vốn và cho vay khách hàng cá nhân với lãi suất huy động rất cao và cơ chế cho vay đơn giản hơn so với VietinBank.

Trong số các NHTM cổ phần trên địa bàn phải kể đến hai đối thủ cạnh tranh chính của Chi nhánh là:

+ NH TMCP Sài Gòn - Hà nội (SHB Quảng Ninh) được thành lập khoảng 11 năm song với lợi thế trước đây có vốn cổ phần của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam tham gia, được Tập đoàn than ưu tiên thanh toán tiền hàng cho các đơn vị thành viên trong Tập đoàn tại địa bàn Thành phố Cẩm Phả với doanh số lớn. Hơn nữa, NH này thường xuyên có các chính sách cho vay với lãi suất thấp, huy động với lãi suất cao, hổ sơ thủ tục cho vay đơn giản, chi phí chăm sóc khách hàng VIP rất lớn (1 năm tổ chức 1-2 chuyến đi du lịch nước ngoài cho KH VIP, chủ yếu là đi các nước Châu Âu, Mỹ...).

+ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cẩm Phả (BIDV Cẩm Phả): Về công nghệ, mạng luới, các sản phẩm ngân hàng và đội ngũ Cán bộ tương tự như VietinBank, có nhiều cán bộ trẻ. Quy mô hoạt động trên địa bàn là với 06 điểm giao dịch, BIDV Cẩm Phả trước đây định hướng chủ yếu tập trung vào khối KHDN ngoài quốc doanh và KHCN nên thị phần dư nợ KHDN ngoài quốc doanh và KHCN có thị phần lớn nhất trên địa bàn. Thời gian gần đây BIDV Cẩm Phả mới tập trung tăng trưởng dư nợ của nhóm Tập đoàn than và Tổng Công ty Đông Bắc, khi tập trung vào nhóm khách hàng này BIDV Cẩm Phả có nhiều thuận lợi do VietinBank không được cấp tín dụng vượt 25% vốn tự có. Cơ chế cho vay của BIDV cũng rất cạnh tranh, linh hoạt, lãi suất thấp.

Những thuận lợi, khó khăn, thách thức của môi trường kinh doanh có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hoạt động cũng như kết quả kinh doanh của VietinBank Cẩm Phả trong những năm qua và trong thời gian tới.

2.1.6 Cơ chế quản lý vốn của VietinBank đối với các Chi nhánh

Để đánh giá đầy đủ hiệu quả hoạt động sử dụng vốn của đối tượng nghiên cứu là VietinBank Cẩm Phả, tác giả xin giới thiệu tổng quan về cơ chế quản lý vốn tập trung áp dụng với các Chi nhánh thông qua cơ chế định giá điều chuyển vốn nội bộ của VietinBank, cụ thể:

Những năm trước đây cơ chế quản lý vốn tập trung của VietinBank thông qua cơ chế lãi điều hoà một giá: Việc áp dụng cơ chế một giá không tính đến yếu tố kỳ hạn của từng giao dịch mà chỉ tính lãi điều hòa cho phần vốn dư thừa hoặc thiếu hụt một giá cho tất cả các kỳ hạn, khi áp dụng cơ chế này đã làm mất cân bằng về kỳ hạn giữa danh mục cho vay và huy động của từng đơn vị. Từ đó tạo ra rủi ro thanh khoản lớn cho toàn hệ thống. Mặt khác, cơ chế một giá chưa giúp Trụ sở chính có công cụ để điều tiết rủi ro lãi suất của hệ thống do không có khả năng tính giá mua/bán khác nhau cho các giao dịch có lãi suất cố định và lãi suất thả nổi. Đây là một thực trạng phát sinh nhiều khó khăn trong điều hành vốn kinh doanh của VietinBank.

Tuy nhiên từ năm 2013 đến nay, các chi nhánh huy động được bao nhiêu vốn sẽ bán hết cho TSC của VietinBank, khi có nhu cầu cho vay, đầu tư bao nhiêu sẽ

mua vốn từ TSC thông qua cơ chế định giá điều chuyển vốn nội bộ (Funds Transfer Pricing – FTP).

Theo QĐ số 210/QĐ-NHCT3 Quy chế điều chuyển vốn nội bộ trong hệ thống NHCT ngày 01/4/2012 của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam quy định:

Định giá điều chuyển vốn nội bộ (Funds Transfer Pricing – FTP): là cơ chế xác định thu nhập hoặc chi phí đối với các bên có liên quan trong quá trình luân chuyển vốn nội bộ nhằm xác định mức độ đóng góp về lợi nhuận từ hoạt động mua bán vốn của từng Chi nhánh trong kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Giao dịch bán vốn nội bộ: là giao dịch trong đó VietinBank bán vốn cho các Chi nhánh.

Giao dịch mua vốn nội bộ: là giao dịch trong đó VietinBank mua vốn cho các Chi nhánh.

Giá bán vốn: là giá mà VietinBank thu từ các Chi nhánh từ việc sử dụng vốn. Giá bán vốn gồm 3 cấu phần là lãi suất bán vốn, phí thanh khoản và phần điều chỉnh giá bán vốn (nếu có), được thể hiện dưới dạng tỷ lệ %/năm (tính trên số dư gốc của giao dịch).

Giá mua vốn: là giá mà VietinBank trả cho các Chi nhánh do đã thực hiện nghiệp vụ huy động vốn. Giá mua vốn gồm 3 cấu phần là lãi suất mua vốn, phần bù thanh khoản và phần điều chỉnh giá mua vốn (nếu có), được thể hiện dưới dạng tỷ lệ %/năm (tính trên số dư gốc của giao dịch).

Lãi cận biên ròng (Net Interest Margin –NIM): trong một giao dịch là phần chênh lệch giữa giá mua vốn do VietinBank trả cho Chi nhánh và lãi suất mà Chi nhánh trả cho khách hàng hoặc giữa lãi suất mà Chi nhánh thu của khách hàng và giá bán vốn mà VietinBank bán cho Chi nhánh.

Lãi suất bán vốn/mua vốn: là lãi suất VietinBank công bố cho từng thời kỳ đối với việc bán vốn/mua vốn.

Phần bù thanh khoản: là phần bù VietinBank trả thêm cho các sản phẩm huy động vốn có lãi suất thả nổi do kỳ hạn định giá lại nhỏ hơn kỳ hạn danh nghĩa.

Phí thanh khoản: là chi phí VietinBank tính thêm cho các giao dịch sử dụng vốn có lãi suất thả nổi do kỳ hạn định giá lại nhỏ hơn kỳ hạn danh nghĩa.

- Nguyên tắc VietinBank xây dựng lãi suất mua/bán vốn, phí/phần bù thanh khoản: Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích diễn biến thị trường, định hướng chiến lược và tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh của VietinBank, chính sách tiền tệ của NHNN, Phòng Kế hoạch và hỗ trợ Alco phối hợp với các Phòng/ban liên quan đề xuất với Tổng giám đốc biểu lãi suất/thanh khoản mua bán vốn nội bộ trong từng thời kỳ theo nguyên tắc sau:

+ Phù hợp với định hướng và kế hoạch kinh doanh của toàn hệ thống; + Linh hoạt, phù hợp với diễn biến thị trường;

+ Phù hợp với rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản của từng sản phẩm/dịch vụ, đặc điểm của từng đối tượng khách hàng, từng loại tiền tệ;

+ Đảm bảo đánh giá hợp lý mức độ đóng góp của các mảng nghiệp vụ liên quan, tạo động lực thúc đẩy hoặc kiểm soát chặt chẽ đối với từ sản phẩm/đối tượng khách hàng.

Ưu điểm của cơ chế định giá điều chuyển vốn nội bộ:

- Hạn chế được tình trạng thừa/thiếu thanh khoản: trong cơ chế quản lý vốn tập trung, mọi giao dịch của chi nhánh đều phải tập trung về Hội sở chính. Khi huy động được nguồn tiền gửi, chi nhánh thực hiện bán toàn bộ cho Hội sở chính, khi có nhu cầu thanh toán, đầu tư, cho vay,…chi nhánh thực hiện mua lại vốn từ Hội sở chính. Hội sở chính sẽ thực hiện động tác luân chuyển vốn giữa các chi nhánh. Vì thế, các chi nhánh không cần quan tâm đến vấn đề thanh khoản và sẽ không tồn tại tình trạng thừa hoặc thiếu thanh khoản tại chi nhánh của mình.

- Bộ máy quản lý gọn nhẹ, hiện đại, loại bỏ được một số công tác báo cáo, báo cáo thủ công. Chế độ báo cáo đa dạng, phong phú, tức thời giúp cho Chi nhánh kiểm soát, đánh giá được tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh, từ đó nhanh chóng đề ra các giải pháp phù hợp.

- Là công cụ hiệu quả đánh giá chất lượng hoạt động của chi nhánh, tạo động lực và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho chi nhánh: Do khi áp dụng cơ

chế FTP, việc thay đổi lãi suất điều hòa vốn chỉ ảnh hưởng đến các khoản tiền gửi/tiền vay mới phát sinh hoặc đến kỳ điều chỉnh lãi suất. Vì vậy để giảm thiểu rủi ro lãi suất cho các đơn vị/Chi nhánh và không làm ảnh hưởng ngay đến kết quả kinh doanh của chi nhánh như dưới cơ chế một giá. Bên cạnh đó, các khoản vay lãi suất thấp trước đây theo cơ chế FTP mới được chi nhánh nhận thức rõ rằng và có động lực để đàm phán tăng lãi suất cho vay đảm bảo chung của chi nhánh và toàn hệ thống. Điều này giúp tạo động lực cho chi nhánh mở rộng kinh doanh, nâng cao hiệu quả đảm bảo phát triển theo đúng định hướng của Ban điều hành VietinBank đề ra. Đồng thời cơ chế FTP cũng phát huy được lợi thế kinh doanh của từng chi nhánh trên các địa bàn khác nhau. Phân bổ chi phí, thu nhập vốn một cách khách quan, công bằng để đánh giá đúng mức độ đóng góp của các đơn vị vào thu nhập chung của toàn hệ thống.

- Kiểm soát được rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất toàn hệ thống. Trước khi ứng dụng cơ chế quản lý vốn tập trung, các chi nhánh tự chịu trách nhiệm về việc quản lý rủi trong trong hoạt động dẫn đến sự phân tán trong chiến lược hoạt động kinh doanh, không hiệu quả và không kiểm soát được thường xuyên hoạt động của các chi nhánh. Với cơ chế mới, các chi nhánh chỉ tập trung vào công việc kinh doanh, toàn bộ rủi ro nêu trên chuyển về Hội sở chính quản lý; Cơ chế FTP cho phép mua bán vốn khớp kỳ hạn và tính chất của giao dịch (sản phẩm, loại hình lãi suất, đối tượng khách hàng) để người quản lý có thể linh hoạt trong chính sách lãi suát và đưa ra các định hướng về kỳ hạn cho toàn hệ thống.

- Linh hoạt hơn trong việc quản lý, giám sát và điều hành của Hội sở chính đối với các chi nhánh. Quản lý vốn thống nhất, không can thiệp vào hoạt động của chi nhánh.

Để hiểu rõ hơn về giá mua bán vốn khi tính toán với từng giao dịch cụ thể, tác giả đưa ra ví dụ biểu lãi suất mua/bán vốn nội bộ và thanh khoản VietinBank áp dụng đối với các Chi nhánh trong thời kỳ từ ngày 24/01/2018 đến nay theo các phụ lục 01 đến 03.

- Lãi suất bán vốn quy định áp dụng đối với từng sản phẩm tín dụng cụ thể, đối với tất cả các sản phẩm tín dụng, lãi suất bán vốn với kỳ hạn càng dài lãi suất càng cao.

+ Nếu các giao dịch áp dụng lãi suất cố định, Giá bán vốn chính là lãi suất bán vốn, các kỳ hạn từ qua đêm đến 3 tháng lãi suất bán vốn bằng nhau và ở mức thấp nhất, cao nhất là ở kỳ hạn 120 tháng lãi suất bán vốn lên đến trên 15%.

+ Nếu các giao dịch lãi suất thả nổi, giá bán vốn = lãi suất bán vốn tương ứng với kỳ hạn điều chỉnh lãi suất + Phí thanh khoản bán vốn.

Để cụ thể hơn về giá bán vốn, tác giả đưa ra một vài ví dụ:

Hợp đồng vay vốn sản xuất kinh doanh kỳ hạn 12 tháng, có tần suất điều chỉnh lãi suất 3 tháng: Giá bán vốn = lãi suất bán vốn (6%) + thanh khoản bán vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả hoạt động sử dụng vốn tại ngân hàng TMCP công thương việt nam – chi nhánh cẩm phả (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)