Tình hình gian lận thƣơng mại trong lĩnh vực hải quan tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về phòng, chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại trong lĩnh vực hải quan và thực tiễn áp dụng tại cục hải quan tỉnh quảng ninh (Trang 55 - 60)

6. Bố cục của đề tài

2.2.2. Tình hình gian lận thƣơng mại trong lĩnh vực hải quan tạ

2.2.2. Tình hình gian lận thƣơng mại trong lĩnh vực hải quan tại tỉnh Quảng Ninh Ninh

Sự phát triển mạnh mẽ hoạt đ ng thƣơng mại quốc tế ngày nay đòi hỏi ngành Hải quan phải có sự cải tiến mạnh mẽ, đổi mới tích cực về thủ tục hải quan theo hƣớng đơn giản, thống nhất và tin học hoá nhằm tạo điều kiện thuận lợi và hiệu quả

cho thƣơng mại quốc tế, giải phóng đƣợc hàng hoá xuất nhập khẩu nhanh, giảm tối thiểu đƣợc các chi phí phát sinh do thủ tục hải quan gây ra. Từ khi triển khai hệ thống thông quan điện tử VNACCS/VCIS với việc thông quan hàng hóa tự đ ng theo quản lý rủi ro, tạo thông thoáng, thuận lợi cho doanh nghiệp, m t số doanh nghiệp lợi dụng sự thông thoáng đó đã thực hiện buôn lậu, GLTM. Các đơn vị thu c Cục HQQN đã phát hiện, xử lý nhiều vụ GLTM. Phƣơng thức thủ đoạn thƣờng thấy:

- Không khai báo hàng hóa xuất nhập khẩu.

Lợi dụng thủ tục hải quan đơn giản, thông thoáng để tạo hiệu quả cho thƣơng mại, các doanh nghiệp đã xuất nhập khẩu hàng hoá với số lƣợng, trọng lƣợng nhiều nhƣng chỉ khai m t phần để trốn thuế. đáng lẽ phải xuất nhập khẩu hàng theo quy định của giấy phép có hạn ngạch, nhƣng chủ hàng muốn xuất nhập khẩu ngoài số lƣợng, trọng lƣợng quy định đó nên họ khai báo gian với hải quan về lƣợng hàng hoá xuất nhập khẩu.

Trƣờng hợp điển hình:

Qua kiểm tra sau thông quan tại trụ sở Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Điện lực AES – TKS Mông Dƣơng, Cục HQQN phát hiện Công ty đã không khai báo hàng hóa nhập khẩu là linh kiện, vật tƣ, thiết bị ngoài giấy phép9.

- Khai sai về tên hàng:

doanh nghiệp khai báo tên hàng hóa xuất nhập khẩu trên b hồ sơ chứng từ khác với hàng hóa thực tế xuất nhập khẩu nhằm mục đích:

+ Đối với hàng hóa chịu thuế: Hàng hóa xuất nhập khẩu đƣợc áp vào mã số hàng hóa khác có thuế suất thuế xuất nhập khẩu thấp hơn hoặc 0% nhằm mục đích trốn thuế và các khoản thu khác của Nhà nƣớc.

+ Đối với hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải có giấy phép, điều kiện: chủ hàng khai bào thành hàng hóa thông

9

Quyết định số 78/QĐ-HQQN ngày 01 tháng 02 năm 2018 về “Về việc ấn định thuế đối với hàng hóa nhập khẩu” của Cục HQQN.

thƣờng nhằm mục đích xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa trót lọt (nếu không khai sai, thì lô hàng đó sẽ không đƣợc xuất nhập khẩu, thậm chí còn bị tịch thu, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự) hoặc không phải xin cấp phép xuất khẩu, nhập khẩu.

Trƣờng hợp điển hình:

Chi nhánh Công ty TNHH m t thành viên – Tổng công ty phát điện 3 – Ban quản lý dự án nhiệt điện 1 khai báo sai tên hàng dẫn đến áp sai mã số, thuế suất của hàng hóa nhập khẩu. Theo khai báo, tên hàng: “Ống cốt sợi thủy tinh đƣờng kính từ 100mm đến 400mm, mới 100%”, mã số: 7019.90.90, thuế suất: 0%. Thực tế hàng hóa: “Ống dẫn loại cứng, có thành phần chủ yếu từ nhựa Polyester và cốt từ xơ sợi thủy tinh đƣờng kính từ 100mm đến 400mm, mới 100%”, mã số: 3917.29.00, thuế suất: 17%10

.

- Khai báo sai trị giá tính thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu:

Là việc chủ hàng khai báo hàng hóa có giá trị cao thành hàng hóa có giá trị thấp (trƣờng hợp này thì toàn b hồ sơ chứng từ để xuất nhập khẩu lô hàng, đã đƣợc ngƣời xuất khẩu và ngƣời nhập khẩu thông đồng với nhau để ghi giá trị lô hàng xuống thấp hơn giá trị giao dịch thực tế vốn có của nó), không c ng vào trị giá hải quan những khoản phải c ng.

Trƣờng hợp điển hình:

Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu khoáng sản Nhật Thăng khai báo xuất khẩu 06 lô hàng “Đá vôi dạng viên dùng làm bê tông xây dựng”, đơn giá khai báo từ 6 USD/tấn – 10 USD/tấn. Sau khi kiểm tra, Cục HQQN phát hiện Công ty đã không c ng vào trị giá tính thuế chi phí vận chuyển từ n i địa ra cửa khẩu xuất khẩu và ấn định thuế đối với hàng hóa nhập khẩu theo đơn giá điều chỉnh tăng từ 11 USD/tấn – 16,96 USD/tấn11

.

10

Quyết định số 91/QĐ-HQCP ngày 13 tháng 09 năm 2016 về “Về việc ấn định thuế đối với hàng hóa nhập khẩu” của Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Cẩm Phả.

11

Quyết định số 587/QĐ-HQQN ngày 15 tháng 07 năm 2015 về “Về việc ấn định thuế đối với hàng hóa nhập khẩu” của Cục HQQN.

Công ty PT Vietmindo Energitama khai báo xuất khẩu hàng hóa “than cám Antharacicite”. Sau khi kiểm tra, Cục HQQN phát hiện Công ty đã không c ng vào trị giá tính thuế chi phí cẩu tàu12

.

- Khai báo sai mã số, thuế suất hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu:

Trƣờng hợp điển hình:

Chi nhánh Công ty TNHH m t thành viên – Tổng công ty phát điện 3 – Ban quản lý dự án nhiệt điện nhập khẩu hàng hóa cho Nhà máy nhiệt điện Mông Dƣơng 1 nhƣ sau:

Mặt hàng “Trục truyền đ ng chuyên dùng cho quạt khói của lò hơi”. Công ty đã áp mã số hàng hóa: 8414.90.29, thuế suất thuế nhập khẩu: 15%. Qua kiểm tra, mặt hàng trên phải áp mã số: 8483.10.90, thuế suất: 20%.

Mặt hàng “Tấm thép có lỗ dùng để làm lƣới chặn, không làm từ dây thép, không tạo hình bằng phƣơng pháp kéo dãn”. Công ty đã áp mã số hàng hóa: 7326.90.99, thuế suất thuế nhập khẩu: 10%. Qua kiểm tra, mặt hàng trên phải áp mã số: 8428.33.90, thuế suất: 30%13

.

- Gian lận theo loại hình: Theo đó doanh nghiệp thông báo hợp đồng gia công với thƣơng nhân nƣớc ngoài nhƣng thực chất là mua đứt bán đoạn. Hình thức gian lận này thƣờng đi kèm với biểu hiện là thông đồng với đối tác nƣớc ngoài (thƣờng là Công ty có quan hệ mẹ con) hoặc giả mạo chứng từ (hợp đồng giả, chứng từ giả, chữ ký giả). Dấu hiệu của hành vi gian lận về loại hình là doanh nghiệp nhập khẩu theo hình thức gia công, sản xuất xuất khẩu nhƣng không sản xuất mà tiêu thụ n i địa, sau đó đến thời hạn thanh khoản doanh nghiệp vẫn tiến hành thanh khoản nhƣng xin n p thuế tiêu thụ n i địa. Nhƣ vậy về hình thức thì doanh nghiệp đã n p đủ thuế, nhƣng thực chất đã lợi dụng sự ƣu đãi của chính sách để không phải n p thuế ngay, không phải n p phạt chậm n p vì khi tiêu thụ n i địa

12

Quyết định số 1036/QĐ-HQQN ngày 25 tháng 11 năm 2016 về “Về việc ấn định thuế đối với hàng hóa nhập khẩu” của Cục HQQN.

13

Quyết định số 846/QĐ-HQQN ngày 27 tháng 09 năm 2016 về “Về việc ấn định thuế đối với hàng hóa nhập khẩu” của Cục HQQN.

doanh nghiệp không khai báo đúng thời điểm tiêu thụ cho cơ quan hải quan (đƣợc hƣởng lợi về lãi suất, chi phí vay vốn, tạo ƣu thế cạnh tranh không lành mạnh với các doanh nghiệp khác bằng cách gian lận về loại hình).

Trường hợp điển hình:

Công ty TNHH m t thành viên Vina New Tarps nhập khẩu hàng hóa “hạt nhựa”, “hạt phụ gia”, “hạt tạo màu” để sản xuất hàng xuất khẩu. Qua kiểm tra, Cục HQQN phát hiện Công ty đã không kê khai lƣợng phế liệu ngoài định mức sản xuất Công ty đã bán tiêu thụ n i địa, kê khai sai lƣợng phế liệu tồn kho thực tế đề nghị thanh khoản hoàn thuế, không thu thuế đối với hàng hóa sản xuất xuất khẩu của 65 mục hàng/65 tờ khai14

.

- Khai báo sai về xuất xứ hàng hoá: Xuất xứ hàng hoá là vấn đề rất quan trọng, liên quan đến việc xác định:

Hàng hoá thu c diện phải tuân thủ các chế đ quản lý nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc theo điều ƣớc quốc tế hai bên hay nhiều bên mà Việt Nam và nƣớc, nhóm nƣớc hoặc vùng lãnh thổ cùng là thành viên.

Hàng hóa đang đƣợc thông báo nghi ngờ nhập khẩu từ nƣớc, nhóm nƣớc hoặc vùng lãnh thổ trong danh sách bị cấm vận theo Nghị quyết của H i đồng Bảo an Liên hợp quốc.

Hàng hóa thu c diện Việt Nam hoặc các tổ chức quốc tế thông báo đang ở trong thời điểm có nguy cơ gây hại đến an toàn xã h i, sức khỏe của c ng đồng hoặc vệ sinh môi trƣờng cần đƣợc kiểm soát.

Hàng hóa thu c diện Việt Nam thông báo đang ở trong thời điểm áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, các biện pháp tự vệ, biện pháp hạn ngạch thuế quan, biện pháp hạn chế số lƣợng, để xác định hàng hóa không thu c diện áp dụng các thuế này.

Hàng hóa có xuất xứ từ nƣớc, nhóm nƣớc hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ƣu

14

Quyết định số 493/QĐ-HQQN ngày 31 tháng 05 năm 2018 về “Về việc ấn định thuế đối với hàng hóa nhập khẩu” của Cục HQQN.

đãi thuế quan trong quan hệ thƣơng mại với Việt Nam.

Hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trƣờng trong nƣớc đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nƣớc, nhóm nƣớc hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ƣu đãi thuế quan trong quan hệ thƣơng mại với Việt Nam.

Các doanh nghiệp tìm mọi cách để đƣợc nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ từ các nƣớc, khu vực không thu c trƣờng hợp đƣợc phép nhập khẩu hoặc gian lận về xuất xứ hàng hóa để đƣợc hƣởng ƣu đãi về thuế quan.

Trường hợp điển hình:

Công ty TNHH Sản xuất b t mỳ VIMAFLUOR nhập khẩu hàng hóa “Lúa mì Öc, protein 14% min, dùng cho ngƣời, (hàng rời, chƣa qua xay sát, chế biến, hạt lúa mì không còn trên bông, đã tách vỏ trấu ngoài)”, giấy chứng nhận xuất xứ AANZ, hƣởng thuế suất thuế nhập khẩu 0%. Qua kiểm tra, Cục HQQN phát hiện Giấy chứng nhận xuất xứ trên không phù hợp theo quy định. Do vậy, các lô hàng của Công ty nhập khẩu không đƣợc hƣởng thuế suất ƣu đãi đặc biệt, Cục HQQN đã áp mã 1001.99.12, thuế suất thuế nhập khẩu 05% 15

.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về phòng, chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại trong lĩnh vực hải quan và thực tiễn áp dụng tại cục hải quan tỉnh quảng ninh (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)