ĐỊNH HƢỚNG NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về phòng, chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại trong lĩnh vực hải quan và thực tiễn áp dụng tại cục hải quan tỉnh quảng ninh (Trang 77)

6. Bố cục của đề tài

3.1. ĐỊNH HƢỚNG NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT

LUẬT PHÕNG, CHỐNG BUÔN LẬU, GIAN LẬN THƢƠNG MẠI TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH QUẢNG NINH

3.1.1. Dự báo về oạt động buôn l u, g an l n t ƣơng mạ trong lĩn vực ả quan tạ Quảng N n

Căn cứ vào tình hình buôn lậu, GLTM, VCTP hàng hóa qua biên giới, trong thời gian qua và thực trạng hoạt đ ng phòng, chống buôn lậu, GLTM của Hải quan và các lực lƣợng chống buôn lậu khác tại tình Quảng Ninh, có thể dự báo tình hình buôn lậu, VCTP hàng hóa qua biên giới, GLTM trong thời gian tới nhƣ sau:

Thứ nhất, tình hình buôn lậu, VCTP hàng hóa qua biên giới và GLTM trong thời gian tới với tƣ cách là m t hiện tƣợng kinh tế - xã h i tiêu cực có xu hƣớng giảm, tuy nhiên sẽ tiếp tục diễn biến lâu dài, phức tạp và chứa đựng các yếu tố bất định, khó lƣờng. Buôn lậu, GLTM sẽ còn gây ra những hậu quả xấu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã h i và là thách thức nghiêm trọng đối với sự nghiệp đổi mới. Với đặc thù tỉnh Quảng Ninh có nhiều cửa khẩu, có cảng biển và có nhiều điểm xuất hàng giáp biên giới cùng với việc Việt Nam ngày càng h i nhập sâu r ng trong lĩnh vực kinh tế quốc tế, sẽ khiến tình hình buôn lậu và GLTM ngày càng tinh vi với những phƣơng thức và thủ đoạn khác nhau.

Thứ hai, hàng nhập lậu có xu hƣớng chuyển từ chỗ tập trung vào các mặt hàng lậu thông thƣờng nhƣ sản phẩm công nghệ, hàng tiêu dùng sang buôn lậu các mặt hàng cấm, hàng có thuế suất cao nhƣ ma túy, rƣợu, thuốc lá, mỹ phẩm, hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, các mặt hàng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm... Hàng xuất lậu vẫn là những mặt hàng: khoáng sản, xăng dầu, đ ng vật hoang dã...

Thứ ba, hoạt đ ng buôn lậu, GLTM, VCTP hàng hóa qua biên giới sẽ tiếp tục sôi đ ng ở những địa bàn sau:

- Khu vực cửa khẩu Quốc tế Móng Cái; các phƣờng, xã thu c địa bàn thành phố Móng Cái có đƣờng biên giới giáp với Trung Quốc; khu vực cửa khẩu Bắc Phong Sinh thu c huyện Hải Hà; khu vực cửa khẩu Hoành Mô thu c huyện Bình Liêu vẫn là những địa bàn phức tạp về buôn lậu;

- Khu vực cảng Cái Lân, Hòn Gai thu c địa bàn thành phố Hạ Long, cảng Vạn Gia thu c thành phố Móng Cái là nơi có nhiều phƣơng tiện tàu, thuyền của Việt Nam và các nƣớc trong khu vực, trên thế giới qua lại để bốc xếp, vận chuyển, trung chuyển hàng hóa từ Việt Nam đi các nƣớc và ngƣợc lại từ các nƣớc vào Việt Nam;

- Vùng biển Quảng Ninh: tàu, thuyền của các tỉnh Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Hải Phòng, Miền Trung, Miền Nam... vẫn sẽ chở hàng lậu (than, quặng kim loại, gỗ…) chạy thẳng sang Trung Quốc trốn tránh kiểm tra, kiểm soát của Hải quan.

Thứ tư, đối tƣợng buôn lậu, VCTP hàng hóa qua biên giới có xu hƣớng phát triển đa dạng và phức tạp về thành phần; thậm chí m t số doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vừa và nhỏ trong lĩnh vực xuất, nhập khẩu cũng có thể tham gia hoạt đ ng buôn lậu, bao gồm:

- Các đối tƣợng chuyên nghiệp là những đối tƣợng có trình đ văn hóa, am hiểu kinh tế, pháp luật, có vốn lớn, quan hệ xã h i r ng; chúng sẽ giữ vai trò tổ chức, cầm đầu các vụ buôn lậu lớn.

- Các đối tƣợng không chuyên nghiệp là nhân dân ở các xã biên giới, ven biển, hải đảo hoặc ngƣời thất nghiệp ở các địa phƣơng khác trong cả nƣớc về khu vực biên giới kiếm sống do nhận thức bị hạn chế, đời sống kinh tế khó khăn sẽ tham gia, tiếp tay cho bọn buôn lậu vì vận chuyển hàng lậu hàng thuê có thu nhập cao hơn nhiều lần so với lao đ ng nông nghiệp, ngƣ nghiệp, lâm nghiệp... Tham gia vận chuyển hàng lậu thuê có thể còn có học sinh, sinh viên tốt nghiệp đại học chƣa có việc làm; các đối tƣợng có tiền án, tiền sự; các đối tƣợng nghiện hút… Việc xử lý

những ngƣời này sẽ rất khó khăn cho lực lƣợng chống buôn lậu của hải quan và các cơ quan chức năng khác.

- M t số doanh nghiệp với trình đ quản lý lạc hậu, yếu kém trong vận dụng khoa học, công nghệ, không đầu tƣ đổi mới sản xuất sẽ dẫn đến nguy cơ thất bại, phá sản. Trƣớc áp lực đó, m t b phận doanh nghiệp sẽ đi vào con đƣờng phạm t i, thực hiện các hoạt đ ng buôn lậu để tồn tại. Ngoài ra, trong điều kiện gia nhập sâu r ng vào c ng đồng kinh tế khu vực và thế giới, cùng với sự mở cửa của thị trƣờng đối ngoại, m t số lƣợng lớn các doanh nhân, ngƣời nƣớc ngoài thực hiện các hoạt đ ng kinh doanh sẽ đến hoạt đ ng ở Việt Nam. Bên cạnh đại đa số các doanh nhân, công ty tiến hành hoạt đ ng kinh doanh, đầu tƣ hợp pháp, thì khả năng và cơ h i thực hiện hoạt đ ng buôn lậu của m t b phận thiểu số các đối tƣợng là ngƣời nƣớc ngoài sẽ gia tăng hơn so với trƣớc đây đòi hỏi sự chú ý trong công tác quản lý của các cơ quan chức năng.

Thứ năm, phƣơng thức, thủ đoạn hoạt đ ng buôn lậu của các đối tƣợng sẽ ngày càng có xu hƣớng tinh vi, bí mật cao, phát triển theo hƣớng trí tuệ hóa, kĩ thuật hóa.

Áp dụng các quy định theo thông lệ quốc tế, cách tính thuế xuất nhập khẩu đƣợc áp dụng theo nguyên tắc các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tự kê khai, tự xác định trị giá tính thuế và chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về tính chính xác, trung thực của các n i dung kê khai và kết quả xác định trị giá tính thuế của mình. Với cơ chế tự kê khai, tự tính, tự n p thuế, thì tình trạng “điều chỉnh” trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu về mức thấp nhất có thể trên giấy tờ để trốn, giảm số thuế phải n p sẽ vẫn tồn tại và ngày càng tinh vi nhƣ: giả mạo về xuất xứ hàng hóa nhập khẩu để hƣởng thuế suất ƣu đãi; khai giá thấp so với giá thực tế, khai sai tên hàng, số lƣợng mặt hàng thực nhập, gian lận trong hàng khuyến mại, lợi dụng việc đƣợc trừ các khoản đƣợc trừ, chia nhỏ linh kiện, phụ tùng của sản phẩm nguyên chiếc để gian lận giá…

3.1.2. Các địn ƣớng

Trƣớc những yêu cầu về quản lý hải quan hiện đại, xây dựng môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng, đảm bảo “Quản lý đƣợc tình hình, kiểm soát đƣợc địa bàn và kiềm chế đƣợc đối tƣợng buôn lậu, gian lận thƣơng mại”, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả đấu tranh phòng, chống t i phạm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và các vi phạm pháp luật hải quan, Cục HQQN xác định các định hƣớng về công tác phòng, chống buôn lậu, GLTM của Cục HQQN trong thời gian tới nhƣ sau:

Một là, quán triệt các quan điểm của Đảng về hoạt đ ng phòng, chống buôn lậu, coi đây là nhiệm vụ chính trị của toàn Đảng, toàn dân, của các cấp, các ngành ở địa phƣơng.

Hoạt đ ng phòng, chống buôn lậu, GLTM của Cục HQQN phải lấy đƣờng lối, chính sách của Đảng làm kim chỉ nam cho mọi hoạt đ ng của mình, nắm bắt kịp thời các yêu cầu chính trị, chính sách, phục vụ tốt đƣờng lối đối ngoại và kinh tế đối ngoại của Đảng và Nhà nƣớc trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng.

Hoạt đ ng phòng, chống buôn lậu, GLTM là m t nhiệm vụ rất khó khăn, phức tạp, vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính lâu dài. Trong cu c đấu tranh này, phải phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn b hệ thống chính trị, tiến hành đồng b các biện pháp, đồng thời đề cao vai trò tham mƣu, nòng cốt của các cơ quan chức năng nhƣ Hải quan, B đ i Biên phòng, Cảnh sát kinh tế, Quản lý thị trƣờng, Thuế vụ, Cảnh sát biển, Viện Kiểm sát, Tòa án. Phải phát đ ng phong trào quần chúng tham gia đấu tranh phòng, chống buôn lậu m t cách sâu r ng, thƣờng xuyên trên phạm vi toàn quốc, chú trọng các địa bàn, tuyến buôn lậu trọng điểm. Trong lãnh đạo, chỉ đạo cu c đấu tranh này, phải luôn luôn bám sát các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, vận dụng sáng tạo vào từng địa bàn cụ thể, tránh dập khuôn máy móc, phô trƣơng, hình thức.

Hai là, hoạt đ ng phòng, chống buôn lậu của lực lƣợng Hải quan ở Quảng Ninh phải gắn với mục tiêu cải cách, phát triển và hiện đại hóa toàn ngành Hải quan.

Ngành Hải quan đã xây dựng mục tiêu tổng quát đến năm 2020 là:

Xây dựng Hải quan Việt nam hiện đại, có cơ chế, chính sách đầy đủ, minh bạch, thủ tục hải quan đơn giản, hài hòa đạt chuẩn mực quốc tế, trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin, xử lý dữ liệu tập trung và áp dụng rộng rãi phương thức quản lý rủi ro, đạt trình độ tương đương các nước trong khu vực Đông Nam Á. Xây dựng lực lượng Hải quan đạt trình độ chuyên nghiệp, chuyên sâu có trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả góp phần tạo thuận lợi cho các hoạt động thương mại hợp pháp, phát triển du lịch, thu hút đầu tư nước ngoài, đảm bảo an ninh quốc gia, an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và nghĩa vụ hợp pháp của tổ chức, cá nhân16

.

Trong tiến trình cải cách và hiện đại hóa toàn ngành Hải quan, Cục HQQN cần củng cố lại các hoạt đ ng quản lý hải quan, nhanh chóng khắc phục những tồn tại yếu kém trong thời gian qua, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác nghiệp vụ hải quan, công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu. Đồng thời, cần quản lý tốt n i b , xây dựng Cục HQQN trong sạch, vững mạnh, toàn diện, đáp ứng với yêu cầu trƣớc mắt và lâu dài nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về hải quan, tham gia tích cực vào việc phát triển kinh tế - xã h i ở địa phƣơng.

Ba là, nắm vững diến biến tình hình tại các địa bàn trọng điểm, phƣơng thức hoạt đ ng của t i phạm, đƣa ra các dự báo chính xác về xu hƣớng t i phạm để làm tốt vai trò Thƣờng trực Ban chỉ đạo 389 tỉnh Quảng Ninh, từ đó kịp thời tham mƣu UBND tỉnh, TCHQ trong công tác chỉ đạo, điều hành hoạt đ ng kinh tế - xã h i.

Tình hình buôn lậu và công tác đấu tranh chống buôn lậu ở Việt Nam sẽ vẫn rất khó khăn và phức tạp. Nắm đƣợc xu hƣớng buôn lậu có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc xây dựng những định hƣớng, biện pháp ứng phó phù hợp, kịp thời điều chỉnh chiến lƣợc, đề ra các đối sách tƣơng ứng cũng nhƣ cần thiết phải nâng

16

Điểm 2, Điều 1 Quyết định số 448/QĐ-TTg ngày 25 tháng 03 năm 2011 về việc phê duyệt chiến lƣợc phát triển Hải quan đến năm 2020.

cao chất lƣợng áp dụng pháp luật phòng, chống buôn lậu, GLTM, nhằm đấu tranh phòng, chống buôn lậu, GLTM có hiệu quả.

Bốn là, bảo đảm kết hợp hài hòa giữa các biện pháp chính trị, tƣ tƣởng và các biện pháp hành chính, kinh tế trong hoạt đ ng phòng, chống buôn lậu, GLTM.

Trong quá trình xử lý, giải quyết các vụ buôn lậu, đi đôi với các biện pháp chính trị, tƣ tƣởng, cần nghiêm khắc xử lý hành chính các trƣờng hợp buôn lậu, GLTM có tính chất và mức đ nguy hiểm cho xã h i không lớn để ngăn ngừa họ tiếp tục vi phạm và có thể trở thành ngƣời phạm t i. Kiên quyết xử lý về hình sự những ngƣời có hành vi phạm t i buôn lậu có tính chất chuyên nghiệp, ổ nhóm, đƣờng dây để giáo dục, phòng ngừa chung và đ ng viên quần chúng tích cực tham gia cu c đấu tranh này. Trong xử lý hành chính và hình sự, cần tăng cƣờng sự phối hợp, hợp đồng chiến đấu giữa các lực lƣợng Hải quan, B đ i Biên phòng, Quản lý thị trƣờng, Thuế, Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án để tạo thành sức mạnh chung.

Năm là, bảo đảm đấu tranh phòng, chống buôn lậu phải trên cơ sở giải quyết tốt các vấn đề kinh tế, xã h i, nhất là vấn đề công ăn việc làm, xóa đói, giảm nghèo cho các vùng đặc biệt khó khăn trong địa bàn tỉnh.

3.2. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT PHÕNG, CHỐNG BUÔN LẬU, GIAN LẬN THƢƠNG MẠI TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH QUẢNG NINH

3.2.1. Nâng cao nhận thức và trình độ năng lực, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh

Hoạt đ ng phòng, chống buôn lậu của cơ quan Hải quan luôn là m t công việc rất khó khăn, phức tạp và nguy hiểm. Lực lƣợng KSHQ phải thƣờng xuyên làm việc trong tình trạng căng thẳng, đối đầu với những đối tƣợng có nhiều mƣu mẹo và sử dụng thủ đoạn che giấu, trốn tránh rất tinh vi. Đ i ngũ cán b , công chức nghiệp vụ thông quan hàng hóa cũng phải thƣờng xuyên làm việc với những áp lực rất lớn bởi khối lƣợng công việc ngày càng tăng, thủ tục hải quan ngày càng thông thoáng, số lƣợng biên chế rất hạn hẹp. Trong khi đó, xuất hiện ngày càng nhiều các thủ đoạn

gian lận, buôn lậu mới thông qua các hoạt đ ng xuất, nhập khẩu hàng hóa rất khó phát hiện; đối tƣợng tham gia buôn lậu, gian lận cũng ngày càng đa dạng, hoạt đ ng có tổ chức và câu kết chặt chẽ, kể cả chống đối rất liều lĩnh, quyết liệt hơn. Do đó, đòi hỏi CBCC Hải quan ở tất cả các b phận nghiệp vụ phải có ý thức trách nhiệm phòng, chống buôn lậu, GLTM rất cao thì mới có thể tạo đƣợc những chuyển biến lớn, tích cực trong công tác phòng ngừa và bắt giữ, xử lý các vụ buôn lậu, gian lận. Vì vậy, muốn tăng cƣờng công tác đấu tranh chống buôn lậu thì việc đầu tiên Cục HQQN cần phải làm là nâng cao đƣợc nhận thức và trách nhiệm của đ i ngũ CBCC đối với nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu của cơ quan, đơn vị mình.

Thời gian qua, việc quán triệt các văn bản pháp luật và chỉ đạo của các cấp các ngành về công tác phòng, chống buôn lậu cho CBCC luôn đƣợc Cục HQQN thực hiện thƣờng xuyên. Cục HQQN cũng đã xây dựng chƣơng trình kế hoạch triển khai thực hiện đầy đủ các văn bản, chỉ thị đó đến tất cả các đơn vị, b phận công tác nghiệp vụ. Do đó, về cơ bản CBCC đều đã nhận thức đƣợc vai trò trách nhiệm của mình trong đấu tranh phòng, chống buôn lậu trên địa bàn.

Tuy nhiên, có m t thực tế là m t số CBCC Cục HQQN hiểu rất rõ trách nhiệm đấu tranh chống buôn lậu của đơn vị mình, biết rõ tình hình buôn lậu trên địa bàn đang diễn ra nóng bỏng, phức tạp nhƣng vẫn có thái đ thờ ơ với nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu. M t số CBCC có tƣ tƣởng chọn việc, không muốn làm nhiệm vụ kiểm soát chống buôn lậu vì sợ vất vả, khổ cực và nguy hiểm...

Nhƣ vậy, việc quán triệt, tuyên truyền cho CBCC thấy đƣợc tính chất của cu c đấu tranh chống buôn lậu trong tình hình hiện nay và vai trò, trách nhiệm của cơ quan Hải quan trong công tác phòng, chống buôn lậu thực sự là chƣa đủ để có thể nâng cao đƣợc nhận thức, trách nhiệm của đ i ngũ CBCC.

Trong tình hình hiện nay, CBCC Hải quan luôn bị chi phối bởi rất nhiều các vấn đề về nhu cầu đời sống xã h i, nên m t b phận không nhỏ đã có tâm lý dao đ ng, tính toán thiệt hơn và so bì này khác. Vì thế, tính tự giác và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ chống buôn lậu của b phận CBCC này hầu nhƣ chỉ ở mức rất thấp. Bên cạnh đó, các biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, cơ h i đang ngày càng tăng. Tình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về phòng, chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại trong lĩnh vực hải quan và thực tiễn áp dụng tại cục hải quan tỉnh quảng ninh (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)