Tác động của CMCN 4.0 đến ngành bảo hiểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4 0 đến tập đoàn bảo việt (Trang 30)

6. Bố cục của luận văn

1.3 Tác động của CMCN 4.0 đến ngành bảo hiểm

1.3.1 Giới thiệu chung về ngành bảo hiểm

1.3.1.1 Định nghĩa về bảo hiểm

Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa về bảo hiểm. Ví như, theo Dennis Kessler, “Bảo hiểm là sự đóng góp của số đông vào sự bất hạnh của số ít”. Còn theo Monique Gaullier: “Bảo hiểm là một nghiệp vụ qua đó, một bên là

người được bảo hiểm cam đoan trả một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm thực hiện mong muốn để cho mình hoặc để cho người thứ ba trong trường hợp xảy ra rủi ro sẽ nhận được một khoản đền bù các tổn thất được trả bởi một bên khác: đó là người bảo hiểm. Người bảo hiểm nhận trách nhiệm đối với toàn bộ rủi ro và đền bù các thiệt hại theo các phương pháp của thống kê”5.

Ngoài ra, Tập đoàn bảo hiểm AIG của Mỹ cũng đưa ra định nghĩa sau:

“Bảo hiểm là một cơ chế, theo cơ chế này, một người, một doanh nghiệp hay một tổ chức chuyển nhượng rủi ro cho công ty bảo hiểm, công ty đó sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm các tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm và phân chia giá trị thiệt hại giữa tất cả những người được bảo hiểm”6.

Luật Kinh doanh bảo hiểm của Việt Nam 2000 và được sửa đổi vào năm 2010 có đề cập: “Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm” (Luật số 24/2000/QH10 ngày 9/12/2000).

Tựu chung lại, có thể hiểu bảo hiểm là một sự cam kết bồi thường của người bảo hiểm với người được bảo hiểm về những thiệt hại, mất mát của đối tượng bảo hiểm do một rủi ro đã thoả thuận gây ra, với điều kiện người được bảo hiểm đã thuê bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm đó và nộp một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm. Bản chất của bảo hiểm là việc phân chia tổn thất của một hoặc một số người cho tất cả những người tham gia bảo hiểm cùng chịu. Bảo hiểm hoạt động dựa trên Quy luật số đông.

5 Webbaohiem, Các khái niệm và nguyên tắc cơ bản trong bảo hiểm, truy cập tại: https://webbaohiem.net/cac-khai-nim-va-nguyen-tc-c-bn-trong-bo-him.html.

1.3.1.2 Các loại hình bảo hiểm

Ngày nay, loại hình bảo hiểm đã phát triển rất đa dạng và phong phú. Dựa trên những tiêu chí khác nhau sẽ có các loại hình bảo hiểm khác nhau. Theo đó, bảo hiểm có thể được phân loại dựa trên cơ chế hoạt động, tính chất, đối tượng của bảo hiểm, cũng như có thể dựa theo quy định của pháp luật7. Cụ thể:

Theo cơ chế hoạt động, bảo hiểm có thể phân ra thành:

+ Bảo hiểm xã hội (social insurance): là chế độ bảo hiểm của nhà nước, của đoàn thể xã hội hoặc của các công ty nhằm trợ cấp cho các viên chức nhà nước, người làm công… trong trường hợp ốm đau, bệnh tật, bị chết hoặc tai nạn trong khi làm việc, về hưu. Bảo hiểm xã hội (BHXH) có một số đặc điểm sau: có tính chất bắt buộc; hoạt động theo những luật lệ quy định chung; không tính đến những rủi ro cụ thể; không nhằm mục đích kinh doanh… Theo điều 2 Điều lệ BHXH Việt Nam, BHXH nước ta hiện nay bao gồm 5 chế độ, đó là: trợ cấp ốm đau; trợ cấp thai sản; trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; trợ cấp hưu trí; trợ cấp tử tuất.

+ Bảo hiểm thương mại (commercial insurance): là loại hình bảo hiểm mang tính chất kinh doanh, kiếm lời. Khác với BHXH, loại hình bảo hiểm này có những đặc điểm: không bắt buộc, có tính đến từng đối tượng, từng rủi ro cụ thể; nhằm mục đích kinh doanh. Có rất nhiều loại nghiệp vụ thuộc bảo hiểm thương mại, bao gồm: Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu; Bảo hiểm thân tàu; Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu; Bảo hiểm vật chất xe cơ giới; Bảo hiểm hàng không; Bảo hiểm hoả hoạn và các rủi ro đặc biệt; Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh; Bảo hiểm rủi ro xây dựng và lắp đặt,...

7Website Bảo Việt, Kiến thức bảo hiểm: Phân loại các loại hình bảo hiểm, truy cập tại:

http://www.baoviet.com.vn/insurance/Kien-thuc-Bao-hiem/Kien-thuc-chung-ve-bao-hiem-phi-nhan- tho/Phan-loai-cac-loai-hinh-bao-hiem/201/3470/MediaCenterDetail/.

Theo tính chất của bảo hiểm, có hai loại bảo hiểm sau:

+ Bảo hiểm nhân thọ (life insurance): là loại nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết. Thực chất đây là bảo hiểm tính mạng hoặc tuổi thọ của con người nhằm bù đắp cho người được bảo hiểm một khoản tiền khi hết thời hạn bảo hiểm hoặc khi người được bảo hiểm bị chết hoặc bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn. Nói cách khác, bảo hiểm nhân thọ là việc bảo hiểm các rủi ro có liên quan đến sinh mạng, cuộc sống và tuổi thọ của con người. Đối tượng tham gia bảo hiểm nhân thọ rất rộng, bao gồm nhiều người ở các lứa tuổi khác nhau. Bảo hiểm nhân thọ bao gồm các nghiệp vụ: Bảo hiểm trọn đời; Bảo hiểm sinh kỳ; Bảo hiểm tử kỳ; Bảo hiểm hỗn hợp; Bảo hiểm trả tiền định kỳ,...

+ Bảo hiểm phi nhân thọ (non-life insurance): là loại nghiệp vụ bảo hiểm tài sản, trách nhiệm dân sự và các nghiệp vụ bảo hiểm khác không thuộc bảo hiểm nhân thọ. Theo Luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam, bảo hiểm phi nhân thọ gồm: Bảo hiểm sức khoẻ và bảo hiểm tai nạn con người; Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại; Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sông, đường sắt và đường không; Bảo hiểm hàng không; Bảo hiểm xe cơ giới; Bảo hiểm cháy, nổ; Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu; Bảo hiểm trách nhiệm chung; Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính; Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh; Bảo hiểm nông nghiệp,... Ngoài ra, bảo hiểm phi nhân thọ cũng còn một số loại nghiệp vụ khác như: bảo hiểm xây dựng và lắp đặt, bảo hiểm dầu khí, bảo hiểm du lịch, bảo hiểm trách nhiệm của người sử dụng lao động…

Theo đối tượng bảo hiểm, có thể phân chia như sau:

+ Bảo hiểm con người: là loại bảo hiểm mà đối tượng bảo hiểm là tuổi thọ, tính mạng, sức khỏe và tai nạn của con người. Bảo hiểm con người bao gồm các loại sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khoẻ và tai nạn con người

bao gồm các loại như bảo hiểm an sinh giáo dục, bảo hiểm trả tiền định kỳ, bảo hiểm tiết kiệm và đầu tư, bảo hiểm chi phí khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ, bảo hiểm tai nạn học sinh, lao động… Bên mua bảo hiểm có thể mua bảo hiểm cho chính bản thân mình hoặc vợ, chồng, con, cha, mẹ; anh, chị, em ruột; người có quan hệ nuôi dưỡng và cấp dưỡng; và người khác nếu bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể được bảo hiểm. Trong bảo hiểm tai nạn con người, người thụ hưởng nhận được số tiền trong phạm vi số tiền bảo hiểm, căn cứ vào thương tật thực tế của người được bảo hiểm và thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Còn trong bảo hiểm sức khỏe con người, người được bảo hiểm được nhận số tiền trong phạm vi số tiền bảo hiểm, căn cứ vào chi phí khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi sức khỏe của người đó do bệnh tật hoặc tai nạn gây ra và thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

+ Bảo hiểm tài sản (property insurance): là loại bảo hiểm mà đối tượng bảo hiểm là tài sản (cố định hay lưu động) của người được bảo hiểm (tập thể hay cá nhân) bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản. Nhóm các loại sản phẩm bảo hiểm tài sản bao gồm bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm cháy, bảo hiểm hàng hoá, bảo hiểm nhà, bảo hiểm công trình… Có 3 loại hợp đồng bảo hiểm tài sản là hợp đồng bảo hiểm tài sản trên giá trị, hợp đồng bảo hiểm tài sản dưới giá trị và hợp đồng bảo hiểm trùng.

Theo quy định của pháp luật, bảo hiểm có thể được phân chia thành: + Bảo hiểm bắt buộc: là loại bảo hiểm do pháp luật quy định về điều kiện bảo hiểm, số tiền bảo hiểm tối thiểu mà tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ thực hiện. Loại bảo hiểm này chỉ áp dụng với một số loại bảo hiểm nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng và an toàn xã hội. Mỗi nước sẽ có những quy định khác nhau về loại hình bảo hiểm bắt buộc. Theo Luật kinh doanh Bảo hiểm Việt Nam được ban hành ngày 09/12/2000, các loại hình bảo hiểm sau là bắt buộc: Bảo hiểm trách nhiệm

dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của người bảo hiểm hàng không đối với hành khách; Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật; Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; Bảo hiểm cháy, nổ.

+ Bảo hiểm không bắt buộc: là những loại bảo hiểm khác, không thuộc bảo hiểm bắt buộc.

1.3.1.3 Đặc điểm của các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm

Các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm thường có những đặc điểm chủ yếu sau đây:

- Thứ nhất, doanh nghiệp bảo hiểm có hoạt động kinh doanh tài chính, chủ yếu thường xuyên và mang tính nghề nghiệp là kinh doanh bảo hiểm. Tính đặc thù của kinh doanh bảo hiểm được thể hiện:

+ Đây là dịch vụ tài chính đặc biệt, là hoạt động kinh doanh trên những rủi ro. Sản phẩm của bảo hiểm là sản phẩm vô hình, nó là sự đảm bảo về mặt tài chính trước rủi ro cho người được bảo hiểm kèm theo là dịch vụ có liên quan.

+ Chu kỳ kinh doanh bảo hiểm là chu kỳ đảo ngược, tức là sản phẩm được bán ra trước, doanh thu được thực hiện sau đó mới phát sinh chi phí.

- Thứ hai: doanh nghiệp bảo hiểm được tổ chức, thành lập và hoạt động theo các quy định của luật kinh doanh bảo hiểm và các quy định khác của pháp luật.

- Thứ ba: doanh nghiệp bảo hiểm chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ Tài Chính. Để quản lý hoạt động kinh doanh bảo hiểm hầu hết các quốc gia trên thế giới đều giao cho một cơ quan quản lý nhà nước nhất định. Đây là đặc điềm giúp phân biệt doanh nghiệp bảo hiểm với doanh nghiệp khác trong nền kinh tế.

1.3.2 Tác động của CMCN 4.0 đến ngành bảo hiểm

1.3.2.1 Vai trò của các công nghệ mới trong ngành bảo hiểm

Hiện nay, hàng loạt các công nghệ đột phá ra đời từ cuộc CMCN 4.0 đang tạo ra những chuyển đổi cơ bản trong ngành bảo hiểm. Điện toán đám mây, Internet vạn vật (IoT), phân tích nâng cao, viễn thông, hệ thống định vị toàn cầu (GPS), điện thoại di động, nền tảng kỹ thuật số, máy bay không người lái, blockchain, hợp đồng thông minh và trí thông minh nhân tạo (AI) giúp cung cấp những cách thức mới để đo lường, kiểm soát rủi ro, giao tiếp với khách hàng, giảm chi phí, và cải thiện hiệu quả hoạt động. Những công nghệ này đồng thời cũng cho phép tạo ra các sản phẩm tài chính, bảo hiểm, dịch vụ và mô hình kinh doanh mới. Cụ thể:

Công nghệ dữ liệu

Công nghệ dữ liệu làm biến đổi bản chất của rủi ro - yếu tố cốt lõi của mô hình kinh doanh ngành dựa trên những cách thức mới để tạo ra, nắm bắt và phân tích dữ liệu. Ngày nay, các công ty tài chính bảo hiểm có thể dễ dàng có được dữ liệu người tiêu dùng trong thời gian thực một cách tự động hoá và không xâm phạm, nhờ đó giúp họ tính toán và quản lý rủi ro tốt hơn.

Theo International Data Corporation, một công ty nghiên cứu thị trường công nghệ, cứ sau hai năm, vũ trụ kỹ thuật số lại tăng gấp đôi về quy mô. Sự tăng trưởng mạnh mẽ này là do nhiều yếu tố, đó là sự ra đời của các giải pháp mới và rẻ hơn để lưu trữ, quản lý và xử lý dữ liệu (tức là đám mây), sự gia tăng đáng kể năng lực tính toán, sự phổ biến của Internet và các thiết bị trực tuyến. Hiện nay, các công ty tài chính, bảo hiểm đang ngày càng tận dụng sự bùng nổ dữ liệu và các phân tích nâng cao để giúp tăng tính minh bạch rủi ro, giảm số lượng ẩn số trong các mô hình rủi ro, hạn chế tai nạn hàng ngày, giảm thiểu thiệt hại, giảm rủi ro bảo lãnh, cung cấp phí bảo hiểm cá nhân, và tạo ra sản phẩm và dịch vụ bảo hiểm mới.

Chẳng hạn, nhờ việc có được dữ liệu cá nhân của khách hàng trong thời gian thực thông qua các thiết bị IoT như thiết bị đeo sinh trắc học và xe hơi có cảm biến nhúng, các công ty bảo hiểm có thể đo lường rủi ro chính xác hơn. Dữ liệu cũng có thể được sử dụng để giúp họ quản lý rủi ro, giảm thiểu mối nguy hiểm và mất mát bằng cách cung cấp cho họ những thông tin quan trọng mà họ có thể dùng để cảnh báo hoặc nhắc nhở người mua bảo hiểm thông qua công nghệ di động, ví như việc tránh lái xe vào nơi đang có bão hoặc điều khiển đóng nguồn nước từ xa vì đường ống bị rò rỉ. Điều này dẫn đến việc ít có khiếu nại hơn, đồng thời cải thiện sự hài lòng của khách hàng. Ngoài ra, khi đánh giá rủi ro phụ thuộc vào dữ liệu hơn, các công ty bảo hiểm có thể định giá rủi ro ở cấp độ chi tiết hơn. Ví dụ, tính năng định vị trên điện thoại thông minh của khách hàng có thể thông báo cho công ty bảo hiểm biết rằng khách hàng của họ ở nước ngoài khi nào, lúc này bảo hiểm du lịch sẽ được kích hoạt và phí bảo hiểm xe hơi đồng thời được giảm trừ. Các công ty bảo hiểm cũng sẽ có thể chống lại gian lận hiệu quả hơn khi việc xác minh trở nên đơn giản hơn.

Internet kết nối vạn vật, cảm biến nâng cao và nguồn dữ liệu mới

IoT là một mạng lưới gồm các nút (nodes) hoặc thiết bị có chức năng thu thập, giám sát và chia sẻ dữ liệu thông qua Internet. Các thiết bị thông minh được kết nối này có thể bao gồm mọi thứ từ ô tô, hệ thống an ninh gia đình, các thiết bị theo dõi sức khỏe đeo tay, thiết bị nhà bếp và cơ sở hạ tầng năng lượng và giao thông. IoT đang đặt nền tảng cho sự chuyển mình của ngành tài chính-bảo hiểm bằng cách cho phép các công ty bảo hiểm mô hình hóa các chính sách rủi ro và bảo lãnh hiệu quả hơn. Trong thời gian tới, khi chi phí của cảm biến, vi mạch và điện toán đám mây giảm, cùng với sự gia tăng của kết nối trực tuyến toàn cầu và tốc độ xử lý máy tính, số lượng thiết bị IoT được dự báo sẽ tăng lên gấp bội. Xu hướng này sẽ có tác động sâu rộng đến các lĩnh vực bảo hiểm nhà ở, y tế và xe hơi.

Nhà thông minh và bảo hiểm tài sản

Hệ thống giám sát nhà thông minh sẽ cung cấp cho chủ nhà và các công ty bảo hiểm các dữ liệu về ngôi nhà, qua đó cho phép kiểm soát rủi ro tốt hơn. Điều này sẽ giúp giảm phí bảo hiểm do khiếu nại và tổn thất được giảm thiểu.

Ví dụ, Ring, một công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Los Angeles, xây dựng chuông cửa video HD giúp ngăn chặn các cuộc đột nhập. Chuông cửa được kết nối Internet cho phép người dùng nhìn và nói chuyện với khách tại cửa bằng điện thoại di động của họ từ bất cứ đâu trên thế giới. Những chuông cửa thông minh này cũng có tính năng nhìn trong bóng tối, phát hiện chuyển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4 0 đến tập đoàn bảo việt (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)